Trẻ chậm nói đi khám ở đâu

24/03/2020

Bước qua hai tuổi, nhiều trẻ không biết nói, không chịu nói và không phản ứng với mọi thứ âm thanh xung quanh. Nhiều bố mẹ nghĩ rằng con mình tự kỷ, khi đến khám tại Trung tâm Thính học & Trị liệu ngôn ngữ, Bệnh viện Nhi Trung ương mới “ngã ngửa” ra biết con mình mắc chứng bệnh suy giảm thính lực.

Chậm nói đến từ nhiều nguyên nhân

Bé Thỏ – cô con gái thứ 2 của chị Thanh năm nay đã 2 tuổi nhưng chỉ nói được vài từ quen thuộc.  Mẹ của bé Thỏ cảm thấy lo lắng về vấn đề chậm nói của cô con gái thứ 2 của mình, bởi chị đã có kinh nghiệm quan sát sự phát triển ngôn ngữ của cô con gái đầu tiên. Lo lắng con có thể bị tự kỷ, chị đưa con đến các phòng khám chuyên khoa tâm lý để đánh giá. Các bác sĩ nhận định con không bị tự kỉ và chị cho con đi học mầm non sau nửa năm vẫn không thấy con nói nhiều thêm. Trong một lần đưa con đi khám tại Trung tâm thính học và Trị liệu ngôn ngữ, cả gia đình gần như không thể tin được khi các bác sĩ thông báo con mình bị nghe kém. Đây chính là “thủ phạm” gây ra việc chậm nói của bé Thỏ.

Bé Nguyễn Huy Nam [3 tuổi, Thanh Hóa] được gia đình đưa đến khám với lý do cháu chưa biết nói, mặc dù cháu đã 3 tuổi. Chị Ngọc-mẹ bé Huy Nam có chia sẻ: “Ban đầu, gia đình chỉ nghĩ con chậm nói hơn so với các bạn cùng trang lứa, chờ một thời gian nữa con sẽ nói thôi. Cả nhà lại hy vọng chờ thêm một thời gian nữa. Chúng tôi cũng mua rất nhiều tranh, ảnh và đồ chơi để dạy con nhưng con vẫn không có tiến bộ. Như có cái gì đó mách bảo, gia đình chúng tôi lấy quyết tâm đưa con ra Bệnh viện Nhi Trung ương khám xem con có vấn đề gì không. Lúc nghe bác sĩ đọc kết quả con bị nghe kém, chúng mới tôi hiểu nguyên nhân khiến con chậm nói chính là do con bị suy giảm sức nghe ở mức độ nặng”. Chị Ngọc vừa nói vừa khóc vì vừa thương con vừa trách bản than đã quá chủ quan không mang con đi khám sớm hơn.

Hai gia đình trên chỉ là hai trường hợp điển hình trong số rất nhiều gia đình với tư tưởng chờ đợi “rồi con sẽ biết nói hết”. Hậu quả dẫn đến là chính cha mẹ đã đánh mất “thời gian vàng” của trẻ để phát triển ngôn ngữ, gây khó khăn cho trẻ khi giao tiếp và hòa nhập với cuộc sống khi trẻ lớn lên.

Trẻ nghe kém đang được can thiệp trị liệu ngôn ngữ tại bệnh viện Nhi Trung ương

ThS, BS Lại Thu Hà – Giám đốc Trung tâm Thính học & Trị liệu ngôn ngữ, Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết, hiện nay có khá nhiều trẻ đến khám tại bệnh viện với lý do chậm nói. “Chậm nói hay chậm phát triển ngôn ngữ bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau. Chậm nói có thể là biểu hiện của trẻ mắc tự kỷ hoặc là biểu hiện của sự trì trệ của vùng ngôn ngữ trên não bộ dù trí tuệ và tâm lý của trẻ bình thường. Có những bé bị bệnh bại não, chậm phát triển trí tuệ cũng dẫn đến chậm nói. Và đặc biệt có những bé bị nghe kém thì chắc chắn chậm nói hoặc thậm chí không có ngôn ngữ tùy vào mức độ nghe kém”, BS Hà nói.

Do đó, tại các bệnh viện trên thế giới cũng như tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, việc đầu tiên khi thăm khám các cháu bé chậm nói, các bác sĩ sẽ đo thính lực của các bé để loại trừ các nguyên nhân gây ra chậm nói là do thính lực hay do có vấn đề về bại não hay chậm phát triển trí tuệ.

Theo dõi mốc chậm nói để can thiệp sớm cho trẻ

Theo BS Hà, việc sàng lọc sức nghe cho các bé sơ sinh là một tiêu chí không thể bỏ qua tại các cơ sở sản khoa. Do đó, BS Hà khuyến cáo, các gia đình nên cho con đi khám sàng lọc sức nghe khi các bé có những biểu hiện bất thường như: trẻ được 3-4 tháng tuổi mà không đáp ứng với tiếng động mạnh; không phát ra âm thanh gừ gừ.

Đến mốc 5-12 tháng, trẻ không phản ứng hoặc quay đầu về phía có âm thanh phát ra; không tìm cách giao tiếp với người khác; không biết nói một từ nào, không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay; không phản ứng khi được gọi tên; không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, “chào bé” và “bai bai ”; không quan tâm tới thế giới xung quanh.

Ở mốc phát triển từ 15-18 tháng, các bố mẹ cũng đặc biệt lưu  ý khi trẻ không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, “dậy nào”; không nói được từ nào; không chỉ vào đồ vật hay bức tranh khi được hỏi, không chỉ vào vật mình thích và ngước nhìn bạn; không thể chỉ vào vài bộ phận của cơ thể [ví dụ đầu, mắt, mũi] khi được yêu cầu.

“Giai đoạn này, trẻ chưa thể nói được sáu từ; không thể giao tiếp bằng bất cứ cách nào, kể cả khi cần giúp đỡ, không biết chỉ vào thứ mình muốn, chưa nói được các từ đơn giản như “mẹ”, “bế”; không hiểu các mệnh lệnh đơn giản, ví dụ “Đừng sờ vào!”;  không đáp lại bằng lời nói hoặc cử chỉ khi được hỏi “Cái gì đây?”, “Dép bé đâu?” thì các bậc phụ huynh cần phải cho trẻ đi khám sớm”, BS Hà nói.

BS Hà cũng lưu ý bố mẹ quan sát con khi trẻ bước sang tháng thứ 24 mà vốn từ tăng chậm; chưa nói nổi 15 từ; không tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói của người khác; không thể thực hiện những cuộc hội thoại đơn giản, không dùng lời nói để giao tiếp, không hiểu các chỉ dẫn hay câu hỏi dài hơn… Từ 25-35 tháng, không nói được câu đơn giản có 2-4 từ; không thể gọi tên vài bộ phận của cơ thể; không biết đặt các câu hỏi đơn giản; không ai trong gia đình có thể hiểu bé.

Ở giai đoạn trẻ từ 3 đến 4 tuổi, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ có những biểu hiện không sử dụng đại từ nhân xưng nào [con, mẹ]; không thể ghép các từ thành câu ngắn [ví dụ “Mẹ giúp con”,” Muốn uống nữa”]; không hiểu những chỉ dẫn hay câu hỏi ngắn [ví dụ “Lấy giầy của con và đặt lên giá”, “Trưa nay con muốn ăn gì?”; lời nói rất không rõ ràng, khiến người trong gia đình và người ngoài đều không hiểu; không đặt câu hỏi; ít quan tâm hoặc không quan tâm tới sách truyện; không quan tâm và không tương tác với các trẻ khác; đặc biệt khó tách khỏi bố mẹ…

BS Hà nhấn mạnh, độ tuổi từ 3 tháng – 2 tuổi, khoảng 1/5 trẻ em có thể có dấu hiệu chậm nói, nhưng nhiều trẻ trong số đó sẽ đuổi kịp các bạn khi lớn lên. Với những trẻ nghe kém ở mức độ nhẹ, chúng phát triển ngôn ngữ cũng như hiểu lời ở độ tuổi nhỏ như các bạn khác nhưng chúng bắt đầu gặp khó khăn khi đến tuổi đến trường vì chúng rất khó nghe trong các môi trường ồn và khoảng cách xa. Hoặc, có những bé sinh ra được sàng lọc ốc tai với kết quả bình thường nhưng trong quá trình lớn lên sức nghe của bé mới bị giảm sút.

“Sự quan tâm và để ý của cha mẹ vô cùng quan trọng với các bé. Bởi không ai khác, chính bố mẹ mới là người cảm nhận được những bất thường của con mình đầu tiên. Do đó, nếu có bất kì dấu hiệu nào bất thường như trên, việc đầu tiên bố mẹ cần làm là kiểm tra khả năng nghe của con”, BS Hà chia sẻ.

  Trung tâm thính học-Bệnh viện Nhi TW

Trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ chậm nói có xu hướng tăng lên đáng kể do gia đình ít tương tác với con cái và thói quen sử dụng các thiết bị điện tử thường xuyên. Do đó, vấn đề Trẻ chậm nói khám ở đâu tốt? là mối bận tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Thông tin về 10 bệnh viện/ phòng khám uy tín trong bài viết sẽ giúp phụ huynh dễ dàng hơn khi lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh cho con trẻ.

Trẻ chậm nói khám ở đâu tốt?

Thông thường, trẻ bắt đầu nói được những từ có nghĩa vào 12 tháng tuổi thông qua khả năng bắt chước từ bố mẹ và những người thân trong gia đình. Khả năng giao tiếp của bé sẽ có sự phát triển rõ rệt vào giai đoạn 1 – 5 năm đầu đời. Nếu trẻ không có khả năng ngôn ngữ sau 15 tháng tuổi, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

Trẻ chậm nói là dấu hiệu của rất nhiều vấn đề sức khỏe như chậm phát triển, rối loạn ngôn ngữ, câm nín chọn lọc và thậm chí là bệnh tự kỷ [rối loạn phổ tự kỷ]. Trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ chậm nói có xu hướng gia tăng do thói quen cho trẻ sử dụng ipad, TV và smarphone ngay từ nhỏ. Những thiết bị này tạo ra nội dung 1 chiều, hoàn toàn không yêu cầu sự tương tác của trẻ. Dần dần, trẻ có xu hướng thụ động và chậm phát triển ngôn ngữ.

Ngôn ngữ là khía cạnh quan trọng của cuộc sống. Đồng thời là phương tiện đơn giản, nhanh chóng nhất để thể hiện suy nghĩ, mong muốn, phục vụ cho nhu cầu giao tiếp, giãi bày cảm xúc, kết bạn,… Tình trạng chậm nói ở trẻ còn là dấu hiệu cho thấy trẻ có IQ thấp, kém thông minh và hạn chế về khả năng tiếp thu. Do đó, phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu chậm nói hơn so với các trẻ đồng trang lứa.

Dưới đây là 10 địa chỉ hàng đầu chuyên khám và điều trị chứng chậm nói ở trẻ nhỏ:

Bệnh viện Nhi Trung Ương là 1 trong 3 bệnh viện hàng đầu khu vực miền Bắc về lĩnh vực Nhi khoa. Được thành lập từ năm 1969, bệnh viện đã trải qua 50 năm hoạt động và phát triển. Với những nỗ lực không ngừng của đội ngũ y bác sĩ, bệnh viện ngày càng lớn mạnh với nhiều chuyên khoa lâm sàng và cận lâm sàng.

Trung tâm thính học – Bệnh viện Nhi Trung Ương là đơn vị tiếp nhận khám và điều trị cho trẻ bị chậm nói. Các bác sĩ tại đây đều là những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm, được đào tạo bài bản và chuyên môn cao. Bên cạnh thăm khám lâm sàng, trung tâm thính học còn kết hợp với các chuyên khoa khác để hỗ trợ cho công tác chẩn đoán và điều trị chứng chậm nói ở trẻ nhỏ.

Bệnh viện Nhi Trung Ương – Địa chỉ khám chứng chậm nói ở trẻ uy tín ở khu vực miền Bắc

Ngoài ra, các bác sĩ tại Trung tâm thính học Bệnh viện Nhi Trung Ương cũng sàng lọc các bệnh lý về lưỡi, vòm miệng và miệng để tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng chậm nói. Bệnh viện có tiếp nhận khám BHYT và khám theo yêu cầu nên phụ huynh có thể dễ dàng lựa chọn dịch vụ phù hợp.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 18/879 Đường La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Số điện thoại: 024 6273 8532
  • Website: benhviennhitrunguong.org.vn

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện hạng đặc biệt trực thuộc Bộ y tế. Bệnh viện cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau. Với thế mạnh về cơ sở hạ tầng, máy móc và đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, bệnh viện Bạch Mai trở thành địa chỉ khám chữa bệnh uy tín ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng.

Phụ huynh có nhu cầu khám chậm nói ở trẻ nhỏ có thể đến Viện sức khỏe Tâm thần của Bệnh viện Bạch Mai. Khoa sẽ tiến hành thăm khám để xác định các nguyên nhân liên quan đến thần kinh, tâm thần và các nguyên nhân thực thể gây ra chứng chậm nói ở trẻ. Nếu bắt nguồn từ các bệnh lý thực thể như khả năng nghe kém, khó phát âm,… trẻ sẽ được chuyển đến các khoa chuyên sâu để được điều trị.

Viện sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị chuyên tiếp nhận khám và điều trị chứng chậm nói ở trẻ em

Ngoài Viện sức khỏe tâm thần, phụ huynh cũng có thể cho trẻ thăm khám tại khoa Nhi, khoa Tai mũi họng hoặc các khoa Tổng quát [Khoa Khám bệnh, Khoa khám bệnh theo yêu cầu,…] để bác sĩ sàng lọc và chuyển đến các khoa tương ứng. Hạn chế khi thăm khám và điều trị tại bệnh viện Bạch Mai là số lượng bệnh nhân khá đông nên mất nhiều thời gian chờ đợi.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 78 Đường Giải Phóng, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Số điện thoại: 024 3869 3731
  • Website: bachmai.gov.vn

Bệnh viện Đức Giang là bệnh viện đa khoa hạng I được khởi công xây dựng vào năm 1961 và khánh thành vào năm 1963. Hiện tại, bệnh viện có 45 khoa phòng với 10 phòng ban chức năng, 9 khoa cận lâm sàng và 26 khoa lâm sàng. Trong những năm gần đây, bệnh viện đẩy mạnh đầu tư về máy móc và trang thiết bị hiện đại nhằm hỗ trợ các bác sĩ trong công tác khám chữa bệnh.

Với trẻ bị chậm nói, các bác sĩ khoa Nhi sẽ khám khả năng nói chuyện, lắng nghe, hỏi đáp của bé. Sau đó, bác sĩ sẽ đề nghị làm một số xét nghiệm chuyên sâu để xác định nguyên nhân tâm lý và thực thể. Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ khai thác tiền sử gia đình để chẩn đoán chính xác nhất vấn đề mà trẻ gặp phải.

Khoa Nhi – Bệnh viện đa khoa Đức Giang là địa chỉ khám trẻ chậm nói uy tín tại Hà Nội

Đối với những nguyên nhân tâm thần nặng như rối loạn phổ tự kỷ, chậm phát triển,… trẻ có thể được chuyển sang những bệnh viện chuyên về sức khỏe tâm thần để thuận tiện điều trị. Bệnh viện đa khoa Đức Giang chỉ có thế mạnh về điều trị chậm nói do các nguyên nhân thực thể như vấn đề về tai, mũi, họng, trẻ chậm phát triển do suy dinh dưỡng.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 54 Đường Trường Lâm, Phường Đức Giang, Quận Long Biên, Hà Nội
  • Số điện thoại: 1900 29 29 19 – 0966 381 616
  • Website: benhvienducgiang.com

Bệnh viện Việt Pháp là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở khu vực miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng. Có nguồn vốn đầu tư mạnh, bệnh viện được xây dựng với quy mô lớn, cơ sở hạ tầng khang trang, tiện nghi và máy móc, thiết bị vô cùng hiện đại. Nếu e ngại phải chờ đợi lâu khi thăm khám, phụ huynh có thể lựa chọn bệnh viện Việt Pháp để thăm khám và điều trị chứng chậm nói ở con trẻ.

Khoa Nhi & Nhi Sơ sinh Tổng quan là đơn vị tiếp nhận khám cho trẻ bị chậm nói. Khoa có năng lực chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau nên bệnh nhi không phải di chuyển nhiều giữa các khoa phòng. Bên cạnh khám lâm sàng và xét nghiệm, các chuyên gia tại Bệnh viện Việt Pháp còn thực hiện đánh giá tâm lý để tìm ra chính xác nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.

Phụ huynh có thể cho trẻ đến Khoa Nhi & Nhi sơ sinh Tổng quan – Bệnh viện Việt Pháp để khám và điều trị chứng chậm nói

Với dịch vụ tốt và cơ sở hạ tầng khang trang, hiện đại, Bệnh viện Việt Pháp trở thành địa chỉ khám trẻ chậm nói uy tín ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng. Để tiết kiệm thời gian khi đến khám chữa bệnh, phụ huynh có thể gọi điện thoại đặt lịch hẹn trước.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Hotline: 024 3574 1111 – 024 3577 1100
  • Website: hfh.com.vn

Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế là địa chỉ khám trẻ chậm nói uy tín ở khu vực miền Trung. Tiền thân của bệnh viện là Trung tâm y học lâm sàng được thành lập vào năm 1998. Trải qua nhiều năm phát triển, bệnh viện đã được công nhận là bệnh viện hạng I quy mô gần 700 giường bệnh.

Nếu con trẻ gặp phải tình trạng chậm nói, phụ huynh có thể đưa trẻ đến Phòng khám Nhi Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Sở hữu đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, bệnh nhi đến đây sẽ được thăm khám kỹ lưỡng và điều trị phù hợp với độ tuổi. Ngoài ra, khoa Nhi còn hợp tác với các bệnh viện trong khu vực để tìm ra giải pháp điều trị thích hợp với những trẻ chậm nói do các rối loạn tâm thần và thần kinh.

Phòng khám Nhi – Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế được nhiều phụ huynh lựa chọn khi con trẻ gặp phải tình trạng chậm nói

Bên cạnh đó, Phòng khám nhi Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế còn điều trị các chứng bệnh về ngôn ngữ thường gặp ở trẻ như nọi ngọng, nói lắp,… Bệnh viện có chi phí khám và điều trị khá hợp lý nên phù hợp với nhiều đối tượng. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể sử dụng BHYT để tiết kiệm chi phí khi đưa trẻ thăm khám và điều trị.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 41 – 51 Đường Nguyễn Huệ, Vĩnh Ninh, Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Số điện thoại: 0234 6278 944
  • Website: bvydhue.vn

Trong trường hợp trẻ đã được chẩn đoán chậm nói do tự kỷ, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ngôn ngữ, câm nín chọn lọc,… phụ huynh có thể cân nhắc đưa trẻ đến Bệnh viện Tâm thần Huế thăm khám và điều trị. Bệnh viện chuyên về chẩn đoán và chữa trị các chứng bệnh có liên quan đến thần kinh, tâm thần. Do đó, trẻ sẽ được thăm khám và tìm ra các giải pháp thích hợp nhất.

Đối với trẻ chậm nói đơn thuần [do thiếu sự tương tác từ gia đình, kích thích từ môi trường,…], bác sĩ sẽ tư vấn cho phụ huynh một số cách khắc phục để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ kịp thời so với các trẻ đồng trang lứa. Tuy nhiên nếu do các rối loạn tâm thần và thần kinh, trẻ sẽ được điều trị chuyên sâu và có thể phải nhập viện nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng.

Bệnh viện Tâm thần Huế chuyên thăm khám và điều trị chứng chậm nói ở trẻ do các nguyên nhân thần kinh và tâm thần

Bên cạnh đó, bệnh viện Tâm thần Huế còn phối hợp với điều trị chứng chậm nói ở trẻ nhỏ do các nguyên nhân thực tổn như nghe kém, khiếm thính,… Vì là bệnh viện chuyên về tâm thần và thần kinh nên đây sẽ là địa chỉ thích hợp với bệnh nhi chậm nói do rối loạn ngôn ngữ và rối loạn phổ tự kỷ.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 39 Phạm Thị Liên, Phường Kim Long, Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Số điện thoại: 0234 352 3718
  • Website: bvtthan.thuathienhue.gov.vn

Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố là địa chỉ chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em. Do đó, phụ huynh có thể cho trẻ chậm nói đến đây thăm khám và điều trị. Bệnh viện có nhiều chuyên khoa lâm sàng và cận lâm sàng nên có thể hỗ trợ cho công tác chẩn đoán và điều trị chứng chậm nói ở trẻ nhỏ.

Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố có thể điều trị chứng chậm nói ở trẻ nhỏ do các nguyên nhân thực thể như các tổn thương ở não bộ, giảm thính lực, bất thường ở bộ máy phát âm,… Ngoài ra, trẻ cũng được chẩn đoán chuyên về tâm lý – tâm thần để phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn gây chậm phát triển ngôn ngữ như chứng chậm phát triển, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn phổ tự kỷ và câm nín chọn lọc.

Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố – Địa chỉ khám trẻ chậm nói uy tín ở TPHCM

Hiện nay, bệnh viện đã triển khai nhiều phương pháp điều trị như sử dụng thuốc, tâm lý trị liệu, giáo dục gia đình, âm nhạc trị liệu,… để cải thiện chứng chậm nói ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, bệnh viện còn có các khu vực giường bệnh để phục vụ cho nhu cầu điều trị nội trú ở bệnh nhi mắc các chứng rối loạn tâm thần và thần kinh nghiêm trọng.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 15 Võ Trân Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TPHCM
  • Số điện thoại: 028 2253 6688
  • Website: bvndtp.org.vn

Bệnh viện Nhi Đồng 1 là cơ sở chăm sóc sức khỏe lâu đời ở TPHCM. Hiện tại, bệnh viện đã có hơn 60 năm xây dựng và phát triển. Ngoài những khối ngành mũi nhọn như Tai mũi họng, Tim mạch, Miễn dịch, Bệnh viện Nhi Đồng 1 còn phát triển khoa Tâm lý để chẩn đoán và điều trị các chứng bệnh về tâm lý thường gặp ở trẻ nhỏ.

Khoa có thế mạnh về chẩn đoán và điều trị chứng chậm nói do các nhiễu loạn tâm lý. Bên cạnh sử dụng thuốc, Khoa tâm lý của Bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng đã triển khai các phương pháp tâm lý trị liệu để điều chỉnh suy nghĩ, hành vi, nhận thức và hình thành nhân cách đúng đắn cho trẻ nhỏ.

Khoa Tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng 1 có thế mạnh trong điều trị chứng chậm nói ở trẻ do các nhiễu loạn tâm lý

Với nhiều khoa lâm sàng, bệnh viện cũng có khả năng chẩn đoán và điều trị chứng chậm nói ở trẻ nhỏ do các nguyên nhân thực thể như các bệnh lý ở não bộ, khiếm khuyết về tai, mũi, họng,… Bên cạnh đó, bệnh viện có tổ chức các chương trình giáo dục và trị liệu theo nhóm để hỗ trợ các bé phát triển ngôn ngữ, tăng sự tương tác xã hội và cải thiện nhận thức.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 341 Đường Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TPHCM
  • Số điện thoại: 028 3927 1119
  • Website: nhidong.org.vn

Ngoài Bệnh viện Nhi Đồng 1, phụ huynh cũng có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 để được thăm khám và điều trị chứng chậm nói. Khoa Tâm lý là đơn vị chuyên tiếp nhận và điều trị chứng bệnh này ở trẻ nhỏ.

Khoa có đội ngũ bác sĩ có năng lực, chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm. Các bệnh nhi khi đến đây sẽ được thăm khám kỹ lưỡng và tư vấn điều trị các phương pháp phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khỏe.

Ngoài ra, các bác sĩ còn hướng dẫn phụ huynh thay đổi cách nuôi dạy và tương tác nhiều hơn với con trẻ để kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ, tư duy và tăng khả năng nhận thức. Bên cạnh đó, khoa cũng phối hợp với các chuyên khoa lâm sàng và cận lâm sàng để loại trừ hoặc xác định các nguyên nhân thực thể.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM
  • Số điện thoại: 028 3829 5724 – 028 3829 5723
  • Website: benhviennhi.org.vn

Phòng khám Đại học y Phạm Ngọc Thạch là cơ sở y tế được Đại học Đại học y Phạm Ngọc Thạch thành lập và trực tiếp quản lý. Đội ngũ bác sĩ tại đây chủ yếu là các giảng viên, tiến sĩ đang giảng dạy tại trường cùng với các bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện khác trong khu vực.

Đơn vị Âm ngữ trị liệu được thành lập từ tháng 1/2018 với hy vọng cải thiện khả năng ngôn ngữ của những trẻ bị tự kỷ, rối loạn lo âu, trầm cảm, mắc chứng câm nín chọn lọc và nhiều vấn đề tâm lý khác. Trẻ sẽ được giáo dục bằng phương pháp đặc biệt, đơn giản, dễ hiểu để cải thiện dần chức năng giao tiếp và tăng tính thích nghi với cộng đồng.

 Đơn vị Âm ngữ trị liệu – Phòng khám Đại học y Phạm Ngọc Thạch là địa chỉ chuyên điều trị rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Đơn vị Âm ngữ trị liệu sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm như Chuyên viên Cao Phương Anh, Chuyên viên Bùi Thị Duyên, Cố vấn âm ngữ trị liệu Hoàng Văn Quyên, Chuyên viên Ngôn ngữ học và Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ em Nguyễn Thị Ly Kha, Chuyên viên Phạm Hải Lê,… Có thể nói, phòng khám Đại học y Phạm Ngọc Thạch có đội ngũ hùng hậu về âm ngữ trị liệu cho trẻ nhỏ.

Ngoài ra, phòng khám Đại học y Phạm Ngọc Thạch còn có các chuyên khoa lâm sàng khác như Tai mũi họng, Thần kinh,… Các chuyên khoa này sẽ đảm nhiệm chức năng thăm khám và điều trị chứng chậm nói do các nguyên nhân thực thể.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 461 Đường Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM
  • Số điện thoại: 0283 8620 120
  • Website: phongkhamdaihocypnt.edu.vn

Trên đây là danh sách 10 địa chỉ khám chứng chậm nói ở trẻ em uy tín và đáng tin cậy. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể tham khảo thêm một số bệnh viện trong khu vực để tìm được địa chỉ đáng tin cậy và phù hợp nhất.

Video liên quan

Chủ Đề