Tiểu luận nội dựng và cơ sở xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay

Cố nhiên, những biến chuyển kinh tế - xã hội mãnh mẽ đó không thể tác động sâu sắc đến gia đình, một thiết chế lâu đời và bền vững song cũng hết sức nhạy cảm với mọi sự biến đổi của xã hội.Xuất phát từ bối cảnh trên đặt ra câu hỏi :thực trạng gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới này như thế nào, những vấn đề gì đang đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện nay? Ngay từ buổi đầu của lịch sử, khi con người tách khỏi giới động vật và tự tổ chức cuộc sống với tư cách là một cộng đồng độc lập, thì cũng là lúc con người tự tổ chức cuộc sống theo các mô hình cộng đồng nhỏ - hình thức sơ khai của gia đình. Theo Từ điển tiếng Việt: “Gia đình là tập hợp những người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái”. Quan niệm này chỉ mới dừng lại ở một quan niệm phổ quát nhất về các loại gia đình trong lịch sử, đồng thời cũng chưa bao gồm các hình thức gia đình mới đang phát sinh trong các xã hội hiện đại ngày nay. Chúng ta cũng coi "Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng trong giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách". Với tính cách tế bào xã hội, vườn ươm các nhân tài của đất nước, nơi nuôi dưỡng những công dân mới cho tương lai, gia đình có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thành công nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tất nhiên, gia đình mới mà chúng ta xây dựng là một gia đình hòa thuận dựa trên cơ sở dân chủ: vợ chồng, cha con anh em tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau bàn bạc và quyết định những vấn đề lớn của gia đình. Vander Zanden - cho biết: “Một cuộc thăm dò mới đây cho thấy 45% người Mỹ ngày nay cho rằng một đôi không cần kết hôn mà cùng chung sống với nhau thì được coi là một gia đình đích thực, 33% coi các đôi cùng giới tính có nuôi nấng con cái là gia đình, còn 20% thì coi các cặp đồng giới tính chung sống với nhau là một gia đình”. Nếu ở châu Âu gia đình nhiều khi đơn giản chỉ được coi là một nhóm xã hội thì ở ta, gia đình được coi là một tế bào xã hội có tính sản sinh với đầy đủ các yếu tố cấu thành của nó như vợ - chồng - con cái. Bởi thế, để có thể tìm hiểu về gia đình Việt Nam, chúng tôi tạm đưa ra một định nghĩa mang tính cổ điển như sau: gia đình là một tập hợp những người cùng chung sống với nhau dựa trên quan hệ hôn nhân được chính thức thừa nhận bởi pháp luật hay luật tục và huyết thống. Gia đình Việt Nam truyền thống được các nhà nghiên cứu cho là loại gia đình chứa nhiều yếu tố dường như bất biến, ít đổi thay, ra đời từ nôi văn hóa bản địa, được bảo lưu và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Về vấn đề này tác giả Đỗ Thái Đồng có viết: "Gia đình truyền thống chắc hẳn là gia đình ở nông thôn, là gia đình ở những xã hội nông nghiệp á Đông đã tồn tại lâu đời và gần như bất biến trên nhiều khía cạnh. Từ đó có thể thấy tính chất nông nghiệp, nông thôn và nho giáo là những đặc trưng cơ bản của gia đình truyền thống Việt Nam. Và gia đình nho giáo, theo chúng tôi, là một khái niệm rất thích hợp để chỉ kiểu gia đình truyền thống ở các đô thị Việt Nam. Trong gia đình này có thể cùng chung sống từ 3 thế hệ trở lên: ông bà - cha mẹ - con cái mà người ta quen gọi là "tam, tứ, ngũ đại đồng đường". Bởi vì gia đình hiện đại phải là sản phẩm của một nền công nghiệp phát triển, dân cư có lối sống đô thị và đạt đến một trình độ văn minh đô thị khá cao. Gia đình Việt Nam ngày nay phần lớn là gia đình hạt nhân trong đó chỉ có một cặp vợ chồng [bố mẹ] và con cái mà họ sinh ra. Dù vậy, gia đình hạt nhân vẫn là loại hình khá phổ biến ở nước ta hiện nay và đó cũng là loại gia đình thịnh hành trong các xã hội công nghiệp - đô thị phát triển. Trong quá trình hội nhập quốc tế, các quốc gia kém hoặc đang phát triển, các dân tộc nói chung và các loại hình gia đình nói riêng đang đứng trước nguy cơ bị đồng nhất hoá, bị làm suy kiệt những hệ thống giá trị và chuẩn mực văn hoá riêng của cộng đồng mình, gia đình mình. Ông Lý Quang Diệu [cựu Thủ tướng Singapore] là người cổ vũ nhiệt thành cho nét đặc thù châu Á đã đưa ra nhận xét: Sự sụp đổ các cấu trúc gia đình là nguyên nhân của các vấn đề nan giải trong xã hội phương Tây. Người ta cho rằng, cấu trúc gia đình ở nhiều nước châu Á bền vững hơn các nước châu Âu, vì nó có cội rễ vững chắc hơn, trong đó Khổng giáo được coi là nền tảng ý thức hệ văn hoá Đông Á có vai trò quan trọng cho sự ổn định của gia đình. Thu thập của các gia đình tăng lên, tiêu dùng cũng tăng theo, không chỉ trong ăn uống mà nhiều nhu cầu giải trí, văn hóa của những gia đình có điều kiện cũng được thỏa mãn tốt hơn trước. Trong cơ chế thị trường với quy luật cạnh tranh khốc liệt, các gia đình phải tìm mọi cơ hội, điều kiện kinh doanh có lợi nhất, tốt nhất để kiếm được lợi nhuận tối đa; thậm chí, có một số trường hợp còn bất chấp cả luật pháp nhà nước và chà đạp lên đạo đức thông thường. Sự thay đổi về công việc, về nghề nghiệp của một bộ môn bộ phận lao động diễn ra liên tục, kịp thời tạo điều kiện cho họ và gia đình có thể sống và làm việc có hiệu quả nhất. Sách báo…hoặc sự phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đã quốc gia như truyền hình, mạng Internet… Văn hóa Âu Mỹ, văn hóa các nước phát triển, lối sống, nếp sống của họ được du nhập bằng nhiều con đường khác nhau và có ảnh hưởng lớn đến nhân dân ta, đặc biệt là lớp trẻ. Đồng thời, sự truyền đạt kinh nghiệm sống, các kiến thức giữa các thế hệ trong gia đình cũng diễn ra theo hai chiều: từ cha mẹ đến con cái và ngược lại, từ con cái đến cha mẹ. Trái lại, nhất thiết phải có người lãnh đạo đức độ mới huy động được ý chí, sức lực, sự đoàn kết của các thành viên cho mục đích chung là xây dựng sự bền vững, ấm no, hạnh phúc của gia đình. Cũng có những gia đình do sự đối xử không bình đẳng giữa các con, đặc biệt giữa con trai và con gái, con cả và con út cũng để lại những ấn tượng không tốt đối với con cái, sự so đo tị nạnh và ghen ghét giữa anh em với nhau ngay trong một gia đình. Trừ khi đó là sự thỏa mãn cá nhân của một thú vui vật chất ích kỷ, nhỏ mọn; còn nói đến hạnh phúc, tình yêu, tình cảm liên quan đến cuộc sống gia đình thì cần có sự chia sẻ hạnh phúc đó với người khác, là chồng, là vợ, là con cái thì mới tận hưởng được cái gọi là hạnh phúc cá nhân. Trong các gia đình tái kết hôn lại nảy sinh nhiều quan hệ phức tạp mới giữa các thành viên gia đình, như giữa bố dượng với con riêng của vợ, giữa mẹ ghẻ với con riêng của chồng, giữa các con có nguồn gốc cha mẹ khác nhau. a/ Tôn trọng quyền tự do dân chủ cá nhân là điều luật pháp bảo vệ và đòi hỏi mọi công dân phải chấp hành, là một nguyên tắc xây dựng gia đình hiện đại ở nước ta. Nhưng sự đòi hỏi về quyền, lợi ích, tự do cá nhân của con cái có trường hợp đã bị đẩy lên thành chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, từ sự thiếu hiểu biết, chín chắn của trẻ, từ việc chúng nghe theo lời bạn bè thúc đẩy, trong việc học hành, chọn nghề, vui chơi, đòi tiền cha mẹ chi tiêu, đòi sắm những thứ đắt tiền…Đặc biệt là sự lêu lổng, chơi bời, lười học, đi với bạn xấu, sa vào các tệ nạn xã hội. Cha mẹ cần giải thích, giáo dục cho con cái trong việc xử lý đúng mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung của gia đình. Lợi ích, nguyện vọng cá nhân chính đáng, không hại cho cái chung, cần được cha mẹ chiếu cố và đáp ứng; Những lợi ích, phúc lợi chung lâu dài, hợp lý của gia đình cần được mỗi cá nhân xem trọng và quan tâm góp sức. Những người chủ gia đình, cha và mẹ phải “cầm cân nảy mực” trong việc điều chỉnh, kết hợp đúng đắn giữa lợi ích cá nhân của mỗi thành viên với lợi ích chung của gia đình. Họ cần chú ý giáo dục con cái có ý thức tự giác và chấp nhận sự cần thiết phải quan tâm đến lợi ích của gia đình, khi đòi hỏi thỏa mãn quyền lợi cá nhân của mình, từ việc nhỏ diễn ra hàng ngày mà không chỉ đối với việc lớn, trọng đại. Hiện nay, ở Việt Nam, đã có một số gia đình công chức cao cấp, nhà buôn giàu có thuê những căn hộ riêng cho con cái ở, mặc dù chúng còn đang học hành, còn sống phụ thuộc vào cha mẹ về tài chính. Thách thức lớn nhất đối với gia đình Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XXI là cùng với việc tiếp thu những giá trị nhân văn mới trong xu thế hội nhập với cộng đồng quốc tế, đồng thời vẫn phải giữ được bản sắc văn hoá dân tộc và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển lâu dài của đất nước. Những tài sản tinh thần đó luôn tồn tại trong mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư và là thế mạnh của gia đình trong việc giáo dục thế hệ tương lai nhằm tạo một không gian văn hoá lành mạnh, ngăn chặn các tệ nạn nhằm bảo vệ các thành viên gia đình trước những biến động của xã hội trong xu thế hội nhập quốc tế. Kết hợp truyền thống quý báu đó với những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng về một tương lai tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Rõ ràng là kinh tế thị trường đã tạo ra được sức cạnh tranh mạnh mẽ, khiến cho mỗi người luôn phải vượt lên, từ bỏ lối tư duy trì trệ của thời bao cấp để làm giàu cho mình, cho gia đình mình và cho toàn xã hội. Tệ nạn xã hội, đặc biệt là mại dâm, ma túy gia tăng, ly thân, ly dị ngày càng phổ biến khiến nhiều người lo ngại cho tương lai của gia đình Việt Nam. Sự lo ngại đó là có cơ sở bởi nếu không có những can thiệp kịp thời ở tầm vĩ mô của Nhà nước thì gia đình sẽ chệch hướng và mất đi những nét tốt đẹp làm nên một phần bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Với vai trò là nền tảng của xã hội, sự suy thoái của gia đình cũng gây ra những bất ổn của cộng đồng và có thể làm suy vi cả quốc gia dân tộc. Quan điểm: a] Gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội, sự thành công của sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Xây dựng gia đình Việt Nam ít con [mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con], no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc là động lực của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. b] Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nưước, sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng, gia đình và cá nhân là yếu tố quyết định sự thành công của công tác gia đình. d] Giáo dục và xây dựng gia đình luôn kế thừa, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn liền với xây dựng những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển. b] Các mục tiêu cụ thể: - Mục tiêu 1: Củng cố, ổn định gia đình trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển; thực hiện quy mô gia đình ít con [mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con]; thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trách nhiệm của các thành viên trong gia đình đối với trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi. Chỉ tiêu 4: Tăng tỷ lệ người cao tuổi trong gia đình được con, cháu chăm sóc, phụng dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình lên 90 - 100%; trong trường hợp người cao tuổi không còn người chăm sóc, phụng dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hoặc có người chăm sóc, phụng dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình nhưng không đủ khả năng chăm sóc, phụng dưỡng thì được Nhà nước, cộng đồng hỗ trợ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật hiện hành. - Mục tiêu 2: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới; tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình; tăng cường phòng, chống bạo lực trong gia đình; khuyến khích phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp và vận động người dân xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình. Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được vào năm 2010: Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ gia đình được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình trong ổn định và phát triển xã hội lên 90 - 100%. - Mục tiêu 3: Nâng cao mức sống gia đình trên cơ sở phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các gia đình liệt sỹ, gia đình thương binh, gia đình bệnh binh, gia đình của người dân thuộc các dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. e] Đề án nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình giai đoạn 2005 - 2010.” Như vậy chúng ta đã thấy rõ,về tầm vĩ mô Nhà nước và Đảng ta đã sớm đề ra các đề án nhằm giải quyết các mặt về chính sách củng như luật pháp đối về vấn đề gia đình,luôn đặt lên hàng đầu mối quan tâm về xã hội thông qua gia đình với tiêu chí gia đình là tế bào của xã hội.Nhưng tại sao những bất cập trong mô hình gia đình mới vẩn xẩy ra một cách phổ biến trong xã hội hiện nay,phải chăng xuất hiện những tồn tại mới chưa được khắc phục hay chính là những mâu thuẫn đã tồn tại từ trước đến nay vẩn chưa được giải quyết.Sau đây chúng ta sẻ đi phân tích về một số các nguyên nhân nổi trội hiện nay Nhà nước ta đã ban hành Luật hôn nhân - gia đình mới [năm 2000] quy định mối quan hệ đạo đức gia đình: trách nhiệm, quyền lợi của cha mẹ đối với con cái và ngược lại, trách nhiệm giữa vợ và chồng và cả khung hình phạt đối với những người phạm luật. Nguyên nhân về kinh tế tác động đến đạo đức gia đình cho thấy, do nền kinh tế thị trường ở nước ta đang ở giai đoạn đầu, chưa hoàn thiện, chính sách chưa đồng bộ nên đã sinh ra nhận thức không đúng rằng, trong cơ chế này, ai có ý thức đạo đức thì bi thua thiệt. Mà nguyên nhân chủ yếu là do: những đối tượng này thiếu sự quan tâm của gia đình, thiếu hụt trong giáo dục sức khỏe sinh sản, và có nhiều điều kiện để tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh” Trong xu thế hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta xác định rõ những định hướng cơ bản cho gia đình Việt Nam phát triển bền vững bằng các chủ trương, chính sách. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc..." “Trong thời gian tới, nếu chúng ta không quan tâm củng cố, ổn định và xây dựng gia đình, những khó khăn và thách thức sẽ tiếp tục làm suy yếu gia đình, suy yếu động lực của sự nghiệp công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Đề cao giá trị văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa là mục tiêu vừa có tính chiến lược, vừa có tính cấp bách trong sự nghiệp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, phù hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc và phù hợp với quy luật phát triển tất yếu của xã hội. Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào xây dựng gia đình văn hóa, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ trung ương đến cơ sở nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của văn hóa gia đình và công tác xây dựng gia đình văn hóa; coi đây là một trong những động lực quan trọng quyết định thành công sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cấp ủy và chính quyền các cấp phải đưa nội dung công tác xây dựng văn hóa gia đình và gia đình văn hóa vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chương trình kế hoạch công tác hằng năm của các bộ, ngành, địa phương. Thứ hai, tiếp tục giáo dục, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn với xây dựng những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển, từ đó đề cao trách nhiệm của mỗi gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng nhân cách cho mỗi thành viên trong gia đình. Giáo dục văn hóa gia đình là xây dựng con người Việt Nam với những phẩm chất cao quý theo nội dung Nghị quyết Trung ương 5 [khóa VIII] về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc", có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới... Các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa phải phù hợp và có ý nghĩa thiết thực với đời sống của nhân dân, công tác bình xét danh hiệu gia đình văn hóa phải được tiến hành theo tiêu chí thống nhất, trên nguyên tắc công bằng, dân chủ, đáp ứng được nguyện vọng, tâm tư, tình cảm, tạo được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các mô hình gia đình văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những giá trị mới tiên tiến cần tiếp thu và dự báo những biến đổi về gia đình trong thời kỳ mới, đề xuất hướng giải quyết những thách thức trong lĩnh vực gia đình. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Thứ tư, phải có sự đầu tư về kinh phí, nguồn lực cho phong trào xây dựng gia đình văn hóa kết hợp với phương châm xã hội hóa, tạo nền tảng cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Thường xuyên tổng kết, sơ kết phong trào xây dựng gia đình văn hóa, đánh giá kết quả phấn đấu xây dựng gia đình văn hóa từng giai đoạn kết hợp với các phong trào khác để đạt được hiệu quả thiết thực, đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc tổ chức thành công Hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc các cấp và Hội nghị toàn quốc [tổ chức tại Hà Nội vào quý III năm 2007] nhằm tôn vinh, nhân rộng điển hình các gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc để nêu gương cho toàn xã hội. Thứ năm, phải thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp kiến thức văn hóa gia đình và nội dung công tác xây dựng gia đình văn hóa cho cán bộ chỉ đạo hướng dẫn phong trào xây dựng gia đình văn hóa các cấp, nhằm trang bị kiến thức xây dựng gia đình văn hóa trong đời sống xã hội hiện đại để cập nhật trước yêu cầu đổi mới của thời đại và có định hướng hướng dẫn nhân dân thực hiện lâu dài” Qua phân tích chúng ta có thể thấy để làm được việc này chúng ta cần đồng thời hoàn thành hai phần lớn là xây dựng đạo đức gia đình và xây dựng nền kinh tế gia đình Về mặt nhận thức, cần coi việc xây dựng đạo đức gia đình là công việc quan trọng, có ý thức của nhà nước, cộng đồng, gia đình và mỗi cá nhân. Như vậy, rõ ràng là trong nội dung của đạo đức gia đình, chúng ta phản đối những phong tục lạc hậu, như thói gả bán hôn nhân, trọng nam khinh nữ, đa thê, đồng thời cũng không chấp nhận hiện tượng nam nữ chung sống không kết hôn, ly hôn không chính đáng. Xây dựng hệ thống đạo đức gia đình tiến bộ, lành mạnh cần phải chống sự xâm nhập của chủ nghĩa sùng bái tiền - vàng, chủ nghĩa cá nhân, tự do tình dục hay không chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, người già cả, ốm đau trong gia đình. Hiện nay, Hội Người cao tuổi Việt Nam phát động phong trào “ông bà, cha mẹ gương mẫu, con cháu thảo hiền” chính là sự tiếp nối truyền thống và kinh nghiệm của cha ông trong giáo dục văn hóa đạo đức của gia đình Việt Nam. Truyền thống xây đắp gia phong và giáo dục gia phong trong các gia đình cần được phát huy. Gia phong là truyền thống tốt đẹp của gia đình được các thế hệ đi trước phấn đấu xây đắp nên và truyền lại cho các thế hệ sau noi theo, kế thừa và phát triển. Những gia đình đã có gia phong, cần kế thừa bằng việc thường xuyên ôn lại truyền thống, khuyên nhủ, động viên con em phấn đấu theo bước cha anh, tự hào về cha anh và xứng đáng với cha anh như một giá trị làm người. Gần đây, chúng ta thấy nhiều gia đình, dòng họ tổ chức họp họ, giỗ tổ, viết lại gia phả để tôn vinh tổ tiên, ôn lại truyền thống gia phong nhằm khuyến khích con em noi gương cha ông, thúc đẩy con em của dòng họ phấn đấu trong học tập, lao động, công tác với một động lực tinh thần cao quý là biết ơn và tự hào về cha ông mình. Chúng ta cũng biết rằng, trong xã hội cổ truyền, nhiều gia đình, dòng họ “thế gia vọng tộc” rất chú ý đến giáo dục gia phong, cho nên các thế hệ con em của họ nối tiếp nhau làm rạng rỡ cho gia tộc và đất nước. Truyền thống giáo dục, sự tự giáo dục của mỗi cá nhân, mỗi thế hệ và giáo dục liên thông, vận thông giữa các thế hệ trong gia đình của cha ông cũng cần được kế thừa và phát huy. Song, nếu quá nhấn mạnh điều đó có thể dẫn đến sự tách biệt giữa các thế hệ và xung đột thế hệ trong gia đình, nên ông cha ta đã bổ sung bằng sự giáo dục liên thông, vận thông giữa các thế hệ. Xây dựng văn hóa đạo đức gia đình cũng cần chú ý đến các lĩnh vực: tình yêu, tình dục, sức khỏe sinh sản, hiện tượng xung đột thế hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Chính sách khoán hộ, giao đất, giao rừng ở nông thôn, chính sách kinh doanh dịch vụ, kinh tế tư nhân, chế độ lương cho cán bộ công chức, thu nhập cho công nhân, lao động thỏa đáng, hợp lý là điều kiện ổn định đời sống gia đình và cơ sở vật chất của đạo đức trong gia đình. Trong việc xây dựng hệ thống đạo đức gia đình rất cần đến việc mở rộng hiệu lực của việc chấp hành pháp luật, tăng cường giáo dục pháp chế, có những đảm bảo về mặt pháp luật để giác ngộ người dân tuân thủ pháp luật một cách tự nguyện, trở thành ý thức cá nhân. Chính sách tín dụng, ưu đãi cho người nghèo, chuyển giao công nghệ, tạo việc làm, hướng nghiệp… tạo điều kiện cho các gia đình có đời sống vật chất bớt khó khăn, thì mới có thể làm tốt việc xây dựng quan hệ gia đình và đạo đức trong gia đình tốt đẹp. Tổ chức tốt các dịch vụ xã hội để giảm nhẹ lao động trong gia đình cho phụ nữ và trẻ em, tạo điều kiện rảnh rỗi nhiều hơn cho họ tham gia vào sinh hoạt xã hội, văn hóa tinh thần, giáo dục con cái, nâng cao tri thức, thẩm mỹ, thể lực. Nhưng dẫu sao sự chăm lo của Nhà nước và các tổ chức xã hội cũng  không thể thay thế cho vai trò chủ động của các thành viên trong gia đình. Hiện tại, tâm lý thích giàu nhanh và thích hưởng thụ vật chất vượt khả năng cho phép đã và đang có phần lấn át tình cảm yêu thương gắn bó trong nhiều gia đình.Trong bối cảnh đó, chủ đề thắp sáng tình yêu thương trong mỗi gia đình là bức thông điệp gửi đến tất cả mọi người, nhắc nhở chúng ta hãy giữ gìn thuần phong mỹ tục, đề cao những giá trị tốt đẹp của mỗi gia đình Việt Nam. Dù là ở thời đại nào, chỉ có tình yêu thương mới sưởi ấm được trái tim con người và mới mang lại cho con người hạnh phúc Với những suy nghĩ còn đơn giản và vốn sống thực của chính mình từ việc nhìn nhận lại trước hết là gia đình mình và những người xung quanh,xa hơn là có một cách đánh giá tổng quát hơn về xã hội hiện thời về thực trạng văn hóa gia đình Việt.Qua tiểu luận này chúng em đã thể hiện những suy nghĩ của mình về tình trạng cũng như giải pháp về các vấn đề còn tồn tại của gia đình Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thị trường hiện nay.Hy vọng tiểu luận sẽ góp phần tạo nên một hướng đi cho những vấn đề đó.

Video liên quan

Chủ Đề