Túi thai và túi ối có giống nhau không

Hỏi

Chào bác sĩ! Cho em hỏi ngày 13.11.20 em đi siêu âm bác sĩ bảo em là em có thai 6 tuần, túi thai nhỏ so với tuổi thai. Bác sĩ kê đơn thuốc cho em và hẹn 2 tuần nữa đi siêu âm lại. Vậy bác sĩ cho em hỏi, siêu âm thai 6 tuần có túi thai nhỏ so với tuổi thai có sao không ạ? Em có kinh ngày 17.9.20, kinh em không đều. Em mang thai lần thứ 2 ạ. Em cảm ơn bác sĩ, em đang rất lo lắng ạ!

Bành Thị Ngọc (1989)

Trả lời

Chào bạn, bác sĩ xin được giải đáp câu hỏi: “Siêu âm thai 6 tuần có túi thai nhỏ so với tuổi thai có sao không?” như sau:

Do không nhìn thấy hết bảng kết quả siêu âm của bạn nên bác sĩ không biết lần siêu âm đó đã thấy phôi chưa, có tim thai chưa? Một vài trường hợp cùng tuổi thai với thai của bạn, bác sĩ siêu âm thấy kích thước túi thai không tương ứng tuổi thai, nhưng nếu đã thấy phôi rõ sẽ tính tuổi thai theo kích thước phôi, và nếu phôi này có tim thai rõ luôn thì là điều mừng ạ, nhưng bác sĩ cũng sẽ hẹn siêu âm lại 1-2 tuần sau để tiếp tục theo dõi sự phát triển của thai và sự thay đổi của túi ối.

Nếu bạn còn thắc mắc về việc thai của bạn có phát triển bình thường hay không, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe. Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Minh Huyền - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

XEM THÊM:

Thai nhi từ tuần 4 đến tuần 7
Kích thước thai nhi (Cuối tuần mang thai thứ 7): CRL (chiều dài đỉnh đầu tới gót mông) khoảng 12mm, cân nặng khoảng 4g

Túi chứa em bé ở bên trong được gọi là túi thai. Khi siêu âm, ở tuần thai thứ 4 - 5, sẽ thấy túi thai màu đen trong tử cung và nhờ vậy có thể xác đinh là đã mang thai. Điểm màu trắng nhỏ hiện lên trong túi thai chính là phôi thai. Ở tuần thứ 7, em bé trong bụng chưa gọi là thai nhi mà gọi là phôi thai. Khi siêu âm sẽ thấy có một vòng tròn ở ngang bên cạnh phôi thai. Ở tuần thai thứ 5~6, vòng tròn này sẽ to và rõ ràng hơn. Đây gọi là túi noãn hoàng, giống như hộp cơm của em bé. Em bé sẽ nhận dinh dưỡng từ túi noãn hoàng để lớn lên, cho tới khi nhau thai và dây rốn hình thành.

Siêu âm có 2 phương pháp là siêu âm thành bụng và siêu âm đầu dò. Siêu âm thành bụng là việc áp dụng cụ siêu âm lên thành bụng, còn siêu âm đầu dò là việc đưa dụng cụ siêu âm vào trong âm đạo. Siêu âm đầu dò sẽ nhìn thấy được rõ nét bên trong tử cung nên trong thời kỳ đầu mang thai hầu hết sẽ siêu âm theo phương pháp này. Khi thai được khoảng 6 tuần, siêu âm có thể thấy được chuyển động của tim em bé. Khi thấy tim thai thì có nghĩa là thai không bị sảy và em bé đang phát triển.

Giai đoạn này, sự phát triển của em bé là khá rõ rệt, phần đuôi giống như mang cá đã không còn và phát triển dần giống con người. Tuy nhiên vẫn còn là “cơ thể 2 phần”, mới chỉ tách thành phần đầu và phần thân. Dù vậy, cũng đã phân biệt được chân, tay, và cũng hình thành các cơ quan nội tạng như tim, gan, phổi, dạ dày… Cuối tuần mang thai thứ 7, khoảng 80% các tế bào thần kinh của bộ phận não và tủy được hình thành. Các dây thần kinh của mắt hay thần kinh não, thần kinh nghe gọi là tai cũng nhanh chóng hình thành. Nhau thai, dây rốn cũng dần được hình thành và nước ối cũng xuất hiện.

Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi là túi ối. Tuy nhiên không phải ai cũng biết túi ối là gì? Vai trò của nó như thế nào? Để hiểu rõ hơn vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của phongkhamana nhé!

Túi ối là gì?

Túi ối còn được gọi là túi thai, đây là một túi chứa chất lỏng bao bọc toàn bộ dạ con và cung cấp các chất dinh dưỡng nuôi thai nhi trong thai kỳ.

Túi ối còn là nơi để thai nhi dễ dàng cử động và di chuyển trong bụng mẹ, đồng thời tránh được những tổn thương hoặc va đập không đáng có.

Vậy nên có thể nói túi ối rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi.

Túi thai và túi ối có giống nhau không

Túi ối là màng bao bọc thai thi

Vai trò của túi ối với thai nhi

Hiểu một cách đơn giản, bạn có thể xem túi ối như “ngôi nhà” nuôi dưỡng thai nhi. Ngôi nhà này sẽ chứa đầy chất lỏng dinh dưỡng có màu vàng nhạt cho thai nhi thoải mái phát triển.

Túi ối cũng là màng chắn ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn xâm nhập vào bào thai. Thế nên với các trường hợp chưa đến ngày dự sinh mà bị vỡ túi ối sẽ vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của em bé.

Nước ối được tạo thành từ màng ối, thai nhi và máu người mẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì túi ối là nơi để bé duy trì được sự sống nên khi có quá nhiều hoặc quá ít nước ối cũng ảnh hưởng lớn tới trẻ.

Vì thế, để chủ động trong việc nắm bắt chính xác lượng nước ối, mẹ bầu cần thăm khám định kỳ để sớm phát hiện và xử lý kịp thời.

Kích thước túi ối như thế nào là bình thường?

Túi ối là gì? Việc biết rõ kích thước của túi ối theo tuần thai sẽ giúp thai phụ biết được tình hình phát triển của thai nhi trong bụng.

Dưới đây là số đo kích thước chuẩn theo tuổi thai mà bạn có thể tham khảo:

  • Thai 4 tuần: kích thước túi ối chỉ khoảng 3 – 5mm
  • Thai 5 tuần: kích thước túi ối khoảng 5 – 10mm
  • Thai 6 tuần: kích thước túi ối khoảng 10 – 15mm
  • Thai 7 tuần: kích thước túi ối khoảng 15 – 20mm
  • Cứ tiếp tục như vậy cho tới tuần thứ 39 thì kích thước túi ối rơi vào khoảng 175 – 180mm.

Nếu phát hiện tuổi thai lớn hơn so với kích thước túi ối thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế siêu âm và thăm khám lại. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những điều chỉnh thích hợp.

Túi thai và túi ối có giống nhau không

Việc thiếu hay thừa nước ối cũng đều gây nguy hiểm cho thai nhi

Xem thêm:

  • Sa giãn tầng sinh môn là gì
  • Cổ tử cung cao có nguy hiểm không

Thừa hay thiếu nước ối có nguy hiểm không?

Dư nước ối

Biểu hiện của việc dư nước túi ối là gì? Đó là mẹ bầu cảm thấy tức ngực, khó thở, khả năng nước ối đi vào tuần hoàn máu của mẹ rất cao. Thậm chí nặng hơn vì tắc mạch ối nên tính mạng người mẹ có thể bị đe dọa.

Nhiều trường hợp thừa nước ối khiến túi ối bị vỡ, đồng thời gây ra những ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi hoặc trẻ sinh ra có khả năng bị vàng da.

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người mà bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Ví dụ như rút bớt nước ối, sử dụng thuốc kiểm soát nước ối hay buộc phải sinh con sớm nếu gặp biến chứng.

Thiếu nước ối

Thiếu nước ối vào từng thời điểm cụ thể khi mang thai sẽ gây ra những rủi ro khác nhau cho mẹ và bé. Nếu bị thiếu ối trong 3 tháng giữa thai kỳ sẽ tác động tới phổi, thận hay những bất lợi khác cho thai nhi phát triển.

Nguyên nhân chính của việc thiếu ối là do vỡ ối hoặc túi ối bị rò rỉ nước ối. Mặt khác, mẹ bầu có sức khỏe kém và mắc các bệnh như tiểu đường, thiếu máu, một số bệnh di truyền đều có thể dẫn tới bị thiếu ối.

Phương pháp xử lý hiệu quả cho tình trạng này là nếu thai chưa đủ tuổi thì mẹ bầu phải dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng và kết hợp với việc nghỉ ngơi nhiều hơn trên giường. Còn nếu thai đã gần đủ tháng thì bác sĩ sẽ đề xuất sinh sớm.

Vậy làm sao để giữ kích thước túi ối luôn bình thường?

  • Khi siêu âm nếu thấy rõ tim thai và phôi thai thì chứng tỏ được thai đang phát triển hết sức bình thường và bạn không cần lo lắng.
  • Dù ở bất cứ thời điểm nào của thai kỳ, việc giữ vững tinh thần thoải mái, có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý là điều cần thiết. Đừng suy nghĩ hay lo lắng thái quá vì sẽ ảnh hưởng xấu đến bé.
  • Nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bà bầu như rau xanh, trái cây, thịt, sữa, trứng, ngũ cốc và các loại đậu. Nên hạn chế ăn nhiều chất béo, tinh bột, đường và calorie.
  • Đừng quên bổ sung thực phẩm chứa axit folic để ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh cho trẻ. Ngoài ra, hãy kết hợp thêm các hoạt động thể thao tăng cường sức khỏe như đi bộ, yoga…

Túi thai và túi ối có giống nhau không

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé

Trên đây là những chia sẻ của phongkhamana về vấn đề túi ối là gì và những thông tin liên quan. Hi vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm hữu ích trong việc chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín và an toàn đồng hành cùng bản thân trong thời gian mang thai. Hãy nhanh chóng liên hệ phòng khám Ana để sớm được sử dụng các dịch vụ chất lượng và hiện đại nhất như: soi cổ tử cung, điều trị viêm vùng chậu, viêm ống dẫn trứng, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANA

– Địa chỉ: 246 Tỉnh Lộ 8, Củ Chi, TPHCM

– Hotline: 098 367 88 72

– Email: