Tín dụng ngân hàng thương mại là gì

Theo khoản 3 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, làm phương tiện thanh toán.

Với tư cách là tổ chức kinh doanh, hoạt động của ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở chế độ hạch toán kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận. Ngân hàng thương mại được pháp luật cho phép thực hiện rộng rãi các loại nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng như: nhận tiền gửi có kì hạn, không kì hạn; thực hiện nghiệp vụ chiết khấu; dịch vụ thanh toán; huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ nhận nợ...

Hình thức tổ chức của ngân hàng thương mại

Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Ngân hàng thương mại được tổ chức dưới 2 hình thức, bao gồm:

- Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần.

- Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

Chức năng của Ngân hàng thương mại

Trung gian tín dụng

Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa thừa vốn và người thiếu vốn. Theo đó, ngân hàng thương mại hình thành quỹ và cho vay để phân bổ vốn tới nền kinh tế thông qua việc huy động những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các nhà đầu tư trong kinh tế.

Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò tạo ra lợi ích cho các bên tham gia đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Tín dụng ngân hàng thương mại là gì

(Ảnh minh họa)

Trung gian thanh toán

Với chức năng này, ngân hàng thương mại thay mặt khách hàng trích tiền trên tài khoản trả cho người thụ hưởng hoặc nhận tiền vào tài khoản. Nhờ chức năng thanh toán của ngân hàng, người dân tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Đối với ngân hàng, chức năng này tạo điều kiện thu hút nguồn vốn tiền gửi thông qua cung ứng một dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có chất lượng cao.

Với nền kinh tế, chức năng này gián tiếp thúc đẩy quá trình kinh doanh, lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn.

Chức năng tạo tiền

Tạo tiền là chức năng phản ánh rõ bản chất của ngân hàng thương mại với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được để đi vay.

Sau đó, số tiền lại được đưa vào nền kinh tế thông qua hoạt động mua hàng hóa, trong khi những người có số dư tài khoản tiếp lại tiêu dùng thông qua các hình thức thanh toán qua thẻ...

Chức năng thủ quỹ

Với chức năng này, ngân hàng thương mại nhận tiền gửi, giữ tiền, bảo quản tiền, thực hiện yêu cầu rút tiền, chi tiền cho khách hàng là các chủ thể trong nền kinh tế. Chức năng thủ quỹ của ngân hàng thương mại góp phần tạo ra lợi ích cho các chủ thể khác nhau.

Với khách hàng, chức năng thủ quỹ giúp đảm bảo an toàn tài sản và sinh lời được đồng vốn tạm thời thừa.

Với ngân hàng, có được nguồn vốn để thực hiện chức năng tín dụng và là cơ sở để ngân hàng thực hiện được chức năng trung gian thanh toán.

Với nền kinh tế, chức năng thủ quỹ khuyến khích tích lũy trong xã hội đồng thời tập trung nguồn vốn tạm thời thừa để phục vụ phát triển kinh tế.

Tín dụng thương mại giúp doanh nghiệp đầu tư vào tăng trưởng và mở rộng hoạt động. Ngoài ra, doanh nghiệp có tín dụng tốt có thể dễ tiếp cận nguồn vốn và xây dựng mối quan hệ tốt với bên cho vay.

Trong bài viết này, hãy cùng Jenfi Capital hiểu rõ về tín dụng thương mại là gì trong bối cảnh bình thường mới tại Việt Nam, ưu nhược điểm của tín dụng thương mại và cân nhắc có nên sử dụng công cụ này để tối ưu hóa dòng tiền của doanh nghiệp bạn không nhé!

Tín dụng thương mại là gì? Định Nghĩa

Tín dụng thương mại được hiểu là mối quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp. Với nhau. Các doanh nghiệp này hợp tác với nhau dựa trên những hình thức như: mua - bán chịu hàng hóa cho nhau; trả chậm, trả góp; hoặc thông qua lưu thông kỳ phiếu.

Ví dụ về tín dụng thương mại

Một ví dụ đơn giản về tín dụng thương mại là nhà phân phối bán “gối đầu” cho các đại lý cấp dưới. Khi mua hàng hóa từ nhà phân phối cấp cao hơn, họ thường có chính sách cho phép thanh toán chậm khi nhập hàng hóa. Nguồn hàng hóa này giống như là nguồn tài trợ vốn lưu động cho công ty.

Trong ví dụ này, nhà phân phối là bên cung cấp tín dụng thương mại, còn đại lý là bên nhận tín dụng.

Đối với các doanh nghiệp SME, tín dụng thương mại là nguồn tài chính quan trọng, thậm chí trong một số ngành nghề, đây là nguồn tài chính duy nhất của công ty.

Nghe qua về tín dụng thương mại, có vẻ các doanh nghiệp SME hưởng lợi nhiều từ công cụ này hơn.

Nhưng thực tế, mối quan hệ này có lợi cho cả hai bên. Bên cung cấp tín dụng thương mại có thể lưu thông hàng hóa nhanh hơn, tăng năng lực sản xuất, mở rộng quy mô, tăng tốc độ dòng tiền.

Bên nhận tín dụng thương mại có thể nhập hàng hóa để kinh doanh mà không cần tiền mặt.

Ưu và nhược điểm của tín dụng thương mại

Đối với doanh nghiệp SME, tín dụng thương mại có nhiều ưu điểm, tuy nhiên cũng có nhược điểm nằm ở chi phí ẩn trong đó. Hãy thử xem xét các ưu điểm và nhược điểm của hình thức tín dụng thương mại đối với doanh nghiệp SME ở dưới đây:

Ưu điểm

  • Doanh nghiệp có thể nhập hàng hóa thuận lợi, nhanh chóng, đảm bảo lưu thông.
  • Rút ngắn chu kì của dòng tiền, giúp bạn phát triển doanh thu nhanh hơn, dòng tiền quay vòng sớm hơn.
  • Không cần, hoặc giảm huy động vốn, vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Khuyết điểm

Bên cạnh những lợi thế phía trên, hình thức tín dụng thương mại cũng tồn tại những điểm bất lợi. Điển hình là những yếu tố dưới đây:

  • Về thời gian: tín dụng thương mại diễn ra trong thời gian ngắn, thường chỉ từ 30, 60 hoặc 90 ngày.
  • Về quy mô: hạn chế, giá trị tín dụng thương mại sẽ phụ thuộc nhiều vào độ tín nhiệm và hình thức của doanh nghiệp bạn, tuy nhiên giá trị nhỏ nếu so với huy động vốn từ vay doanh nghiệp.
  • Về phạm vi: tín dụng thương mại thường mang tính song phương, do đó, nếu doanh nghiệp SME hoặc công ty mới thành lập sẽ khó tìm được nhà cung cấp có tín dụng thương mại rộng rãi.
  • Về mức độ phù hợp: không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận hình thức này, vì còn phụ thuộc vào ngành nghề, hàng hóa.

Tín dụng thương mại có phải là vay 0% lãi suất?

Có lẽ ít doanh nghiệp SME nào để ý về tín dụng thương mại đó là chi phí ẩn mà bên cung cấp tín dụng ít đề cập. Và bạn phải hiểu rõ chi phí ẩn này trước khi quyết định có nên chấp nhận tín dụng thương mại hay không.

Trên thực tế, bên cung cấp tín dụng sẽ ở cùng một vị trí của bạn khi đề cập đến dòng tiền (ví dụ: Nhà phân phối cấp 1 (NPP) cấp tín dụng thương mại cho Nhà phân phối cấp 2; nhà phân phối cấp 2 cấp tín dụng thương mại cho đại lý nhỏ. Cả 3 doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng này đều nằm trên một dòng tiền).

Nếu doanh nghiệp của bạn là NPP cấp 2, hoặc là đại lý nhỏ, lúc này Chi phí hiệu quả (Cost Effectiveness) bạn trả cho bên cấp tín dụng sẽ cao hơn giá trị nếu bạn thanh toán bằng tiền mặt.

Lấy ví dụ, NPP cấp 1 có chính sách 2%/10 , net 30 cho NPP cấp 2. Nghĩa là, nếu NPP cấp 2 thanh toán trong 10 ngày sau nhận hàng, sẽ được chiết khấu 2%. Nếu thanh toán khi đến hạn (30 ngày), sẽ không được chiết khấu.

Áp dụng công thức tính toán trong trường hợp bạn không nhận chiết khấu:

Chi phí không chiết khấu = tỉ lệ chiết khấu/ (1 - tỉ lệ chiết khấu)/ (360/ (ngày đến hạn - ngày giảm giá)

Ta được:

Chi phí không chiết khấu = 2%/(1- 2%)x(360/(30-10)) = 36,73%.

Nói cách khác, nếu bạn thanh toán trong 10 ngày đầu, bạn sẽ được hưởng giá tốt hơn khi thanh toán đến hạn (ngày 30) với lãi suất gần 37%. Trong trường hợp này, vay ngân hàng hoặc công ty tài chính để thanh toán nhanh còn tốt hơn nhận tín dụng thương mại 30 ngày.

Như vậy, doanh nghiệp SME của bạn có nên nhận tín dụng thương mại hay không?

Nếu trường hợp công ty của bạn muốn mua hàng tồn kho và có dòng tiền mặt thanh toán để nhận chiết khấu trong điều kiện tín dụng thì nên. Tuy nhiên, bạn cần tính toán kỹ chi phí ẩn khi sử dụng tín dụng thương mại như ví dụ trên để xem thật ra khoản tín dụng đó có thật sự rẻ hay không.

Ngược lại, nếu công ty bạn không có dòng tiền mặt để nhận chiết khấu như ví dụ trên, bạn có thể tiếp cận với các hình thức huy động vốn hay mua hàng khác để hưởng lợi tốt nhất.

Jenfi hỗ trợ doanh nghiệp mua hàng tồn kho - không phí ẩn

Nếu doanh nghiệp của bạn đang sử dụng tín dụng thương mại để mua hàng tồn kho và mở rộng kinh doanh, thì Jenfi là một trong những đơn vị tài trợ tài chính giúp bạn đạt được cả hai mục tiêu: nhận được tín dụng thương mại có chiết khấu từ đối tác của bạn với chi phí thấp nhất.

Ngoài việc Jenfi có thể cung cấp vốn cho doanh nghiệp của bạn lên đến 10 tỷ VND, lãi suất vay từ Jenfi cũng rất cạnh tranh: chỉ từ 7% một năm và không có phí ẩn.

Thông qua những phản hồi tích cực mà Jenfi nhận được từ những đối tác đi trước, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trung bình mỗi tháng của họ đã chạm được tới 8.1% (tương đương với 156%/năm).

Bên cạnh đó, những ưu thế khi vay vốn từ Jenfi còn có:

Không yêu cầu tài sản thế chấp như những hình thức cho vay truyền thống

Jenfi rất coi trọng tầm nhìn chiến lược và khả năng kinh doanh của bạn. Chúng tôi cho rằng không phải chỉ có những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh mới có thể tham gia phát triển thương mại.

Thế cho nên bạn không cần lo lắng về việc phải tìm tài sản có giá trị để thế chấp. Dù cho bạn thuộc doanh nghiệp vừa hay nhỏ nhưng đang cần nguồn vốn để đầu tư cho công ty thì hãy mạnh dạn tìm đến Jenfi.

Xóa bỏ hình thức lãi kép

Khi giữa doanh nghiệp và Jenfi đã có sự hợp tác, mức lãi suất sẽ được thỏa thuận kĩ càng giữa 2 bên và phần phí sẽ được tính dựa trên phần trăm doanh thu của doanh nghiệp. Tất cả những điều này sẽ diễn ra đến khi nào doanh nghiệp hoàn tất vốn.

Bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì sẽ không xuất hiện phần lãi kép khi bạn vẫn chưa có đủ khả năng xoay xở cho số tiền mình cần chi trả.

Thủ tục đơn giản, nhanh gọn và dễ hiểu

Chỉ cần công ty, xí nghiệp của bạn vẫn còn hoạt động và có đủ thông tin cần thiết thì Jenfi sẽ giải quyết hồ sơ của bạn một cách nhanh chóng. Jenfi cam đoan sẽ giải quyết hồ sơ tối đa trong 5 ngày. Sau đó hệ thống sẽ tự động giải ngân và bạn hoàn toàn có thể nhận được nguồn vốn hỗ trợ trong vỏn vẹn 2 ngày.

Đội ngũ cố vấn tài chính giàu kinh nghiệm

Những cố vấn của Jenfi luôn sẵn sàng đưa ra những góc nhìn khác cho doanh nghiệp. Từ đó sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tạo nên một kế hoạch có định hướng cụ thể và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Câu Hỏi Thương Gặp

Làm thế nào để xây dựng tín dụng thương mại cho doanh nghiệp?

Xây dựng tín dụng kinh doanh là một quá trình liên quan đến việc thiết lập một hồ sơ tín dụng tốt với người cho vay. Bạn có thể bắt đầu bằng cách mở thẻ tín dụng kinh doanh, vay tiền hoặc nhận hạn mức tín dụng từ người cho vay. Ngoài ra, bạn có thể xây dựng tín dụng kinh doanh của mình bằng cách thanh toán hóa đơn đúng hạn và sử dụng các cơ quan báo cáo tín dụng dành riêng cho doanh nghiệp.

Tín dụng doanh nghiệp khác với tín dụng cá nhân như thế nào?

Tín dụng doanh nghiệp khác với tín dụng cá nhân ở một số điểm. Đầu tiên, báo cáo và điểm tín dụng doanh nghiệp tách biệt với các báo cáo và điểm tín dụng cá nhân. Báo cáo tín dụng doanh nghiệp thường tính đến các yếu tố như quy mô doanh nghiệp, ngành của doanh nghiệp và loại sản phẩm tín dụng mà doanh nghiệp đã sử dụng hoặc đăng ký. Doanh nghiệp có quyền tiếp cận các loại sản phẩm tín dụng khác nhau, chẳng hạn như hạn mức tín dụng, thẻ tín dụng kinh doanh và cho vay thiết bị, vốn không dành cho cá nhân.

Những lợi ích khi có tín dụng thương mại tốt

Lợi ích của việc có điểm tín dụng kinh doanh tốt bao gồm khả năng tiếp cận tài chính tốt hơn, tăng độ tin cậy với các nhà cung cấp và cải thiện cơ hội đảm bảo tài chính.

Chủ đề liên quan: điểm tín dụng, báo cáo tín dụng, thẻ tín dụng kinh doanh, khoản vay kinh doanh, hạn mức tín dụng.

Tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại khác nhau như thế nào?

Có thể định nghĩa ngắn gọn 2 khái niệm trên như sau: Tín dụng thương mại (TDTM) là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Tín dụng ngân hàng (TDNH) là mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các chủ thể khác trong xã hội (cá nhân, doanh nghiệp).

Tín dụng thương mại có nhược điểm gì?

Nhược điểm của tín dụng thương mại - Thời hạn cho vay là ngắn hạn (dưới 1 năm). - Bị giới hạn về quy mô, tức là bị giới hạn về hàng hóa bán chịu. - Bị giới hạn giữa các doanh nghiệp với nhau. - Chỉ được cấp dưới hình thức hàng hóa nên chỉ có thể cung cấp cho một số doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề nhất định.

Mục đích tín dụng ngân hàng là gì?

Tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đều là hình thức bên cho vay chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên đi vay nhằm mục đích phục vụ sản xuất, kinh doanh sinh lời. Đến thời hạn thỏa thuận, người vay phải hoàn trả tài sản vay và tiền lãi.

Phòng tín dụng ngân hàng là gì?

1. Thế nào là phòng tín dụng (CREDIT DEPARTMENT) ? Như vậy, phòng tín dụng là một bộ phận quan trọng trong các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng, chịu trách nhiệm quản lý và đán giá các hoạt động liên quan đến cho vay và quản lý rủi ro tín dụng.