Từ hán việt là từ như thế nào năm 2024

+ Phần lớn các yếu tố Hán Việt được kết hợp tạo thành từ ghép, cũng có một số trường hợp được dùng độc lập như một từ.

- Cũng như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và chính phụ

Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:

+ Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

+ Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau

- Từ Hán Việt mang sắc thái:

+ Trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính

+ Tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ

+ Cổ kính, phù hợp với xã hội xưa

- Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

II. vận dụng

Bài 1:

- Tìm nghĩa của từ “đồng” trong nhóm từ sau: đồng nghiệp, đồng môn, đồng hương, đồng niên

- Tìm nghĩa của từ “mĩ” trong nhóm từ sau: hoa mĩ, mĩ lệ, mĩ thuật, hoàn mĩ

- Tìm nghĩa của từ “thi” trong nhóm từ: thi gia, thi nhân, đường thi, cổ thi

Gợi ý trả lời:

- Từ “đồng” mang nghĩa cùng

- Từ “mĩ” mang nghĩa đẹp

- Từ “thi” mang nghĩa thơ

Bài 2: Xếp các từ sau: cao nhân, chiến thắng, thi gia, phát thanh, bí mật, gia tài, đồng đẳng, tân binh, thư sinh và nhóm thích hợp

- Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

- Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau

Gợi ý trả lời:

- Các từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: thi gia, gia tài, đồng đẳng, tân binh, thư sinh

- Các từ Hán Việt có yếu tố chính đứng sau: cao nhân, chiến thắng, phát thanh, bí mật

Bài 3: Tìm và giải thích nghĩa của các từ Hán Việt có trong đoạn trích dưới đây, và xác định sắc thái nghĩa của chúng.

Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san

Gợi ý trả lời:

Nghĩa từ thái bình: (đất nước, đời sống) yên ổn, êm ấm, không có loạn lạc, chiến tranh.

Nghĩa từ trí lực: năng lực về trí tuệ

Nghĩa từ giang san: chỉ đất nước, quốc gia, dân tộc

Các từ Hán Việt ở trên đều có nghĩa trang trọng, với ý nghĩa tích cực

Bài giảng: Từ Hán Việt - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 7 phần Tiếng Việt và Tập làm văn chọn lọc, hay khác:

  • Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
  • Đặc điểm của văn bản biểu cảm
  • Quan hệ từ
  • Từ đồng nghĩa
  • Cách lập ý của bài văn biểu cảm

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

  • Soạn Văn 7 (hay nhất)
  • Soạn Văn 7 (bản ngắn nhất)
  • Soạn Văn 7 (cực ngắn)
  • Văn mẫu lớp 7
  • Tác giả - Tác phẩm Văn 7
  • Tài liệu Ngữ văn 7 phần Tiếng Việt - Tập làm văn
  • 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 7 có đáp án
  • Giải vở bài tập Ngữ văn 7
  • Top 48 Đề thi Ngữ Văn 7 có đáp án

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
  • Từ hán việt là từ như thế nào năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Từ hán việt là từ như thế nào năm 2024

Từ hán việt là từ như thế nào năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Khái niệm yếu tố Hán Việt Về khái niệm yếu tố Hán Việt: Cho đến nay, một số nhà nghiên cứu đã xác định yếu tố Hán Việt và nhận định về những đặc điểm của chúng, trong đó, quan niệm của tác giả Lê Xuân Thại là tiêu biểu. Ông viết: “Yếu tố Hán Việt (hay tiếng Hán Việt) là đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất, có kích thước ngữ âm là một âm tiết, gốc Hán, đọc theo cách đọc Hán Việt, được sử dụng trong tiếng Việt” 1. Tác giả đồng thời phân tích về 4 đặc điểm nhận diện của yếu tố Hán Việt. Cụ thể như sau: - Yếu tố Hán Việt có kích thước ngữ âm một âm tiết là đặc điểm của đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất trong tiếng Việt. - Yếu tố Hán Việt có gốc Hán là cội nguồn, là yếu tố mượn của Hán, yếu tố gốc Hán vừa đối lập với yếu tố thuần Việt vừa đối lập với các loại yếu tố ngoại lai khác như gốc Pháp, gốc Anh,... - Yếu tố Hán Việt đọc theo cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Hán của người Việt bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán thời Vãn Đường, chịu sự chi phối của ngữ âm tiếng Việt. Với cách đọc Hán Việt, yếu tố Hán Việt đối lập với các loại yếu tố gốc Hán khác như yếu tố tiền Hán Việt, yếu tố mô phỏng âm phương ngữ Hán. - Yếu tố Hán Việt được tiếp nhận vào tiếng Việt. Với đặc điểm này, yếu tố Hán Việt đối lập với những yếu tố có cách đọc Hán Việt nhưng không được tiếp nhận vào tiếng Việt như 怎 chẩm, 這 giá, 么 ma... Chúng tôi dẫn thêm một số khái niệm, đặc điểm để làm rõ hơn những đặc điểm của yếu tố Hán Việt, gồm cách đọc Hán Việt, yếu tố gốc Hán và phân loại yếu tố Hán Việt. Về khái niệm âm đọc Hán Việt, được tác giả Nguyễn Tài Cẩn xác định như sau: “Cách đọc Hán Việt bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường, mà cụ thể là Đường âm dạy ở Giao Châu vào giai đoạn bao gồm khoảng hai thế kỉ 8 – thế kỉ 9. Nhưng cách đọc chữ Hán theo Đường âm đó, sau khi Việt Nam giành độc lập, dần dần biến dạng đi, dưới tác động của quy luật ngữ âm và ngữ âm lịch sử tiếng Việt, tách xa hẳn cách đọc của người Hán, để trở thành cách đọc riêng biệt của người Việt và những người thuộc khu vực văn hóa Việt” 2. Ông cũng viết: “Cách đọc Hán Việt là nói đến vỏ ngữ âm mà người Việt đã gán cho hệ thống văn tự Hán, bất luận những chữ được đọc đó là những chữ như thế nào những chữ đã du nhập vào tiếng Việt như 雪 tuyết, 學 1 Lê Xuân Thại, “Yếu tố Hán Việt: tiếp nhận và sáng tạo”, Từ ngữ Hán Việt: tiếp nhận và sáng tạo, Nxb. Khoa học Xã hội, H., 2018, tr. 2 Nguyễn Tài Cẩn, Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., tr.

học, 高 cao, 雖 tuy, hay những chữ không liên quan gì tới tiếng Việt như 怎 chẩm, 這 giá, 么 ma” 3. Về khái niệm yếu tố gốc Hán, tác giả Nguyễn Tài Cẩn nhận định: “Khi nói đến yếu tố gốc Hán là nói đến những yếu tố đã du nhập vào trong tiếng Việt, bất luận đó là những yếu tố như thế nào, xét về quan hệ với văn tự: những yếu tố người Việt có thể liên hệ trực tiếp ngay với một chữ Hán như quốc, gia, sơn, thủy hay những yếu tố không gây ra sự liên hệ như thế, ví dụ mùa (vốn do vụ 務 mà ra), gần (vốn do cận 近 mà ra) hoặc mỳ chính (vốn do vị tinh 味精 mà ra) v...” 4. Về phân loại yếu tố Hán Việt, hệ thống này gồm hai bộ phận: “Một bộ phận (nhỏ) hoạt động với tư cách là các từ độc lập. Chúng là những từ gốc Hán được Việt hóa hoàn toàn, nghĩa là cả về ngữ âm lẫn ngữ pháp, chúng đều nhiễm đặc tính ngữ âm và đặc tính ngữ pháp của từ tiếng Việt. Đó là những từ như dân, số, đoàn, toán, v... Một bộ phận khác, chiếm phần lớn yếu tố Hán Việt, không có khả năng hoạt động như từ độc lập, mà tồn tại và hành chức trong tư cách là các yếu tố cấu tạo từ tức là các hình vị hay morfem, như địa (đất) trong địa cầu, địa lý, địa phận, địa tô, thủy (nước) trong thủy lợi, thủy văn, thủy triều, thủy thủy, thủy sản v... Chỗ khác nhau căn bản ở hai loại yếu tố trên là, bộ phận thứ nhất hành chức ở cấp độ từ, còn bộ phận thứ hai hành chức ở cấp độ hình vị” 5. Khái niệm từ Hán Việt Về khái niệm từ Hán Việt; Trong cuốn Từ điển khái niệm ngôn ngữ học, tác giả Nguyễn Thiện Giáp viết: “Từ Hán Việt là những từ gốc Hán, đọc theo cách đọc Hán Việt, tức là cách đọc chữ Hán ở Việt Nam của người Việt Nam, cách đọc đó phản ánh dạng ngữ âm của chữ Hán thời nhà Đường được dạy và học ở Việt Nam lúc bấy giờ. Đây là những từ được tiếp nhận từ thời Đường và các triều đại tiếp theo cho đến ngày nay. Có những từ tiếng Việt tiếp nhận của tiếng Hán; Có những từ tiếng Việt tiếp nhận của ngôn ngữ khác thông qua tiếng Hán. Người Việt Nam cũng sử dụng các yếu tố Hán Việt để tạo nên những đơn vị từ vựng không có trong tiếng Hán” 6. Chúng tôi phân tích để làm rõ các đặc điểm của từ Hán Việt: - Từ Hán Việt là những từ gốc Hán đọc theo cách đọc Hán Việt. Từ Hán Việt phân biệt với từ gốc Hán, từ Hán Việt là một bộ phận của từ gốc Hán “Từ gốc Hán trong tiếng Việt sẽ gồm hai bộ phận chính: a) Các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt, gọi tắt là các từ Hán Việt. b) Các từ ngữ gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt” 7. 3 Nguyễn Tài Cẩn, Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Sđd., tr. 20. 4 Nguyễn Tài Cẩn, Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Sđd., tr. 20. 5 Hoàng Văn Hành (Chủ biên), Từ điển yếu tố Hán Việt thông dụng, Sđd., tr. 6 Nguyễn Thiện Giáp (2016), Từ điển khái niệm ngôn ngữ học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., tr. 7 Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, H., tr. 241.

Thế nào là từ Hán Việt cho ví dụ minh họa?

- Khái niệm: Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt đi vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái La-tinh. - Ví dụ: băng hà, bằng hữu, thiên thư, thiên niên kỉ, phi công,...

Chỉ trong tiếng Hán nghĩa là gì?

1. (Giới) Của, thuộc về. ◎Như: “đại học chi đạo” 大學之道 đạo đại học, “dân chi phụ mẫu” 民之父母 cha mẹ của dân, “chung cổ chi thanh” 鐘鼓之聲 tiếng chiêng trống. ◇Luận Ngữ 論語: “Phu tử chi văn chương” 夫子之文章 (Công Dã Tràng 公冶長) Văn chương của thầy.

Vũ trong từ Hán Việt có nghĩa là gì?

Chữ Vũ trong tiếng Hán là gì? Chữ Vũ trong tiếng Hán thông dụng nhất là 雨, phiên âm yǔ, mang ý nghĩa là “mưa, cơn mưa”. Thông tin về chữ Vũ 雨: Âm Hán Việt: vú, vũ, vụ

từ Hán Việt Phòng có nghĩa là gì?

Chữ Phong trong tiếng Hán là gì? Chữ Phong trong tiếng Hán là 風, phiên âm fēng, dịch sang nghĩa tiếng Việt là gió, làm khô, hong khô,… Đây là chữ Hán phồn thể sử dụng phổ biến tại Đài Loan, Macao,… còn giản thể của Hán tự này là 风.