Tiêm chủng đầy đủ là gì

Vắc-xin giúp trẻ sống và khỏe mạnh bằng cách bảo vệ trẻ chống lại bệnh tật. Ở Việt Nam, tiêm chủng đã cứu hàng triệu mạng sống và bảo vệ vô số trẻ em khỏi bệnh tật và khuyết tật. Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia [EPI], với sự hỗ trợ của UNICEF, đã thanh toan thành công bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván trẻ sơ sinh và kiểm soát bệnh sởi. Trong 25 năm qua, vắc-xin đã bảo vệ được 6.7 triệu trẻ em Việt Nam và ngăn chặn 42.000 ca tử vong do các bệnh chết người ở trẻ em như bệnh bạch hầu, ho gà, bại liệt và uốn ván.

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu như vậy, Chương trình tiêm chủng mở rộng ngày nay phải đối mặt với những thách thức mới nổi để có thể duy trì được những thành tựu mà khó khăn lắm mới đạt được này và tiếp cận được tới những cộng đồng có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Độ bao phủ ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và dân tộc thiểu số còn thấp. Cũng có những lo ngại về 'phản đối chủng ngừa’ – do một số bậc cha mẹ không tin tưởng vào tác dụng của chủng ngừa, và sự mất niềm tin đó càng gia tăng bởi thông tin bị thêu dệt và sai lệch. Sự xói mòn niềm tin trong công chúng thường xảy ra sau những 'biến cố bất lợi sau khi chủng ngừa' hiếm xảy ra, với những câu chuyện tiêu cực trên truyền thông gắn những trường hợp tử vong trẻ em với tiêm chủng mà không có thông tin đầy đủ.

UNICEF Viet Nam

UNICEF, với tư cách là đối tác tin cậy và cam kết, đang tiếp tục hỗ trợ các ngành y tế và nhân viên y tế địa phương để đảm bảo tất cả trẻ em ở Việt Nam đều được hưởng lợi từ những loại vắc-xin giúp cứu mạng sống của trẻ. Để đạt được điều này, chúng tôi đang nỗ lực xây dựng và duy trì một hệ thống dây chuyền cung cấp dịch vụ tiêm chủng quốc gia mạnh mẽ để đảm bảo chất lượng và nguồn cung vắc-xin thông qua đánh giá và quản lý hiệu quả.

Chúng tôi cũng phối hợp chặt chẽ với các đối tác để trang bị cho cha mẹ và cộng đồng những kiến thức cần có để bảo vệ con cái của mình, đào tạo cho nhân viên y tế tuyến cơ sở về họ có thể thông tin đầy đủ cho gia đình về lợi ích của tiêm chủng. Việc tiếp cận này là cực kỳ quan trọng để xây dựng và duy trì niềm tin của công chúng chống lại việc ‘phản đối chủng ngừa’, đặc biệt là trong các trường hợp 'biến cố bất lợi sau tiêm chủng' và truyền thông đưa tin sai lệch.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Để giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, các bệnh lây nhiễm cao cho trẻ em và cộng đồng, Bộ y tế khuyến cáo trẻ em cần được tiêm phòng đầy đủ. Từ khi có vắc-xin, tỷ lệ tử vong do các bệnh có vắc-xin phòng bệnh như bại liệt, sởi, rubella, bệnh đậu mùa, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà... đều giảm đáng kể. Tiêm chủng đúng lịch và đầy đủ sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm ở trẻ.

Tiêm 1 liều cho trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên.

  • Trẻ được khuyến cáo tiêm vắc-xin phòng viêm gan B ngay trong vòng 24 giờ sau sinh, sau đó vắc-xin phòng viêm gan B được khuyến cáo nhắc lại trong vắc-xin phối hợp [vắc-xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1] :
  • Liều 2: 2 tháng tuổi .
  • Liều 3: 3 tháng tuổi
  • Liều 4: 4 tháng tuổi
  • Tiêm nhắc lại liều 5 vào lúc 18 tháng [trong vắc-xin 6 trong 1].
  • Đối với người lớn, trẻ lớn, vắc-xin phòng viêm gan B có thể tiêm theo phác đồ 3 liều: 0-1-6 [0 là liều đầu tiên, liều 2 cách liều đầu tiên 1 tháng và liều 3 cách liều 2 là 5 tháng] hoặc phác đồ 4 liều 0-1-2-12 [3 liều liên tiếp cách nhau 1 tháng và liều nhắc lại thứ 4 cách liều 3 là 12 tháng].

  • Liều 1 : 2 tháng tuổi [có thể tiêm kết hợp trong vắc-xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1].
  • Liều 2: 3 tháng tuổi
  • Liều 3: 4 tháng tuổi
  • Tiêm nhắc lại liều 4 cách liều 3: 1 năm, khoảng 18 tháng đến trước 24 tháng tuổi [thường chọn 18 tháng tuổi].
  • Tiêm nhắc lại liều 5: 4-6 tuổi [có thể tiêm nhắc lại cùng vắc-xin phòng bại liệt: vắc-xin 4 trong 1]
  • Tiêm nhắc lại liều 6: 10-13 tuổi hoặc khi trưởng thành, trước khi mang thai [vắc-xin 3 trong 1].
  • Vắc-xin phòng bạch hầu- ho gà –uốn ván có thể nhắc lại mỗi 10 năm.

  • Vắc-xin kết hợp 5 trong 1 hay 6 trong 1:
  • Liều 1 : 2 tháng tuổi [có thể tiêm kết hợp trong vắc-xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1].
  • Liều 2: 3 tháng tuổi
  • Liều 3: 4 tháng tuổi
  • Tiêm nhắc lại liều 4 cách liều 3: 1 năm, khoảng 18 tháng đến trước 24 tháng tuổi [thường chọn 18 tháng tuổi].
  • Vắc-xin Quinmi-Hib: tiêm từ 2 tháng tuổi đến dưới 15 tuổi [cho trẻ không được tiêm vắc-xin kết hợp 5 trong 1 hay 6 trong 1]:
  • Từ 2 tháng đến dưới 12 tháng: tiêm 3 liều cách nhau tối thiểu 8 tuần
  • Từ 1-15 tuổi: tiêm 1 liều duy nhất

Nếu sử dụng vắc-xin bại liệt dạng tiêm [trong vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 trong Tiêm chủng dịch vụ]:

  • Liều 1 : 2 tháng tuổi.
  • Liều 2: 3 tháng tuổi
  • Liều 3: 4 tháng tuổi
  • Tiêm nhắc lại liều 4 cách liều 3: 1 năm, khoảng 18 tháng đến trước 24 tháng tuổi [thường chọn 18 tháng tuổi].

Nếu sử dụng vắc-xin phòng bại liệt trong chương trình Tiêm chủng mở rộng:

  • Liều 1 : uống vắc-xin phòng bại liệt OPV lúc 2 tháng tuổi [có thể tiêm kết hợp trong vắc-xin 5 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib của chương trình Tiêm chủng mở rộng].
  • Liều 2: 3 tháng tuổi
  • Liều 3: 4 tháng tuổi
  • Liều 4: tiêm vắc-xin phòng bại liệt IPV lúc 5 tháng tuổi

Có hai loại vắc-xin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus:

  • Vắc-xin Rotarix [Bỉ]: uống 2 liều; liều đầu tiên uống vào lúc 6 tuần tuổi và sau ít nhất 4 tuần uống liều tiếp theo. Nên cho trẻ uống vắc-xin Rotarix phòng Rotavirus trước 24 tuần tuổi.
  • Vắc-xin Rotateq [Mỹ]: uống 3 liều; liều đầu tiên trong khoảng 7-12 tuần tuổi, hai liều còn lại cách nhau tối thiểu một tháng, liều thứ 3 phải kết thúc trước tuần tuổi thứ 32.

Vắc-xin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus

Đối với trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi có thể sử dụng 2 phác đồ cơ bản sau:

  • Liệu trình 3 + 1 [được khuyến cáo sử dụng để đem lại hiệu quả tối ưu]: liều 1 có thể dùng bắt đầu từ lúc 6 tuần tuổi. Liều thứ 2 cách liều thứ 1 tối thiểu 1 tháng. Liều thứ 3 cách liều thứ 2 tối thiểu cũng 1 tháng. Liều nhắc lại được chỉ định cách liều thứ 3 tối thiểu 6 tháng [thường chọn vào năm tuổi thứ 2].
  • Liệu trình 2 + 1: [được sử dụng để thay thế phác đồ 3 +1]: Liều đầu tiên có thể dùng khi trẻ được 6 tuần tuổi. Liều thứ 2 cách liều đầu tiên tối thiểu 2 tháng. Liều nhắc lại cách liều thứ 2 tối thiểu 6 tháng.

Đối với trẻ từ 7 - 11 tháng tuổi chưa được tiêm phòng trước đó:

  • Sử dụng lịch trình 2 liều tiêm 0,5ml. Liều thứ 2 cách liều đầu tiên tối thiểu 1 tháng.
  • Liều nhắc lại [liều thứ 3] được tiêm khi trẻ hơn 1 tuổi, tuy nhiên phải cách liều thứ 2 tối thiểu 2 tháng.

Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 5 tuổi [chưa được tiêm phòng trước đó]:

  • Lịch trình tiêm 2 liều. Liều thứ 2 cách liều thứ nhất tối thiểu 2 tháng.
  • Không cần phải tiêm nhắc lại.

Đối với trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi:

  • Liệu trình 3 + 1: liều 1 có thể dùng bắt đầu từ lúc 6 tuần tuổi. Liều thứ 2 cách liều thứ 1 tối thiểu 1 tháng. Liều thứ 3 cách liều thứ 2 tối thiểu cũng 1 tháng. Liều thứ 4 [liều nhắc] được chỉ định vào khoảng 11-15 tháng tuổi.
  • Liệu trình 2+1: Liều đầu tiên có thể dùng khi trẻ được 2 tháng tuổi. Liều thứ 2 cách liều đầu tiên tối thiểu 2 tháng. Liều thứ 3 [liều nhắc] được chỉ định vào khoảng 11-15 tháng tuổi.

Đối với trẻ từ 7 - 11 tháng tuổi chưa được tiêm phòng trước đó:

  • Sử dụng lịch trình 2 liều tiêm 0,5ml. Liều thứ 2 cách liều đầu tiên tối thiểu 1 tháng.
  • Liều nhắc lại [liều thứ 3] được tiêm vào năm tuổi thứ 2.

Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 23 tháng tuổi [chưa được tiêm phòng trước đó]:

  • Lịch trình tiêm 2 liều. Liều thứ 2 cách liều thứ nhất tối thiểu 2 tháng.
  • Không cần phải tiêm nhắc lại.
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn: chỉ tiêm 1 liều duy nhất.

Tiêm 1 liều lúc 2 tuổi trở lên, có thể nhắc lại sau 3-5 năm nếu có nguy cơ cao.

  • Trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi: lần đầu tiên tiêm vắc-xin phòng cúm sẽ tiêm 2 liều vắc-xin cách nhau tối thiểu 1 một tháng. Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm.
  • Trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn: lần đầu tiên tiêm vắc-xin chỉ tiêm 1 liều duy nhất, sau đó cũng nhắc lại hàng năm.
  • Trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi: sử dụng liều 0.25ml
  • Trẻ em từ 36 tháng tuổi trở lên và người lớn: sử dụng liều 0,5ml.

Tiêm cho trẻ từ 6 tháng trở lên đến 45 tuổi.

Trẻ cần tiêm 2 liều:

  • Liều 1: tiêm lần đầu
  • Liều 2: tiêm cách liều đầu 6-8 tuần [thường chọn 2 tháng].

  • Tiêm liều 1: cho trẻ từ 9 tháng tuổi. Khi có dịch có thể tiêm được từ 6 tháng tuổi.
  • Tiêm nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi. Có thể nhắc lại trong vắc-xin phối hợp sởi-rubella hoặc tiêm vắc-xin phối hợp sởi – quai bị - rubella [cách mũi sởi đơn 6 tháng, thường chọn là 15 tháng].

  • Tiêm 1 liều cho trẻ trên 12 tháng tuổi.
  • Có thể tiêm nhắc lại sau liều đầu tiên tối thiểu 1 tháng [ở vùng có nguy cơ cao].

  • Tiêm 1 liều cho trẻ trên 12 tháng tuổi.
  • Tiêm nhắc lại sau 4 năm
  • Nếu 9 tháng tuổi trẻ tiêm vắc-xin phòng sởi đơn thì 15 tháng tuổi có thể tiêm vắc-xin phòng sởi-quai bị- rubella mũi 1, mũi 2 nhắc lại sau 4 năm [có thể 3-5 năm].

80% các ca mắc viêm não Nhật Bản là do không tuân thủ lịch tiêm vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản.

  • Liều 1: lúc trẻ tròn 12 tháng tuổi trở lên.
  • Liều 2: cách liều 1 từ 7-14 ngày.
  • Liều 3: cách liều 2 một năm.
  • Liều nhắc lại: 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần cho đến 15 tuổi.

  • Trẻ từ 9 tháng đến dưới 18 tuổi: tiêm 2 liều cách nhau 1-2 năm
  • Từ 18 tuổi trở lên: tiêm 1 liều duy nhất.
  • Nếu đã tiêm vắc-xin bất hoạt [Jevax] xong liệu trình cơ bản 3 mũi trở lên, chỉ cần nhắc lại 1 liều duy nhất Imojev

Vắc-xin Varivax:

  • Trẻ em từ 12 tháng đến dưới 13 tuổi tiêm 1 liều. Có thể nhắc lại liều 2 khi có nguy cơ cao
  • Trẻ em, người lớn từ 13 tuổi trở lên tiêm 2 liều cách nhau 4-8 tuần.

Vắc-xin Varicella, Okavax:

  • Trẻ em từ 12 tháng đến dưới 12 tuổi tiêm 1 liều. Có thể nhắc lại liều 2 khi có nguy cơ cao
  • Trẻ em, người lớn từ 12 tuổi trở lên tiêm 2 liều cách nhau 6-8 tuần.

  • Vắc-xin Avaxim:
  • Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 16 tuổi: Tiêm 2 liều 80UI/0.5ml. Liều 2 cách liều 1 từ 6 đến 36 tháng.
  • Người lớn và thanh thiếu niên từ 16 tuổi trở lên: Tiêm 2 liều 160UI/1ml. Liều 2 cách liều 1 từ 6 -12 tháng.
  • Vắc-xin Havax:
  • Trẻ em từ 2 tuổi đến dưới 18 tuổi: Tiêm 2 liều 0.5ml. Liều 2 cách liều 1 từ 6 đến 12 tháng.
  • Người lớn từ 18 tuổi trở lên: Tiêm 2 liều 1ml. Liều 2 cách liều 1 từ 6 -12 tháng.

Vắc - xin AVAXIM phòng bệnh viêm gan virus A

  • Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 15 tuổi: Tiêm 2 liều cách nhau 6 tháng.
  • Người lớn và thanh thiếu niên từ 16 tuổi trở lên: Tiêm 3 liều theo phác đồ 0,1,6 [liều 2 cách liều 1 là 1 tháng, liều 3 cách liều 2 là 5 tháng].

Vắc-xin Meningo AC: Vắc-xin viêm màng não mô cầu nhóm AC– phòng ngừa bệnh não mô cầu do týp A và týp C: tiêm liều đầu tiên cho trẻ từ 2 tuổi trở lên [hoặc cho trẻ trên 6 tháng tuổi đã có tiếp xúc với người bệnh]. Sau đó cần tiêm nhắc sau mỗi 3 năm.

Vắc-xin Menactra: Vắc-xin viêm màng não mô cầu nhóm A,C,W135,Y:

  • Trẻ em từ 9 tháng đến dưới 24 tháng tuổi: Tiêm 2 liều cách nhau ít nhất 3 tháng.
  • Trẻ em từ 2tuổi trở lên đến 55 tuổi: Tiêm 1 liều duy nhất.

Tiêm liều đầu tiên cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Sau đó cần tiêm nhắc sau mỗi 3 năm.

Vắc-xin Gardasil: phòng 4 týp HPV [6,11,16,18]: Tiêm cho nữ giới từ 9 - 26 tuổi, gồm 3 liều theo phác đồ 0,2,6:

  • Liều 1: là ngày tiêm liều đầu tiên.
  • Liều 2: 2 tháng sau liều đầu tiên.
  • Liều 3: 4 tháng sau liều thứ 2.

Vắc-xin Cervarix: phòng 2 týp HPV [16,18]: Tiêm cho nữ giới từ 10 – 25 tuổi, gồm 3 liều theo phác đồ 0,1,6:

  • Liều 1: là ngày tiêm liều đầu tiên.
  • Liều 2: 1 tháng sau liều đầu tiên.
  • Liều 3: 5 tháng sau liều thứ 2.

  • Trẻ lớn, người lớn với phác đồ cơ bản 3 liều:
  • Liều 1: là ngày tiêm liều đầu tiên.
  • Liều 2: 1 tháng sau liều đầu tiên.
  • Liều 3: 6 tháng sau liều thứ 2.
  • Có thể nhắc lại mỗi 10 năm
  • Phụ nữ mang thai: Thai lần 1: tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng, liều 2 nên tiêm cách lúc sinh ít nhất 1 tháng trở lên. Nhắc lại 1 liều ở những lần có thai sau.

  • Phác đồ tiêm dự phòng trước phơi nhiễm:
  • Tiêm 3 liều cơ bản: vào ngày 0,7,21 hoặc 28.
  • Tiêm nhắc liều 4: 1 năm sau liều 3.
  • Tiêm nhắc mỗi 5 năm/ 1 lần.
  • Phác đồ tiêm sau phơi nhiễm:
  • Nếu đã tiêm dự phòng trước phơi nhiễm: không cần tiêm huyết thanh kháng dại, chỉ cần tiêm 2 liều vắc-xin vào ngày 0,3.
  • Chưa tiêm dự phòng trước phơi nhiếm: tùy mức độ tổn thương sẽ tiêm thêm huyết thanh kháng dại và tiêm vắc-xin phòng dại với:
  • Phác đồ tiêm bắp: 5 mũi vào ngày 0,3,7,14,28.
  • Phác đồ tiêm trong da: tiêm 0.1ml x2 vào các ngày 0,3,7,28.

Việc trẻ không được tiêm vắc-xin không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân trẻ mà còn cho cả những đứa trẻ khác xung quanh. Vì trẻ không tiêm phòng có nguy cơ cao bị mắc bệnh. Khi mắc bệnh, bé sẽ là nguồn lây nhiễm bệnh ra bên ngoài.

Tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin được sản xuất bởi các công ty uy tín, được cấp phép bởi bộ Y tế phù hợp theo độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng. Lựa chọn tiêm vắc-xin tại Vinmec, khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng vắc-xin cũng như quy trình thực hiện, bởi:

  • Trước khi tiêm phòng, tất cả trẻ được khám sàng lọc trước tiêm với các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc-xin để giúp trẻ đảm bảo sức khỏe tốt nhất khi tiêm chủng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình các loại vắc-xin phòng bệnh phù hợp với từng lứa tuổi theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới cũng như cách theo dõi phản ứng sau tiêm vắc-xin.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ giúp gia đình yên tâm trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra. Ngoài ra, hệ thống Bệnh viện Vinmec luôn luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng để xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn để đảm bảo cho trẻ được tiêm chủng an toàn nhất.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh [Cold chain] đạt tiêu chuẩn GSP, với tủ lạnh chứa vắc-xin tại mỗi phòng tiêm là tủ lạnh chuyên dụng vẫn có thể đảm bảo nhiệt độ +2 độ C đến +8 độ C khi mất điện trong vòng 24 giờ, nhằm giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Hiện Vinmec đang xây dựng phần mềm có thể kiểm tra lịch sử tiêm của trẻ hoặc đặt lịch nhắc để cha mẹ không quên lịch tiêm chủng của con qua máy tính, điện thoại một cách thuận tiện.
  • Thông tin tiêm chủng của trẻ sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói và dịch vụ lẻ với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bài viết tham khảo nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng Quốc gia

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề