Trường tiểu học Lê Quý Đôn Quận 3

Các trường học khu vực quận 3 gồm các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học tại quận 3. Địa chỉ, số điện thoại các trường và các thông tin cần thiết khác.

Xem thêm: Gia sư giỏi giúp gì cho con em bạn

Trường tiểu học tại quận 3

Tên trường Địa chỉ Điện thoại
BÙI MINH TRỰC 264 Lê Văn Sĩ, P14, Q3 39316698
ÐÔ LƯƠNG 453/10KC Lê Văn Sĩ, P12, Q3 39316173
KỲ ÐỒNG 24 Kỳ Ðồng, P9, Q3 39316336
MÊ LINH 159 Hai Bà Trưng, P6, Q3 38295339
LÊ CHÍ TRỰC 335/4 Ðiện Biên Phủ, P4, Q3 38392459
LƯƠNG ÐỊNH CỦA 576 Nguyễn Ðình Chiểu, P4 38325671
NGUYỄN SƠN HÀ 55A Cao Thắng, P3, Q3 38323478
NGUYỄN THÁI SƠN 40 Huỳnh Tịnh Của, P8, Q3 38225282
NGUYỄN THANH TUYỀN 183 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P7 39326195
NGUYỄN THI 448/6 Lê Văn Sĩ, P14, Q3 39316652
NGUYỄN THIỆN THUẬT 633/36 Ðiện Biên Phủ, P1, Q3 38322787
NGUYỄN VIỆT HỒNG 300 Cách Mạng Tháng Tám, P10, Q3 39317333
PHAN ÐÌNH PHÙNG 491/7 Nguyễn Ðình Chiểu, P2, Q3 38325283
PHAN VĂN HÂN 382/21 Nguyễn Thị Minh Khai, P5, Q3 38395024
TRẦN MINH QUYỀN 391 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P7, Q3 38483650
TRẦN QUANG DIỆU 388 Trần Quang Diệu, P14, Q3 39317923
TRẦN QUỐC THẢO 6 Võ Văn Tần, P6, Q3 38294285
TRẦN VĂN ÐANG 205/13 Trần Văn Ðang, P11, Q3 39317548
TRƯƠNG QUYỀN 341 Lê Văn Sĩ, P13, Q3 39318391
TƯƠNG LẠI [khuyết tật] 290/14 NKKN 38482760
DL NGÔ THỜI NHIỆM 27 Phạm Ngọc Thạch, P6, Q3 38238911
DL QUỐC TẾ 21 Ngô Thời Nhiệm 39310894
DL ÚC CHÂU 24/2 Trương Định 39304557
DL BẮC MỸ 665 Điện Biên Phủ 38307909
DL VIỆT ÚC 110 Cao Thắng 38332875
ÁNH SÁNG 38 Tú Xương 39326038

Xem thêm: Giải pháp nào cho học sinh mất căn bản lấy lại kiến thức?

Trường THCS ở quận 3

Tên trường Địa chỉ Điện thoại
BẠCH ÐẰNG 386/42 Lê Văn Sĩ, P14, Q3 39317315
BÀN CỜ 106 bis Đường số 3 – CX Đô Thành, P4 38392848
COLETTE 10 Hồ Xuân Hương, P6, Q3 39304407
ÐOÀN THỊ ÐIỂM 413 Lê Văn Sĩ, P12, Q3 39318025
HAI BÀ TRƯNG 295 Hai Bà Trưng, P8, Q3 38290169
BC KIẾN THIẾT 223/4 Nguyễn Ðình Chiểu, P5, Q3 38390972
LÊ LỢI 282 Võ Thị Sáu, P7, Q3 39327705
LÊ QUÝ ÐÔN 9B Võ Văn Tần, P6, Q3 39304248
LƯƠNG THẾ VINH 462A Cách Mạng Tháng Tám, P11, Q3 38446749
BC PHAN SÀO NAM 657 Ðiện Biên Phủ, P1, Q3 38390310
THĂNG LONG 482 – 484 Nguyễn Thị Minh Khai, P2, Q3 38394300
DL HỒNG HÀ 204 Lý Chính Thắng, P7, Q3 39316165
DL HUỲNH THÚC KHÁNG 200 – 202 Võ Thị Sáu, P7, Q3 39325948
DL NGÔ THỜI NHIỆM 300A Điện Biên Phủ 38999830
DL Á CHÂU 58 – 60 Phạm Ngọc Thạch 38207973
DL ÚC CHÂU 24/2 Trương Định 39304557

Xem thêm: Mẹo để học tốt các môn toán lý hóa

THPT tại quận 3

Tên trường Địa chỉ Điện thoại
Lê Quý Đôn 110, Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3
Nguyễn Thị Minh Khai 275, Điện Biên Phủ, Quận 3
Marie Curie 159, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3
BC Nguyễn Thị Diệu 12, Trần Quốc Toản, Quận 3

Hỗ trợ tìm gia sư tại quận 3 với các giáo viên tiểu học, giáo viên bộ môn khối THCS, THPT tại khu vực quận 3 và các quận tại TPHCM

Trung tâm gia sư dạy kèm uy tín với 8 năm hoạt động và hàng ngàn gia sư chất lượng cao sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu về dạy kèm tại nhà. Chúng tôi cung cấp gia sư và các bài viết hữu ích liên quan tới chủ đề giáo dục mà quý khách cần tìm hiểu. Mọi đóng góp về hoạt động, góp ý, quảng cáo vui lòng liên hệ số hotline hoặc email bên dưới. Xin cám ơn

Đối với các định nghĩa khác, xem Lê Quý Đôn [định hướng].

Đối với các trường cùng tên, xem Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn.

Trường Trung học Phổ thông Lê Quý Đôn là một trường trung học phổ thông công lập của Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là trường trung học đầu tiên của Sài Gòn, được thành lập năm 1874, với tên gọi ban đầu Collège Chasseloup-Laubat.

Trung học Phổ thông Lê Quý Đôn

Collège Chasseloup-Laubat

Ngày 28 tháng 11 năm 1927, Toàn quyền Đông Dương G. Gal ra một nghị định thiết lập tại Chợ Quán một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat dành cho học sinh người bản xứ lấy tên là Collège de Cochinchine. Phân hiệu này được đặt dưới sự điều hành của Ban Giám đốc Trường Chasseloup Laubat và một giáo sư phụ trách tổng giám thị của phân hiệu.

Ngày 11 tháng 8 năm 1928, Toàn quyền Đông Dương tạm quyền René Robert ký nghị định số 3116 gồm 6 điều, thành lập tại Chợ Quán kể từ đầu năm học 1928-1929 một trường Cao đẳng Tiểu học Pháp bản xứ, chuyển giao phân hiệu tạm thời với trên 200 học sinh của Collège Chasseloup Laubat nói trên vào trường này, có sáp nhập một hệ Trung học Đệ nhị cấp bản xứ [Lycée] để thành lập một trường mới, về sau có tên là Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký hay trường Petrus Ký [nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong].

Ngoài con em của các quan Pháp, những học sinh xuất sắc nhất của đất Nam kỳ cũng được tuyển chọn theo học. Sau mỗi kỳ thi, kết quả học tập của từng người còn được đăng trên Gia Định Báo.[5]

Cổng trường ngày nay

Sau năm 1954, với dụng ý tránh gợi nhớ thời thuộc địa, trường được đổi tên là trường Jean Jacques Rousseau, dạy chủ yếu là học sinh người Việt, nhưng vẫn do người Pháp quản lý. Đến 1967, trường được trả lại cho Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa và trở thành Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Từ 1975, chính quyền Việt Nam vẫn giữ tên gọi Lê Quý Đôn cho ngôi trường này, tuy nhiên phân tách thành hai khu dành cho học sinh cấp II [trường THCS Lê Quý Đôn] và khu dành cho học sinh cấp III [trường THPT Lê Quý Đôn]. Đây là ngôi trường cổ xưa nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh.[7]

Kiến trúc khu trườngSửa đổi

Hành lang một dãy lớp

Sân trường

Trải qua hơn một thế kỷ, kiến trúc ban đầu của ngôi trường vẫn còn gần như nguyên vẹn, gồm bốn dãy nhà cao hai tầng ghép lại có hình chữ "khẩu". Với lối kiến trúc mang đậm chất Tây Âu, trường được xem như một kiến trúc cổ có lịch sử văn hóa lâu đời, vẫn giữ gìn được nét truyền thống cổ kính mặc dù đã được trùng tu, sửa chữa. Dựa trên nền kiến trúc cổ, hiện tại trường đã xây thêm một số công trình phụ gồm nhà luyện tập thể thao và 10 phòng học kiểu mới. Tính truyền thống và hiện đại được nhà trường chú ý ngay trong khâu thiết kế và trang trí, vì thế ngôi trường Lê Quý Đôn vẫn mang đậm nét cổ kính.

Sự kiệnSửa đổi

Tượng đài Lê Quý Đôn

Thời Pháp trường nổi tiếng với nhiều giáo viên và học sinh giỏi được lưu danh. Ngày nay, trường là một trong những trường đầu tiên thực hiện mô hình chất lượng cao tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy bước đầu gặp nhiều khó khăn, nhưng trường đang từng bước khẳng định vị trí trên toàn thành phố.

Ngày 20 tháng 11 năm 1998, nhà trường dựng tượng đài nhà bác học Lê Quý Đôn phía sau cổng trường.

Năm 2009, nhà trường đã hoàn tất lứa đầu tiên của mô hình mới với tỉ lệ tốt nghiệp 100% và chính thức trở thành trường Công lập tự chủ tài chính. Ngày 31 tháng 8 năm 2009, Chủ tịch nước đương thời Nguyễn Minh Triết đến dự lễ khai giảng cùng nhà trường.[8]

Thành tích đạt được [từ sau năm 1975]Sửa đổi

  • Huân chương Lao động hạng Ba
  • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động Thanh niên
  • Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: đơn vị tiên tiến xuất sắc nhiều năm liền
  • Cờ đơn vị dẫn đầu thi đua nhiều năm liền do Ủy ban Nhân dân Thành phố trao tặng
  • Cờ tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu do Đảng bộ Thành phố trao tặng
  • Cờ Công đoàn vững mạnh dẫn đầu phong trào thi đua do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng
  • Cờ "5 năm liền là đơn vị dẫn đầu khối Phổ thông trung học" do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng
  • Dẫn đầu Hội khỏe Phù Đổng Phổ thông trung học cấp Thành phố
  • Đơn vị điển hình "Có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng môi trường xanh sạch đẹp

Nhân vật tiêu biểuSửa đổi

Học sinh tiêu biểu[9]Sửa đổi

Chính trị - Kinh tế
  • Nguyễn Thanh Nghị - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
  • Lê Văn Minh. - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM.
  • Lê Quang Tự Do - Phó cục trưởng Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử.
  • Châu Minh Hiếu - Phó chủ tịch UBND quận Tân Bình.
  • Vũ Tô Quyến - Phó ban tuyên giáo Quận ủy quận 3.
  • Hồ Quỳnh Hưng - Chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc công ty Điện Quang.
  • Lê Quang Thục Quỳnh - Phó tổng giám đốc VUS Hội Việt-Mỹ.
Thể Thao
  • Chung Tấn Phong - Tiến sĩ, trưởng bộ môn thể thao dưới nước TPHCM.
Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hồng Vân - diễn viên, đạo diễn sân khấu
  • Elvis Phương - ca sĩ
  • Lê Hựu Hà - nhạc sĩ
  • Thanh Thúy - ca sĩ
  • Phương Thanh - ca sĩ
  • Nguyễn Quang Dũng - đạo diễn
  • Nguyễn Ngọc Thạch - nhà văn
  • Huỳnh Thị Thùy Dung - Á hậu 2 cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam 2016
  • Lý Thu Thảo - Hoa hậu TPHCM 1989
  • Chung Vũ Thành Uyên - Á hậu Áo dài 1995
  • Trịnh Kim Chi - Á hậu Việt Nam 1994
  • Anh Thúy - ca sĩ
  • Hiền Thục - ca sĩ
  • Ngọc Linh - ca sĩ
  • Mai Phương - diễn viên
  • Nhâm Minh Hiền - đạo diễn
  • Quốc Thuận - đạo diễn
  • Đỗ Khoa. - đạo diễn
  • Kiều Nga - ca sĩ
  • Suni Hạ Linh- ca sĩ

Giáo viên và học sinh tiêu biểu thời thuộc PhápSửa đổi

  • Ngô Minh Chiêu, Đốc Phủ Sứ, tín đồ Cao Đài đầu tiên, lãnh đạo phái Chiếu Minh.
  • Nguyễn Ngọc Tương, Tri Phủ, Giáo Tông chi phái Cao Đài Ban Chỉnh Đạo.
  • Phạm Công Tắc, Hộ pháp Đạo Cao Đài, lãnh đạo tối cao của đạo Cao Đài.
  • Lê Bá Trang, Đốc Phủ Sứ, Thượng Chưởng Pháp chi phái Cao Đài Ban Chỉnh Đạo.
  • Cao Triều Phát, lãnh đạo chi phái Cao Đài Minh Chơn Đạo, Đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khóa I.
  • Nguyễn An Ninh, nhà cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20.
  • Phan Văn Chương, cố vấn Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Rạch Giá, Giám đốc Sở Ngân Khố Nam Bộ.
  • Trần Văn Giàu, nhà hoạt động cách mạng, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, triết học và là nhà giáo Việt Nam.
  • Nguyễn Văn Hưởng, Giáo sư, Bác sĩ vi trùng học và Đông y, cố Bộ trưởng Bộ Y tế, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa I, Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa II, III.
  • Vương Hồng Sển, nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ người Việt Nam.
  • Dương Văn Minh, Tổng thống cuối cùng của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.
  • Phạm Ngọc Thảo, Tướng của hai Quân đội: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Quân đội Nhân dân Việt Nam.
  • Trịnh Công Sơn, Nhạc sĩ Tân Nhạc nổi tiếng của Việt Nam.
  • Norodom Sihanouk, cố Quốc vương, cố Thái thượng hoàng Vương quốc Campuchia.
  • Trịnh Xuân Thuận, là một nhà khoa học người Mỹ gốc Việt trong lĩnh vực vật lý thiên văn, một nhà văn đã viết nhiều quyển sách có giá trị cao về vũ trụ học và về những suy nghĩ của ông trong tương quan giữa khoa học và Phật giáo.
  • Trần Đại Nghĩa, [không học ở trường nhưng được hội ái hữu của trường cấp học bổng 1 năm du học Pháp].
  • Lưu Văn Lang, kỹ sư người bản xứ đầu tiên của Việt Nam và toàn cõi Đông Dương, nhà trí thức yêu nước nổi tiếng ở miền Nam nửa đầu thế kỷ 20.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ //thpt-lequydon-hcm.edu.vn/gioi-thieu/17/Gioi-Thieu-Ve-Truong.html
  2. ^ Hành trình tìm kiếm những Kỷ lục bất biến của Việt Nam [P.14] Trường THPT Lê Quý Đôn [TP.HCM] - Trường trung học phổ thông lâu đời nhất Việt Nam, HỘI KỶ LỤC GIA VIỆT NAM, 17-08-2020
  3. ^ Bạn biết không, những ngôi trường này tại Việt Nam có tuổi đời hơn một thế kỉ đấy!, Hoa Học Trò, Tiền Phong, 08/08/2017
  4. ^ TP.HCM: Mái trường 145 năm tuổi được xếp hạng di tích lịch sử
  5. ^ a b “Đường Thiên Lý giữa Sài Gòn”. Tuổi trẻ Online.
  6. ^ Bấy giờ trường chưa có tên chính thức nên gọi là Trung học bản xứ, còn người dân gọi là Trường Khải Tường vì nằm trong khu đất của chùa Khải Tường cũ.
  7. ^ “Trường THPT Lê Quý Đôn”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2014.
  8. ^ “Giáo dục là nền tảng phát triển đất nước”. Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. Truy cập 9 tháng 2 năm 2015.
  9. ^ “Cựu học sinh tiêu biểu của trường Lê Quý Đôn”. 6 tháng 11 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2020.

Liên kết ngoàiSửa đổi

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Trang web chính thức trường THPT Lê Quý Đôn THPT Lê Quý Đôn
  • Đường dây "chạy trường" tại Trường THPT Lê Quý Đôn
  • Diễn đàn học sinh trường

Video liên quan

Chủ Đề