Thực trạng hút thuốc lá điện tử hiện nay

Thuốc lá điện tử được ví như "cạm bẫy hương vị" khi đánh trúng tâm lý thích thể hiện cái tôi của tuổi mới lớn. Sự mới lạ với những dụng cụ bắt mắt đã nhanh chóng được học sinh [HS] đón nhận và khám phá mà không tính đến những tác hại.

Thuốc lá điện tử thế hệ mới có mẫu mã đa dạng, cuốn hút giới trẻ. Những loại này thiết kế theo hình thức có bộ phận sạc pin và bộ phận chứa chất lỏng, dung dịch làm nguyên liệu đốt có thể thay thế tùy thích. Đây chính là nguyên nhân khiến một số thành phần biến tướng, trộn ma túy vào sử dụng. Bản thân dung dịch hút của thuốc lá điện tử đã chứa nicotin và nhiều chất gây hại cho cơ thể. Khi phối trộn thêm các loại chất lạ, chất kích thích, ma túy, thì tổng các thành phần gây hậu quả không thể lường trước được và có thể mang lại những hệ lụy.

Hiện nay sử dụng thuốc lá điện tử gia tăng nhanh ở thanh thiếu niên cả ở VN và trên thế giới. Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và chính sách y tế, Bộ Y tế, năm 2020 có 8,35% HS lớp 8 - 12 hút thuốc lá điện tử, tăng 40 lần so với năm 2005.

Chỉ với 120.000 - 150.000 đồng, HS dễ dàng sở hữu một “phiên bản” thuốc lá điện tử với đủ hình dạng có thể mang vào lớp, bỏ ngay trên bàn học mà không bị phát hiện. Tác hại của thuốc lá điện tử đã được cảnh báo rất nhiều và hầu hết sản phẩm này trên thị trường được khảo sát là không rõ nguồn gốc xuất xứ và không được phân phối qua các kênh chính thống.

Tờ The Hindu Business Line [Ấn Độ] dẫn một nghiên cứu mới cho hay việc hút thuốc lá điện tử thường xuyên có thể khiến tế bào gốc của não bị hủy hoại, sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tái tạo tế bào cho cơ thể, từ đó đẩy nhanh quá trình lão hóa, suy thoái hệ thần kinh và kéo theo nguy cơ suy giảm trí nhớ, khả năng nhận thức và học tập...

HS sử dụng thuốc lá điện tử thường có biểu hiện giảm chú ý và tập trung, khả năng đưa ra quyết định kém, thay đổi tính cách và có nhiều hành động thất thường, suy giảm nghiêm trọng khả năng học tập.

Sử dụng thuốc lá điện tử còn là nguy cơ khiến HS gia nhập các băng nhóm thanh thiếu niên, gia tăng tình trạng cô lập và bắt nạt học đường, gây nhiều bất ổn trong trường học.

Dù nội dung tuyên truyền về phòng chống tác hại của thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử nói riêng đã được đưa vào chương trình giáo dục bậc THCS, THPT dưới nhiều hình thức đa dạng, tuy nhiên do tâm lý tuổi muốn tìm hiểu, khám phá điều mới, không ít HS vẫn muốn "trải nghiệm" dù biết tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử. Vì lẽ đó, các bậc phụ huynh nếu thấy những lọ tinh dầu, mùi thơm khác lạ trong phòng của các con hoặc trên quần áo, sách vở thì cần có biện pháp kiểm tra, phát hiện và kịp thời nhắc nhở. Gia đình cần phải thường xuyên quan tâm, chăm sóc, trò chuyện, tiếp cận sinh hoạt hằng ngày của con, đặc biệt là mối quan hệ của con mình với bạn bè. Khuyến khích con có lối sống lành mạnh, tham gia các hoạt động ngoại khóa… Đồng thời, các bậc phụ huynh phải có trách nhiệm và biện pháp ngăn chặn, hướng cho con mình sử dụng đồng tiền có hiệu quả.

Tin liên quan

  • 09:05 | Thứ Sáu, 24/07/2020

Năm 2015 có 0,2% người tại Việt Nam hút thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Nhưng đến năm 2019, có đến 2,6% học sinh trong độ tuổi từ 13-17 hút thuốc lá điện tử.

Ảnh minh họa. [Nguồn: AFP/TTXVN]

"Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] năm 2019, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở nhóm học sinh tuổi từ 13-17 tại Việt Nam là 2,6%. Thực trạng hút thuốc lá điện tử ở thanh thiếu niên Việt Nam đang tăng cao, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ tạo ra dịch bệnh kép khi gia tăng lượng người hút thuốc mới trong khi người hút thuốc lá truyền thống vẫn không giảm."

Đây là vấn đề được đưa ra tại hội thảo "Cung cấp thông tin về thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng" do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 23-7.

Phó Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá [Bộ Y tế] Phan Thị Hải cho biết, trong những năm qua Việt Nam có nhiều nỗ lực nhằm giảm tỷ lệ người hút thuốc lá truyền thống, tuy nhiên, mỗi năm chỉ giảm được từ 1-2%.

Trong khi đó, xu hướng sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng lại đang ngày càng gia tăng.

Thống kê điều tra của Tổ chức Y thế giới cho thấy năm 2015 có 0,2% người tại Việt Nam hút thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Còn kết quả điều tra sức khỏe học đường năm 2019 cho thấy, có đến 2,6% học sinh trong độ tuổi từ 13-17 hút thuốc lá điện tử.

Lý giải nguyên nhân của sự gia tăng này, bà Hải cho rằng ngành công nghiệp thuốc lá đang có xu hướng "tấn công" giới trẻ bằng những sản phẩm có thiết kế bắt mắt, nhỏ gọn, nhiều hương vị, giá rẻ…

Thực tế, Bộ Y tế đã đề xuất cấm sử dụng dưới mọi hình thức mua bán, sản xuất, nhập khẩu đối với các sản phẩm mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng song vẫn chưa thể làm giảm tỷ lệ người hút thuốc lá điện tử.

Các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới nhắm đến người chưa hút thuốc, kể cả người đang hút thuốc lá thông thường cũng có xu hướng sử dụng song song thuốc lá điện tử.

Bà Hải bày tỏ lo ngại, nếu không ngăn chặn kịp thời thuốc lá điện tử thì trong tương lai con người sẽ phải đối mặt với hai tác hại từ cả thuốc lá điện tử lẫn thuốc lá truyền thống, thậm chí là các sản phẩm thuốc lá chứa ma túy trá hình.

Cảnh báo về tác hại của các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, thạc sỹ Nguyễn Tuấn Lâm, nhân viên Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, cho rằng hầu hết các sản phẩm này đều chứa nhiều chất độc hại như nicotine, kim loại, formaldehyde… Với thuốc lá điện tử, người hút dễ bị gây nghiện và tăng nguy cơ bắt đầu sử dụng thuốc lá thông thường.

Nghiên cứu cho thấy những người trẻ tuổi đã thử sử dụng thuốc lá điện tử có nguy cơ bắt đầu sử dụng thuốc lá thông thường cao hơn 3,5 lần so với nhóm người không dùng thuốc lá điện tử.

Trong thuốc lá điện tử có 15.000 loại hương vị, nảy sinh nguy cơ trộn hương vị và cả chất ma túy; người hút dễ phơi nhiễm các chất độc gây bệnh ung thư, tim mạch, hô hấp, ảnh hưởng đến phát triển trí não.

Các chất độc được thấy trong dung dịch thuốc lá điện tử và trong khói. Vì vậy, thuốc lá điện tử có hại cho cả người dùng và người xung quanh. Ngoài ra còn có nguy cơ chấn thương nghiêm trọng do cháy nổ pin…

Với thuốc lá nung nóng, các bằng chứng chỉ rõ, thuốc nung nóng cũng chứa nhiều chất độc hại giống như khói thuốc. Khói thuốc nung chứa nicotine.

Đây là chất gây nghiện cực mạnh và có nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ em, người vị thành niên và phụ nữ có thai.

Dù các sản phẩm thuốc nung được nung ở nhiệt độ thấp hơn, nhưng vẫn tạo ra những hóa chất tương tự như trong khói thuốc lá.

Các hóa chất có trong thuốc lá nung bao gồm: acrolein, chemicals, acetaldehyde, carbon monoxide, nicotine... Một số hóa chất này được xếp vào nhóm gây ung thư.

Nhất trí quan điểm này, Thạc sỹ Đoàn Thu Huyền, Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam của Tổ chức Chiến dịch vì Trẻ em không thuốc lá Hoa Kỳ, nhận định, thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng có ảnh hưởng xấu tới thanh thiếu niên và cả những người hút thuốc lá. Đặc biệt, nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến giới trẻ, nguy cơ sử dụng ma túy và các chất kích thích khác đồng thời với thuốc lá điện tử nghiêm trọng hơn rất nhiều so với thuốc lá điếu thông thường.

Do đó, theo Thạc sỹ Đoàn Thu Huyền, cần có quy định cấm mọi loại thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Hiện chưa có thị trường thuốc lá điện tử tại Việt Nam, chủ yếu là sản phẩm trôi nổi qua xách tay và qua mạng Internet. Do đó, sẽ rất khả thi khi ban hành quy định cấm trước khi các sản phẩm này được sử dụng rộng rãi trên thị trường.

Thạc sỹ Lê Thị Thu, Quản lý Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá và bệnh không lây nhiễm của Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam, cho biết ngành công nghiệp thuốc lá nhắm đến giới trẻ nhằm tìm kiếm những người hút thuốc thay thế và để duy trì sản lượng thuốc lá, tăng trưởng lợi nhuận khi chính phủ các nước thực hiện các giải pháp phòng chống tác hại thuốc lá. Đó là lý do vì sao ngành công nghiệp thuốc lá đã sử dụng các cách thức quảng cáo, tiếp cận nhắm vào giới trẻ.

Bà Lê Thị Thu khuyến nghị Việt Nam cần có khung pháp lý nhằm kiểm soát các sản phẩm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Cơ quan chức năng cần nỗ lực kiểm tra, ngăn chặn các hoạt động thí điểm sản xuất, nhập khẩu, quảng cáo, buôn bán thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng khi các sản phẩm này chưa được phép lưu hành trên thị trường./.

Theo Đinh Hằng-Thu Hương [TTXVN/Vietnam+]

Phòng tránh tác hại của thuốc lá điện tử trong học đường

[ĐCSVN] – Thuốc lá điện tử hay thuốc lá thế hệ mới đang ngày càng “xâm nhập” vào các trường học, gây ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của học sinh. Do đó, để phòng, chống tác hại của thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá điện tử đối với học sinh, cần phát huy vai trò, trách nhiệm của của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường trong việc nắm bắt tâm lý, kịp thời phát hiện, hỗ trợ, ngăn chặn hành vi hút thuốc lá điện tử của học sinh.

Nghiên cứu cho thấy thuốc lá điện tử có nhiều thành phần độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe.
[Ảnh: medlatec.vn]

Khoảng 10 năm trở lại đây, để thu hút người dùng, ngành công nghiệp thuốc lá đã nghiên cứu và dần chuyển đổi từ sản xuất thuốc lá truyền thống sang sản xuất thuốc lá điện tử, shisha, thuốc lá nung nóng… với tên gọi chung là thuốc lá thế hệ mới.

Rất nhiều quảng cáo được đưa ra gây hiểu lầm rằng thuốc lá thế hệ mới, cụ thể là thuốc lá điện tử ít độc hại hơn so với thuốc lá truyền thống, thậm chí có thể được sử dụng như một phương pháp giúp cai nghiện thuốc lá truyền thống. Tuy nhiên, trên thực tế, nó không những có tác hại như thuốc lá truyền thống mà còn có nguy cơ gây tác động xấu tới xã hội, môi trường như có thể gây cháy nổ, tai nạn cho người sử dụng do dụng cụ hút không bảo đảm an toàn, hoặc ngộ độc do sử dụng nguyên liệu kém chất lượng.

Cấu tạo của thuốc lá điện tử gồm pin lithium, công tắc kích hoạt làm nóng tinh dầu, bộ vi xử lý, bình chứa tinh dầu, bộ phận đốt tinh dầu và cuối cùng là tẩu thuốc. Tuy nhiên, đó chỉ là thiết kế phần cứng. Phần quan trọng nhất của mỗi điếu thuốc lá điện tử là tinh dầu chứa các chất nicotine, propylene glycol, glycerine, các hương liệu vị bạc hà, anh đào, sôcôla, cà phê… Những chất này gây ra những hệ lụy khôn lường cho sức khỏe người dùng. Các chất formaldehyde, benzene, nitrosamines hay acetaldehyde… đều là những chất gây ung thư trực tiếp khi xâm nhập cơ thể người.

Cũng như thuốc lá truyền thống, thuốc lá điện tử đưa một lượng nicotine [được hấp thu qua phổi vào máu] vào cơ thể. Ngoài việc là một loại thuốc gây nghiện cao, nicotine trở nên rất độc hại khi sử dụng với nồng độ cao. Trên thế giới đã có trường hợp tử vong khi chất lỏng nicotine trong thuốc lá điện tử hấp thu qua da. Nicotine ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh, làm tăng huyết áp và nhịp tim. Lượng nicotine càng lớn thì huyết áp và nhịp tim càng cao. Điều này có thể gây loạn nhịp tim. Trong một số trường hợp hiếm gặp, đặc biệt là khi dùng liều lượng lớn nicotine, loạn nhịp tim có thể gây suy tim và tử vong.

Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong giới trẻ đang gia tăng nhanh chóng. Năm 2015 tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử mới chỉ là 0,2% thì đến năm 2019, Điều tra sức khoẻ học sinh toàn cầu của WHO tại 21 tỉnh, thành phố của Việt Nam cho thấy có đến 2,6% học sinh trong độ tuổi từ 13-17 hút thuốc lá điện tử, tỷ lệ này ở học sinh thành thị là 3,4%. Vì suy nghĩ thiên lệch các bạn trẻ cho rằng hút thuốc là cách thức khẳng định sự chín chắn, trưởng thành và thể hiện được cá tính của bản thân, nhưng cũng có bạn vì đua đòi và học theo bạn bè, vì tò mò và cũng có bạn tìm đến thuốc lá như một biện pháp giải bớt căng thẳng, hút dần thành quen và dẫn đến nghiện.

Trước thực trạng thuốc lá điện tử đang xâm nhập vào các trường học trên cả nước, ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của học sinh, đồng thời, gây ra các hậu quả trước mắt và lâu dài về sức khỏe, kinh tế - xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] đã phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo các Sở GD&ĐT, các đơn vị giáo dục tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa sử dụng các sản phẩm thuốc lá, bao gồm thuốc lá thế hệ mới, xây dựng môi trường không khói thuốc tại các cơ sở giáo dục; tăng cường tuyên truyền, phổ biến tác hại của việc sử dụng thuốc lá tới học sinh các cấp; tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán, sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha tại các cơ sở giáo dục.

Để phòng, chống tác hại của thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá điện tử đối với học sinh, cần phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ tư vấn tâm lý học đường, phát huy tinh thần, trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc nắm bắt tâm lý, kịp thời phát hiện, hỗ trợ, ngăn chặn hành vi hút thuốc lá điện tử của học sinh, đồng thời phối hợp giáo dục, định hướng các em nhận thức được tác hại đối với sức khỏe và tương lai, từ đó các em thay đổi hành vi theo những chuẩn mực tốt đẹp.

Ngoài ra, để tiếp tục đẩy lùi tình trạng hút thuốc lá trong lứa tuổi học đường, các trường học cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức về Luật và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực thi Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá. Thực hiện nghiêm Điều 11, Luật phòng chống tác hại của thuốc lá, triển khai thực hiện môi trường không khói thuốc và có chế tài xử lý các trường hợp vi phạm quy định./.

Mai Khanh

TIN LIÊN QUAN

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN - Hoa Kỳ
  • Bình Dương chuyển công an điều tra "vụ thuốc điều trị COVID-19 giả dán nhãn Việt Nam"
  • Gần 2.000 “người sắt” thi đấu tại VNG IRONMAN 70.3 Việt Nam
  • Tích cực giới thiệu Việt Nam đến với cộng đồng quốc tế ngữ thế giới
  • Khai mạc Cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới 2022
  • Gần 300 thí sinh dự chung kết Hội thi Tin học trẻ thành phố Hà Nội
  • Vinh danh 18 thí sinh đoạt giải Trạng nguyên nhỏ tuổi

Video liên quan

Chủ Đề