Thuốc kanochi berlin đức là thuốc gì

Felus Berlin - Đức với thành phần chính là sắt III, chất xơ FOS cùng các vitamin giúp bổ sung sắt và acid folic cho những người thiếu máu do thiếu sắt. Sản phẩm phù hợp với phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, nữ giới rong kinh, người có chế độ ăn thiếu sắt. 

NGUỒN GỐC XUẤT XỨ

  • Nhóm sản phẩm: Bổ máu
  • Xuất xứ: Việt Nam.
  • Nhà sản xuất: Công Ty CP Dược Phẩm Santex.
  • Thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng và phân phối sản phẩm: Công Ty TNHH Dược Phẩm Berlin - Đức.
  • Dạng bào chế: Siro.
  • Quy cách đóng gói: Hộp 4 vỉ x 5 ống x 10ml.

Thuốc kanochi berlin đức là thuốc gì

THÀNH PHẦN FELUS

Trong 100ml Felus Berlin Đức có chứa:

  • Sắt III hydroxyde Polymaltose ..................... 600mg
    (Tương đương hàm lượng sắt: 180mg)
  • FOS (Fructose Oligosaccharide) ................. 500mg
  • Vitamin B9 ................................................... 2mg
  • Vitamin B12 ................................................. 10mcg
  • Phụ liệu vừa đủ 100ml

CÔNG DỤNG CỦA FELUS BERLIN - ĐỨC

Bố sung sắt, acid folic, vitamin B12 cho quá trình tạo máu

Thuốc kanochi berlin đức là thuốc gì

Ở những trẻ đang tuổi dậy thì, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, phụ nữ đnag trong thời kì kinh nguyệt cần bổ sung lượng sắt, acid folic nhiều hơn, đặc biệt đối với bà bầu cần khoảng 30mg sắt mối ngày để mẹ và thai nhi phát triển khỏe mạnh, tránh dị tật. Đối với người già, người ăn kiêng, người có chế độ ăn uống thiếu sắt cũng sẽ dẫn đến thiếu máu, tức ngực và hệ miễn dịch suy giảm. Để khắc phục tình trạng này ngoài chế độ ăn uống hợp lí, người bệnh nên bổ sung thêm viên uống Felus Berlin - Đức giúp tăng khả năng tạo máu nhằm ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Xem thêm: Ferricure 100mg/5ml - Sắt nguyên tố điều trị thiếu máu do thiếu sắt

Hạn chế biểu hiện va giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt

Sắt đóng vai trò quan trọng cho cơ thể, khi thiếu sắt, hồng cầu sẽ giảm, cơ bắp sẽ không có đủ oxy cho những hoạt động bình thường, nhịp thở sẽ tăng lên để đón nhận nhiều oxy hơn, vậy nên thiếu sắt sẽ có biểu hiện hơi thở gấp, đau ngực, khó thở, người mệt mỏi, da xanh, nhợt nhạt, chóng mặt, nhức đầu. Sử dụng viên uống Felus Berlin - Đức với thành phần sắt III dễ hấp thu, không sợ táo bón, giúp cơ thể nhanh phục hồi sức khỏe do thiếu máu.

Xem thêm: Sắt Cvin Plus giúp phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

Thuốc kanochi berlin đức là thuốc gì

Người có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt trong các trường hợp:

  • Phụ nữ mang thai, chuẩn bị mang thai, sau sinh, đang cho con bú, thiếu nữ tuổi dậy thì, nữ giới rong kinh, trẻ đang lớn.
  • Người có chế độ ăn uống thiếu sắt, người bị mất máu sau phẩu thuật, người có biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao.

CÁCH DÙNG - LIỀU DÙNG

  • Trẻ từ 6 tháng - 14 tuổi: 10ml/ngày.
  • Trẻ từ 14 tuổi trở lên, người lớn, phụ nữ mang thai, cho con bú: 10ml/lần x 2 lần/ngày.

Lưu ý:

  • Thực phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Không dùng cho người mẫn cảm với các thành phần của Felus Berlin - Đức.
  • Để xa tầm tay trẻ em.
  • Bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng.

MUA FELUS BERLIN - ĐỨC Ở ĐÂU? GIÁ BAO NHIÊU?

Để mua Felus Berlin - Đức chính hãng quý khách để lại thông tin dưới bài viết này hoặc liên hệ tới số hotline của website Nhà Thuốc Thanh Bình để được các dược sĩ tư vấn và giải đáp các thắc mắc khi mua hàng và sử dụng sản phẩm. Nhà Thuốc Thanh Bình cam kết cung cấp hàng chính hãng, nói không với hàng giả, hàng xách tay không rõ nguồn gốc. Giá Felus Berlin - Đức đang được niêm yết trên website là giá tốt nhất thị trường hiện nay.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho bạn đọc về sản phẩm, không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế. Bệnh nhân không tự ý sử dụng sản phẩm nếu chưa có chỉ định của y bác sĩ. Nhà Thuốc Thanh Bình xin chân thành cảm ơn!

  • Nguyễn Hải Nghĩa
  • Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Berlin

1 tháng 6 2020

Thuốc kanochi berlin đức là thuốc gì

Nguồn hình ảnh, Getty Images

"Nhiều lắm, hàng trăm người Việt dính Covid rồi. Sợ quá!"

"Tụ họp đánh bạc, liên hoan sinh nhật hàng trăm người, làm gì chả chết."

"Cứ lây lan tốc độ này chả mấy chốc thì chết hết."

"Nghe nói nhà N., nhà K. cả nhà H. dính rồi đấy. Nhà T. cũng bị. Ông M. vừa kể mình thế mà."

"Chả dám đi chợ người Việt nữa"...

Những mẩu đối thoại như vậy đang sôi nổi ở Berlin mấy ngày qua. Không khí cộng đồng người Việt ở Đông Berlin đang nóng nhanh gấp nhiều lần so với thời tiết vẫn đang đủng đỉnh mãi chưa chịu ấm hẳn ở Đức.

Nỗi sợ

Người Việt Berlin khuyên nhau "Có bệnh thì cứ công khai cho mọi người biết để thông cảm giúp đỡ chứ ai lại cứ giấu bệnh đi như thế?"

Trời, bài học các "phạm nhân Covid" mang số 17, 19, 21... vài tháng trước với đầy đủ mặt mũi, địa chỉ đăng đầy trên báo Việt trong nước, họ bị ném đá tơi bời, bao người còn nhớ như in.

Công khai danh tính, bị người người lánh xa, tẩy chay hàng hóa, dịch vụ của mình, trung tâm mua bán của mình thì sẽ sống làm sao?

"Mọi người không nên kỳ thị những người bị nhiễm Covid-19, họ đáng thương hơn đáng giận", bà con ở Berlin lại khuyên nhau.

Đó là lời khuyên rất có tình, nhưng rất tiếc chưa được trải qua thử thách thực tế xem có dễ dàng áp dụng hay không?

Hỏi các nhà báo cả Tây và Ta, có ai biết con số chính xác bao nhiêu người Việt ở Berlin bị dính Covid -19 không?

Tất cả đều lắc đầu, làm sao mà biết được? Luật "Datenschutz"/"Bảo vệ dữ kiện cá nhân" chắc gì có cơ quan nào người ta dại dột cung cấp cho số liệu đó, biết đâu lại làm mồi ngon cho đám cực hữu chống người nước ngoài có lý do để bài xích người Việt?

"Đã có ai là người Việt bị chết chưa?"

"Chưa! Chỉ thấy nói về một trường hợp ở tít bên Tây Đức thôi, bởi có bệnh nền nặng thật".

Mấy cuối tuần vừa qua có nhiều cuộc biểu tình rầm rộ ở Đức, nhiều nhất ở Berlin đòi xóa bỏ các giới hạn phong tỏa. Khỏi lo đi, các sinh hoạt chính trị ở Đức có thấy bóng người Việt nào tham gia bao giờ đâu mà sợ lây nhiễm ở đó.

Đi dạo, đạp xe, thể thao trong công viên, trong rừng.v.v... nói thật, vốn dĩ không phải là thói quen phổ biến của người Việt ta.

Có chăng chỉ một vài nhóm các bà, các chị túm năm, tụm ba rủ nhau ra công viên tranh thủ biểu diễn thời trang áo dài sặc sỡ, được người bản xứ rất để ý dõi theo mà thôi.

Một hai tuần nay người ta bắt gặp trên đường phố Berlin càng ngày càng nhiều hơn cảnh người Đức, đặc biệt người Thổ, người Ý gặp nhau tay bắt, mặt mừng, họ thậm chí ôm hôn nhau thắm thiết.

Người Việt ta gặp nhau có mấy khi thế, thường chỉ nhìn nhau bẽn lẽn, nên Covid-19 đâu có mấy cơ hội.

Chụp lại video,

Người Việt và cuộc sống phong toả ở Berlin

Nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng

Nhưng ngược lại phải công nhận rằng "tình làng, nghĩa xóm", thói quen "tắt lửa tối đèn có nhau" của người Việt lại chính là liên lạc viên dẫn đường cho virus corona tới với dân ta rất tốt.

"Chiến dịch may khẩu trang" gặp nhau bàn soạn nhiều, vài ba gia đình gặp gỡ "cho trẻ nó chơi với nhau", tới nhà nhau thắp hương chia buồn gia đình có hậu sự, đặc biệt tặng quà cáp, mua bán giúp nhau thứ nọ thứ kia, cho nhau đồ ăn thức uống mà không hề nghĩ rằng các đồ vật bị sờ, nắm chung nhau là những ngả lây lan rất tiện lợi.

Còn tin đồn rằng có cả "ổ bạc người Việt" bị cảnh sát Đức bắt quả tang, có tới mấy chục người xúm xít tham gia, số tiền phạt nghe nói tới cả chục nghìn. Song điểm qua các đầu báo chí Đức trong cả nước và riêng Berlin tuần qua chẳng hề thấy có mẩu tin nào nói về vụ này cả.

Vậy từ đâu ra con số hàng trăm người Việt đột nhiên bị dính nhiễm Covid-19 ở Berlin?

Các con số thống kê của cơ quan y tế Berlin họp báo hàng ngày công bố cho thấy, số lây nhiễm ở Berlin trong tuần lễ 25-31/05/2020 tăng chậm, không có đột biến lớn. Từ 6641 người hôm 24/05 lên 6799 người vào 31/05, tức tăng khoảng 158 người (trong khi dân số cả Berlin vào khoảng hơn ba triệu rưỡi).

Nguồn hình ảnh, Other

Chụp lại hình ảnh,

'Chợ Đồng Xuân' Berlin là nơi tập trung buôn bán của nhiều người Việt ở thủ đô nước Đức

Quận Lichtenberg ở phía Đông Berlin được mệnh danh là "thủ phủ", "Hà Nội thu nhỏ" của người Việt Nam ở Đức, nơi có rất nhiều người Việt làm ăn, sinh sống ở đây, từ đầu mùa đại dịch lại luôn là nơi có số người dương tính thuộc loại thấp nhất Berlin.

Trong tuần lễ vừa rồi có ngày tăng cao nhất là chín người, còn lại thường chỉ một, hai người, thậm chí có ngày không hoàn toàn. Không lẽ chín trường hợp kia hoàn toàn là người Việt Nam? Con số chín sao có thể so với con số "hàng trăm"?

Từ đâu ra những tin đồn "rất nhiều người Việt ở Berlin dính Covid-19" vậy?

Các doanh nhân thuộc các trung tâm mua bán lớn ở Berlin tìm mọi cách bào chữa cho mình rằng nếu có dịch bùng phát thì phải là từ trung tâm khác chứ không phải từ trung tâm của mình.

Ai cũng lo không bán được hàng, bị đóng cửa tiệm. Họ đùn đẩy "trách nhiệm gây bùng phát dịch" cho nhau cứ như hai quốc gia lớn Mỹ - Trung thời gian vừa qua vậy.

Một số "nhà báo cộng đồng" người Việt ở Berlin sốt sắng đưa ra các tin tức, cảnh báo nóng hổi về dịch bệnh bùng phát kèm các lời khuyên giải mà chẳng ai có cách nào kiểm chứng được.

Người Việt ở Berlin hoang mang, không ít người đổ xô tới một số phòng mạch xin được xét nghiệm. Họ tới đông quá khiến các nhân viên y tế ở đây tá hỏa.

Mặc dù hai ngày 31/05 và 01/06 là ngày lễ, Hội Người Việt Nam ở Berlin kết hợp với một số tổ chức và cá nhân khác đã phải lo tổ chức hẳn hai buổi xét nghiệm riêng cho người Việt Nam tại một địa điểm gần chợ Đồng Xuân, dự kiến sẽ có khá đông người đến thử.

Ai sống hợp pháp, có bảo hiểm thì được xét nghiệm miễn phí, không giấy tờ tùy thân thì phải trả tiền mặt tại chỗ 96 euro.

Vì sao với đại dịch Covid-19 này, cộng đồng người Việt ở Berlin lại tỏ ra có sự khác biệt so với con số hơn 3,5 triệu cư dân còn lại của thủ đô Berlin như thế, với những nỗi lo sợ riêng, cách thức đối phó với dịch riêng?

Có lẽ cũng phải nói rằng với mức độ lây nhiễm Covid-19 ở châu Âu như vừa qua (trong khi Đức là quốc gia được đánh giá khá thành công trong công tác chống dịch) thì việc nếu có người Việt bị lây nhiễm cũng là điều tất yếu, hoàn toàn bình thường, không thể là ngoại lệ.

Quá trình phòng ngừa lây lan, phát hiện và chữa trị cho bệnh nhân người Việt cũng được hoàn toàn chú trọng như mọi sắc dân khác ở đây. Giả sử có xuất hiện "ổ dịch" bất thường trong cộng đồng người Việt, chắc chắn ngành y tế Đức cũng sẽ đặc biệt quan tâm tới với mức độ không khác gì đối với những nơi khác.

Thận trọng giữa người Việt với nhau không nên có nghĩa là mất cảnh giác với khả năng lây nhiễm từ những người thuộc các sắc dân khác.

"Virus corona như con ma ấy," một chị bán hàng lớn tuổi nói. Chẳng nhìn thấy nó và cứ bị nó lởn vởn ám ảnh quanh mình suốt ngày, nhập vào mình lúc nào không hay.

Nhưng có nên sợ Covid-19 như sợ con ma?

Mọi biện pháp chống dịch được qui định rộng rãi, thống nhất rất chặt chẽ, rõ ràng cho tất cả mọi người dân. Tin tức về diễn biến dịch bệnh được truyền đi từng giờ, từng ngày trên rất nhiều phương tiện truyền thông có uy tín của Đức. Vấn đề còn lại chỉ là bà con ta có chịu khó cập nhật thông tin hay không thôi.

Không nghe những lời đồn đoán, đừng dễ tin vào các thông tin "ma" để rồi chỉ lại vô tình thổi phồng sự sợ hãi con virus corona như sợ con ma mà thôi.

Bài thể hiện quan điểm riêng của Nguyễn Hải Nghĩa, hiện sinh sống tại Berlin, CHLB Đức.