Trong cơ thể người có bao nhiêu lít máu năm 2024

Con người sẽ không thể tồn tại nếu thiếu máu trong cơ thể. Lượng chất lỏng thiết yếu này trong cơ thể một người trưởng thành đủ để đổ đầy tràn một bình đựng sữa dung tích 1 gallon.

Trong cơ thể người có bao nhiêu lít máu năm 2024

Máu lưu thông khắp cơ thể người với vận tốc trung bình khoảng 4,8 - 6,4km/h. Ảnh: Shutterstock

Tiến sĩ Daniel Landau, một bác sĩ chuyên khoa huyết học và ung thư tại Trung tâm ung thư Orlando thuộc Đại học Florida (Mỹ), cho biết, một người trưởng thành trung bình có khoảng 4,5 - 5,5 lít máu lưu thông bên trong cơ thể họ.

Nếu không có máu, trọng lượng cơ thể chúng ta sẽ giảm 8 - 10% và tất nhiên, lúc đó chúng ta cũng sẽ chết. Điều này đồng nghĩa, ở một người sở hữu cân nặng 54kg, máu trong cơ thể họ chiếm khoảng 4,4 - 5,4kg.

Vào lúc 5 - 6 tuổi, trẻ em đã có lượng máu tương đương của người trưởng thành. Tuy nhiên, vì trẻ em nhỏ hơn với các cơ, xương và nội tạng không nặng bằng, nên máu của chúng chiếm tỉ lệ lớn hơn trong tổng trọng lượng cơ thể so với ở người lớn.

Trong khi đó, trẻ sơ sinh chẳng có mấy máu trong cơ thể. Một đứa trẻ chào đời với cân nặng khoảng 2,3 - 3,6kg chỉ có khoảng 0,2 lít máu trong cơ thể. Chừng ấy tương đương với lượng máu trong cơ thể của một con mèo nặng 4,5kg, theo tiến sĩ Greg Nelson, một bác sĩ thú y ở New York, Mỹ. Loài chó sở hữu lượng máu nhiều hơn chút đỉnh trong cơ thể chúng, đồng nghĩa với một con chó nặng 36kg có 3 lít máu.

Một điều thú vị ít người biết là, lượng máu trong cơ thể người là khác nhau giữa các cá nhân, phụ thuộc vào các yếu tố như độ tuổi, giới tính, sức khỏe tổng thể và thậm chí cả nơi sống. Chẳng hạn như, đàn ông có xu hướng có lượng máu lớn hơn phụ nữ sở hữu cùng kích thước cơ thể và cân nặng.

Những người sinh sống ở các vùng cao cũng có khả năng sở hữu lượng máu nhiều hơn tới 2 lít so với những người cư trú ở các nơi thấp hơn. Các chuyên gia giải thích, điều này là vì, không khí ở trên cao ít oxy hơn, nên những người sống ở đó cần thêm máu để vận chuyển đủ lượng oxy tới phổi.

Khi một người trưởng thành hiến máu, các nhân viên y tế thường rút lấy 500ml máu của họ.

Các tế bào máu có tuổi thọ khoảng 120 ngày và cơ thể liên tục sản sinh ra các tế bào máu mới ở tủy xương. Tuy nhiên, tủy xương vẫn cần thời gian để tái tạo các tế bào máu, nên đây là lí do chúng ta không thể hiến máu quá thường xuyên.

Ở người trưởng thành, máu trong cơ thể chứa khoảng 3 lít huyết tương, các tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tiểu cầu. Các vitamin, chất điện phân và các chất dinh dưỡng khác hoàn tan trong máu và được vận chuyển tới các tế bào và bộ phận cơ thể.

Máu của người còn chứa vàng và kim loại này chiếm khoảng 0,02% tổng lượng máu trong cơ thể. Điều này tương đương, bạn cần có máu của khoảng 40.000 người mới khai thác được khoảng 28g vàng, quá ít và không đủ để khiến bất kỳ ai trở nên giàu có.

Trong khi đó, sắt lại tồn tại với số lượng lớn hơn nhiều trong máu người. Nguyên tố này giúp các tế bào máu duy trì hình dạng tròn, giúp lí giải tại sao người trưởng thành có khoảng 3 - 4g sắt trôi nổi trong máu của họ.

Máu là một một mô lỏng lưu thông trong hệ tuần hoàn của cơ thể, chiếm khoảng 7% trọng lượng cơ thể và có vai trò cực kỳ quan trọng với sức khỏe cũng như hoạt động sống của con người. Tế bào máu được cơ thể sản sinh hàng ngày nhằm thay thế cho tế bào máu chết đi và thất thoát do chấn thương chảy máu. Vậy cơ thể chúng ta sản xuất bao nhiêu máu một ngày? Con người sẽ chết đi nếu mất bao nhiêu máu?

1. Cơ thể chúng ta có bao nhiêu lít máu?

Trung bình ở người trưởng thành, trong cơ thể sẽ có tổng khoảng 5 lít máu tuy nhiên sẽ có sai lệch giữa mỗi người, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các bác sĩ thường tính tổng lượng máu trong cơ thể một người dựa trên khối lượng và độ tuổi, ngoài ra sẽ xét đến 1 vài yếu tố đặc biệt khác như người trong giai đoạn mang thai, người vừa phẫu thuật, mất máu,…

Trong cơ thể người có bao nhiêu lít máu năm 2024

Lượng máu trong cơ thể chiếm tới khoảng 7% tổng trọng lượng

So với trọng lượng cơ thể, lượng máu thường chiếm từ 7 - 10 %, khác nhau ở từng độ tuổi như sau:

  • Người trưởng thành: Lượng máu chiếm từ 7 - 8% trọng lượng cơ thể.
  • Trẻ nhỏ: lượng máu chiếm từ 8 - 9% trọng lượng cơ thể.
  • Trẻ sơ sinh: Lượng máu chiếm từ 9 - 10% trọng lượng cơ thể.

Tuy nhiên ở phụ nữ mang thai, để nuôi dưỡng thai phát triển, lượng máu trong cơ thể mẹ nhiều hơn từ 30 - 50% so với bình thường. Với lượng máu trong cơ thể tương đối lớn này, nếu mất đi lượng máu nhỏ thì cơ thể sẽ không gặp vấn đề nghiêm trọng gì.

Trong cơ thể người có bao nhiêu lít máu năm 2024

Cơ thể phụ nữ mang thai sản xuất nhiều máu hơn bình thường

Song nếu mất lượng máu lớn thì sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bạn sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Nếu không kịp thời truyền máu, các cơ quan bị thiếu máu nuôi sẽ dần giảm chức năng, hoại tử và khiến người bệnh tử vong. Cơ thể con người vẫn sản xuất máu liên tục hàng ngày, tuy nhiên nếu lượng máu thất thoát lớn hơn cũng ảnh hưởng đến sức khỏe chung.

2. Cơ thể chúng ta sản xuất bao nhiêu máu một ngày?

Giống như các loại tế bào khác trong cơ thể, tế bào máu cũng có thời gian sống nhất định, chúng sẽ “lão hóa” và chết đi. Để bù lại lượng tế bào máu mất đi, cơ thể vẫn luôn sản xuất tạo máu mới liên tục. Tốc độ sản xuất này ước tính vào khoảng 2 triệu tế bào hồng cầu mỗi giây.

Tủy xương là nơi đảm nhiệm vị trí tạo tế bào máu mới từ tế bào gốc. Quá trình tạo mới tế bào máu này diễn ra liên tục cho đến khi cơ thể chết đi, nghĩa là mỗi ngày chúng ta đều được nhận lượng máu mới nhất định.

Ngoài tế bào hồng cầu thì máu gồm nhiều thành phần khác với nhiệm vụ khác nhau, cũng được sản xuất liên tục đưa vào hệ thống máu chung như:

  • Tiểu cầu: có tác dụng cầm máu.
  • Bạch cầu: Có tác dụng chống lại nhiễm trùng và tác nhân lạ gây bệnh.
  • Huyết tương: Vận chuyển các chất hòa tan trong máu, hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch.

Trong cơ thể người có bao nhiêu lít máu năm 2024

Máu được cơ thể sản xuất liên tục bù vào lượng máu mất đi

Trong các thành phần của máu, hồng cầu với vai trò vận chuyển oxy và cacbon dioxit được sản xuất trong thời gian dài nhất. Trung bình cơ thể cần khoảng 24 giờ để thay thế lượng huyết tương cơ thể mất đi nhưng tế bào máu đỏ thì cần đến 4 - 6 tuần.

Với các hoạt động hiến máu, mất máu do hiến tạng hoặc chấn thương, nếu điều trị và dinh dưỡng tích cực, cơ thể cũng cần ít nhất vài tháng để nồng độ sắt và lượng máu trở về bình thường.

3. Làm sao để cơ thể không bị thiếu máu?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc cơ thể sản xuất máu mới hàng ngày, đảm bảo không bị thiếu hụt ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan. Vì thế, quan tâm đến chế độ dinh dưỡng là việc hàng đầu để duy trì lượng máu an toàn trong cơ thể. Đặc biệt nếu vừa bị mất máu do hiến máu, hiến tạng, phẫu thuật hoặc chấn thương thì càng phải tăng cường các thực phẩm tốt, thúc đẩy quá trình tạo máu mới của cơ thể.

Dưới đây là những nhóm thực phẩm quan trọng cơ thể cần hấp thu để tạo máu, hãy đảm bảo luôn cung cấp đủ hàng ngày:

Thực phẩm giàu sắt

Sắt là thành phần quan trọng để tủy xương sản xuất hemoglobin trong hồng cầu. Nếu cơ thể thiếu sắt, không chỉ hoạt động sản xuất máu mới bị gián đoạn mà tế bào hồng cầu được tạo ra có thể chết sớm hơn bình thường hoặc mất khả năng vận chuyển oxy.

Trong cơ thể người có bao nhiêu lít máu năm 2024

Bổ sung đủ sắt giúp cơ thể sản xuất máu tốt hơn

Cơ thể có thể hấp thu sắt từ những loại thực phẩm như: động vật có vỏ như hến, sò, hàu, ngũ cốc, cải bó xôi, cacao, thịt bò, đậu hũ, gan bò, gan gà, các loại cá biển, đậu,…

Thực phẩm giàu Vitamin B12

Nếu như sắt là thành phần cấu tạo hồng cầu thì Vitamin B12 có vai trò quan trọng đảm bảo sự phát triển bình thường của hồng cầu mới. Thiếu hụt Vitamin B12 có thể khiến tế bào hồng cầu phát triển bất thường, mất chức năng vận chuyển oxy.

Các thực phẩm giúp bạn bổ sung Vitamin này cho cơ thể gồm: các loại thịt đỏ, động vật có vỏ, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại cá,… Ngoài ra, các thức uống bổ sung Vitamin cũng thường chứa cả Vitamin B12, bạn có thể bổ sung qua con đường này.

Thực phẩm giàu Vitamin B9

Vitamin B9 được nhiều người biết đến với tên là acid folic, là dưỡng chất quan trọng trong hoạt động của hệ thần kinh. Ngoài ra, hoạt động sản xuất máu mới của cơ thể cũng sử dụng Vitamin B9 nên cơ thể cũng cần bổ sung đủ loại dinh dưỡng này hàng ngày.

Trong khẩu phần ăn, bạn có thể bổ sung acid folic bằng những thực phẩm như: gan bò, măng tây, quả cam, ngũ cốc, bánh mì, các loại đậu và rau xanh lá,…

Trong cơ thể người có bao nhiêu lít máu năm 2024

Acid folic cũng tham gia vào hoạt động sản xuất máu của cơ thể

Cơ thể chúng ta sản xuất bao nhiêu máu một ngày? Với lượng máu cơ thể sản xuất mỗi ngày đủ bù đắp cho tế bào máu chết do già đi. Nếu có chấn thương hoặc mất máu nhiều bất thường, cơ thể sẽ tăng lượng sản xuất máu nhưng vẫn cần thời gian tương đối dài để hồi phục. Vì thế, việc bảo vệ cơ thể tránh mất máu là rất quan trọng.

Nếu cần hỗ trợ thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Cơ thể mất bao nhiêu máu sẽ chết?

Một trong những nguy cơ đáng sợ nhất là chấn thương gây đứt tĩnh mạch. Hậu quả có thể khiến máu chảy ra rất nhiều. Một người trưởng thành sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bất ổn khi mất khoảng 14% lượng máu của cơ thể. Họ sẽ bị ngất xỉu nếu mất từ 30 đến 40% máu.

1 ngày cơ thể tạo ra bao nhiêu ml máu?

Bình thường, hai quá trình sinh máu và tiêu hủy máu cân bằng nhau để đảm bảo duy trì thành phần và thể tích máu ổn định trong cơ thể. Ước tính mỗi ngày có từ 40 ml - 80 ml máu được thay thế mới.

1 đơn vị máu là bao nhiêu lít?

- Một đơn vị máu có thể tích 250 ml: 195.000 đồng; - Một đơn vị máu có thể tích 350 ml: 320.000 đồng; - Một đơn vị máu có thể tích 450 ml: 430.000 đồng.

Máu trong cơ thể tái tạo trong bao lâu?

Cơ chế sản xuất máu của cơ thể Cơ thể chúng ta liên tục tái tạo và bổ sung máu cho cơ thể. Trung bình sau mỗi 120 ngày, tế bào hồng cầu sẽ chết đi, bị lách tiêu hủy và tủy xương sẽ sản sinh ra tế bào máu mới để thay thế. Máu được hiến tặng chỉ có thể sử dụng tốt nhất trong vòng 42 ngày.