Trong tổng khối lượng cơ thể sinh vật các nguyên tố đa lượng c h o và n chiếm tỉ lệ xấp xỉ bằng

Thế giới sống và không sống đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học.

Thế giới sống và không sống đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học. Tuy nhiên thành phần các nguyên tố hóa học trong cơ thể sống và vật không sống khác nhau. Trong số 92 nguyên tố hóa học có trong tự nhiên thì chỉ có vài chục nguyên tố là cần thiết cho sự sống.

Trong số đó các nguyên tố C, H, N, O lại chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể sống. Các nguyên tố khác mặc dù có thể chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng không có nghĩa là chúng không có vai trò quan trọng đối với sự sống.

Tùy theo lệ các nguyên tố có trong cơ thể sống mà các nhà khoa học chia các nguyên tố thành hai loại : đại lượng và vi lượng.

- Các nguyên tố đại lượng chính như C, H, O, N chiếm khối lượng lớn trong tế bào vì chúng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtêin. cacbohiđrat, lipit và các axit nuclêic là những chất hóa học chính cấu tạo nên tế bào (bảng 3).

- Các nguyên tố vi lượng là những nguyên tố chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0.01% khối lượng cơ thể sống.

Bảng 3: Tỉ lệ % khối lượng của các nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể người

Nguyên tố vi lượng mặc dù chỉ chiếm một tỉ lệ cực nhỏ nhưng lại có vai trò quan trọng đối với sự sống. Những nguyên tố như : F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se. Zn. Co, B, Cr.I... chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng sinh vật không thể sống nếu thiếu chúng.

Ví dụ, mặc dù chỉ cần một lượng cực nhỏ nhưng nếu thiếu iôt chúng ta có thể bị bệnh bướu cổ. Trong chất khô của cây, Mo chỉ chiếm tỉ lệ 1 nguyên tử trên 16 triệu nguyên tử H nhưng nếu thiếu Mo cây trồng sẽ khó phát triển, thậm chí bị chết. Một số nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu được của các enzim.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 10 - Xem ngay

Nhóm các nguyên tố có tỉ lệ khoảng 96% khối lượng cơ thể sống là

A. N, P, K, S

B. C, H, O, N

C. các nguyên tố đa lượng

D. các nguyên tố vi lượng

Các câu hỏi tương tự

Cho các ý sau:

(1) Các nguyên tố trong tế bào tồn tại dưới 2 dạng: anion và cation.

(2) Cacbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.

(3) Có 2 loại nguyên tố: nguyến tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.

(4) Các nguyên tố chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.

(5) Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống.

Trong các ý trên, có mấy ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố chiếm phần lớn trong cơ thể sống (khoảng 96%) là:

A. Fe, C, H

B. C, N, P, Cl

C. C, N, H, O

D. K, S, Mg, Cu

Các nguyên tố vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống? Cho một vài ví dụ về nguyên tố vi lượng ở người.

Các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với cơ thể vì

A. Chiếm khối lượng nhỏ

B. Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

C. Cơ thể sinh vật không thể tự tổng hợp các chất ấy

D. Là thành phần cấu trúc bắt buộc của nhiều hệ enzim

Trong các nguyên tố đa lượng, cacbon được coi là nguyên tố đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ vì

A. Là nguyên tố đa lượng, chiếm 18,5% khối lượng cơ thể

B. Vòng ngoài cùng của cấu hình điện tử có 4 electoron

C. Là nguyên tố chính trong thành phần hóa học của các chất cấu tạo nên cơ thể sống

D. Được lấy làm đơn vị xác định nguyên tử khối các chất (đvC)

Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?

A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ thể

B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng

C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào

D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên

Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?

A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ thể.

B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.

C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào.

D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.

Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là những nguyên tố nào?

A. Ca, P, Cu, O

B. O, H, Fe, K

C. C, H, O, N

D. O, H, Ni, Fe

Đặc điểm của các nguyên tố vi lượng là gì?

A. Chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tế bào

B. Tham gia vào thành phần các enzim, hoocmôn

C. Có vai trò khác nhau đối với từng loài sinh vật

D. Cả A, B, C đều đúng

I.Các nguyên tố hoá học .

Thành phần hoá học của tế bào

Khi phân tích thành phần hoá học của tế bào, tế bào được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học. Trong tế bào có thể có mặt hầu hết các nguyên tố trong tự nhiên (92 nguyên tố). Trong đó, 25 nguyên tố đã được nghiên cứu kỹ là C, H, O, N, S, P, K, Ca, Mg, Fe, Mn, Cu, Zn, Mo, B, Cl, Na, Si, Co… là cần thiết cho sự sống.

Trong đó C, H, O và N chiếm 96% trọng lượng chất khô của tế bào, các nguyên tố còn lại chiếm chiếm một tỉ lệ nhỏ . Trong đó nguyên tố C là nguyên tố quan trọng nhất để tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ.

Tuy đều được cấu tạo từ các thành phần vô cơ nhưng vật sống có các đặc trưng của thể giới sống (chuyển hoá vật chất và năng lượng với môi trường, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản) trong khi các vật không sống thì không có khả năng này.

Nguyên nhân sự khác biệt đó là do sự khác nhau về thành phần, tỉ lệ các chất hoá học, sự tương tác của các chất hoá học dẫn đến các đặc tính sinh học nổi trội mà chỉ ở có ở thế giới sống.

Nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng

Dựa vào tỉ lệ và vai trò của các nguyên tố trong tế bào. Người ta chia các nguyên tố hoá học thành 2 nhóm cơ bản:

+ Nguyên tố đại lượng (Có hàm lượng 0,01% khối lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo nên tế bào, các hợp chất hữu cơ như: cacbohidrat, lipit... điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố C, H, O, N, Ca, S, Mg...

+ Nguyên tố vi lượng (Có hàm lượng < 0,01% khối lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo enzim, các hooc mon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố : Cu, Fe, Mn, Co, Zn...

Sự tương tác giữa các nguyên tố  đa lượng và vi lượng đã tạo nên các hợp chất: vô cơ (nước, muối khoáng ) và hợp chất hữu cơ ( lipit, cacbohidrat, prôtêin và axit nuclêic).

II.    Nước vai trò của nước trong tế bào

Cấu trúc hoá học của nước

Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxi kết hợp với 2 nguyên tử hidro bằng các liên kết cộng hoá trị. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về oxi nên phân tử nước có 2 đầu tích điện trái dấu nhau (phân cực) ® có khả năng hình thành liên kết hiđro (H) giữa các phân tử nước với nhau và với các phân tử chất tan khác ® tạo cho nước có tính chất lí hoá đặc biệt (dẫn điện, tạo sức căng bề mặt, dung môi...).

 

Trong tổng khối lượng cơ thể sinh vật các nguyên tố đa lượng c h o và n chiếm tỉ lệ xấp xỉ bằng

 

Trong tổng khối lượng cơ thể sinh vật các nguyên tố đa lượng c h o và n chiếm tỉ lệ xấp xỉ bằng

 Hình 1 : Cấu trúc hoá học của nước 

 Hình 2 : Mật độ của các phân tử nước ở trạng thái rắn và lỏng 

Vai trò của nước

  • Nước là thành phần cấu tạo nên tế bào
  • Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết
  • Là môi trường của các phản ứng sinh hóa
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.

III. Bài tập vận dụng

Câu 1: Phân biệt nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng

+ Nguyên tố đại lượng (Có hàm lượng 0,01% khối lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo nên tế bào, các hợp chất hữu cơ như: cacbohidrat, lipit... điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố C, H, O, N, Ca, S, Mg...

+ Nguyên tố vi lượng (Có hàm lượng < 0,01% khối lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo enzim, các hooc mon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố : Cu, Fe, Mn, Co, Zn...

Sự tương tác giữa các nguyên tố  đa lượng và vi lượng đã tạo nên các hợp chất: vô cơ (nước, muối khoáng ) và hợp chất hữu cơ ( lipit, cacbohidrat, prôtêin và axit nuclêic).

Câu 2 : Nêu vài trò của nước đối với tế bào

Nước có vai trò sau đây :

Nước là thành phần cấu tạo nên tế bào

Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết

Là môi trường của các phản ứng sinh hóa

Tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.

Câu 3. Giải thích tại sao khi phơi khô hoặc sấy khô một số thực phẩm là biện pháp giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn và tốt hơn

Làm giảm lượng nước giúp hạn chế vi sinh vật sinh sản làm hỏng thực phẩm

Câu 4. Hậu quả gì có thể xảy ra khi cho các tế bào sống vào trong ngăn đá

Khi cho tế bào vào ngăn đá => nước trong tế bào đông cứng lại => tăng khoảng cách các phân tử nước trong tế bào => tế bào tăng thể tích => gây vỡ tế bào

Câu 5. Tại sao trong khẩu phần ăn hằng ngày nên thường xuyên đổi món mà không nên chỉ ăn một món cho dù là rất bổ?

- Cung cấp nhiều loại  nguyên tố dinh dưỡng khác nhau cho tế bào và cho cơ thể

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Sinh lớp 10 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.