Vì sao có tình trạng rác thải ùn ứ

Vì sao có tình trạng rác thải ùn ứ

"Bãi rác" trên đường Duy Tân - Ảnh: Q.THẾ

Theo một số công nhân môi trường đang túc trực tại những điểm tập kết rác thải sinh hoạt, nguyên nhân dẫn đến rác thải bị ùn ứ, chưa thể vận chuyển hết do dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn (thuộc khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn, trên địa bàn huyện Sóc Sơn) chậm tiến độ, chưa đốt rác theo kế hoạch, trong khi đó bãi chôn lấp rác thải đã quá tải.

Chị Lê Thu Trà (32 tuổi, nhân viên văn phòng) làm việc tại một cao ốc trên đường Duy Tân cho biết hiện tượng rác thải ùn ứ, chưa được vận chuyển đã diễn ra khoảng 2 ngày nay.

"Chiều đến mùi xú uế vào tận phòng khiến nhân viên phải đeo khẩu trang suốt để làm việc. Mong công ty thu gom rác thải sớm đưa rác tồn đọng đến nơi xử lý...", chị Trà nói.

Rác sinh hoạt không được vận chuyển đi đã trở thành những "bãi rác" tự phát gây mùi hôi thối, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân. 

"Đây không phải là lần đầu tiên rác thải bị tồn đọng. Trong khoảng 2 năm nay cứ vài tháng chúng tôi lại phải sống bên cạnh đống rác thải sinh hoạt hôi thối. Đề nghị các đơn vị thu gom, xử lý giải quyết dứt điểm tình trạng này...", ông Quốc Khánh Thành (61 tuổi, đường Trần Quốc Hoàn) bức xúc.

Vì sao có tình trạng rác thải ùn ứ

Nhân viên môi trường tất bật thu gom rác thải tồn đọng - Ảnh: DANH KHANG

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn cho biết tình trạng quá tải, ùn ứ rác tại bãi rác Nam Sơn đã diễn ra hơn 1 tuần, đến nay tình trạng này vẫn chưa được cải thiện.

"Thứ nhất, điểm đổ thải bây giờ phức tạp hơn; thứ hai là nhà máy đốt rác bị chậm tiến độ, đáng lẽ đi vào hoạt động ngày 30-4, sau đó gia hạn tới 30-5 nhưng bây giờ vẫn chưa xong. Theo kế hoạch, Urenco sẽ giảm rác đổ vào bãi rác Nam Sơn, chỉ còn 3.500 tấn trong tháng 6 nhưng nay vẫn đổ khoảng 5.500 tấn/tháng nên dẫn tới việc ùn ứ…", vị lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn cho biết.

Lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn cho biết thêm UBND huyện chỉ là đơn vị phối hợp thực hiện trên địa bàn, khi việc ùn ứ rác xảy ra thì sẽ vào kiểm tra, chỉ đạo và lập biên bản. Còn chỉ đạo chính trong vận hành bãi rác Nam Sơn thuộc trách nhiệm của Sở Xây dựng Hà Nội.

Trong khi đó, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cũng cho biết dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn (thuộc khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn) chậm tiến độ, chưa đốt rác theo đúng kế hoạch. Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội cho rằng khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) quá tải khiến việc thu gom rác bị chậm.

Vì sao có tình trạng rác thải ùn ứ

Rác chất đầy xe thu gom nhưng vẫn chưa được vận chuyển đến nơi xử lý (ảnh chụp trên đường Trần Quốc Hoàn) - Ảnh: Q.THẾ

Vì sao có tình trạng rác thải ùn ứ

"Bãi rác" tự phát cạnh khu dân cư - Ảnh: Q.THẾ

Vì sao có tình trạng rác thải ùn ứ

Rác tồn đọng chất giữa đường Nguyễn Văn Huyên - Ảnh: DANH KHANG

Vì sao có tình trạng rác thải ùn ứ

Nhân viên môi trường tích cực thu gom nhưng rác thải vẫn còn tồn đọng nhiều chưa được đưa đi xử lý - Ảnh: DANH KHANG

Vì sao có tình trạng rác thải ùn ứ
Rác thải sinh hoạt lại ‘ngập ngụa’ nhiều tuyến đường ở Hà Nội

Q.THẾ - P. TUẤN

Miền Bắc

Tình trạng ùn ứ rác thải vẫn tiếp diễn trong nhiều năm qua. Dù nhà máy Điện rác Sóc Sơn (TP.Hà Nội) đã đưa vào vận hành thử nghiệm nhưng hiện tại vẫn phải dùng điện lưới và chưa được vận hành máy phát điện.

Rác thải dồn ứ tại nhiều quận 

Tình trạng ùn ứ rác thải là vấn đề "nóng" tồn tại nhiều năm nay chưa có bài toán giải quyết dứt điểm tại Hà Nội. Ngay trong những ngày qua, khi Thủ đô đón đợt náng nóng kỷ lục, một số địa bàn tại Hà Nội lại rơi vào tình trạng ùn ứ rác thải khiến môi trường càng ngột ngạt.

UBND TP. Hà Nội đã phải ra văn bản hỏa tốc gửi Sở Xây dựng Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng ùn ứ rác trên các tuyến phố. Tại văn bản, UBND TP.Hà Nội chỉ đạo Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở TN&MT kiểm tra, chỉ đạo xử lý, giải quyết ngay tình trạng ùn ứ rác.

Lý giải nguyên nhân Hà Nội lại tái diễn ùn ứ rác thải, các cơ quan liên quan cho rằng, do Nhà máy Điện rác Sóc Sơn đã không được đưa vào vận hành đúng tiến độ kế hoạch (năm 2021) nên khối lượng rác phải xử lý bằng chôn lấp thực tế đã vượt rất nhiều so với khối lượng được giao trong gói thầu. Cùng với đó, mấy ngày nay, mưa to kéo dài đã làm tuyến đường vận hành khu vực tiếp nhận rác trong bãi rác Nam Sơn xuống cấp, xe vận chuyển rác ra vào khó khăn khiến việc nhiều điểm tập kết rác thải trong nội đô bị quá tải.

Được biết, từ ngày 12/6 đến hết ngày 16/6, Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn tiếp nhận bằng phương pháp chôn lấp trung bình khoảng 4.829 tấn/ngày - đêm, thấp hơn trung bình 5 tháng đầu năm khoảng 219 tấn/ngày đêm. Đối chiếu với khối lượng thống kê vận chuyển về khu xử lý 5 tháng đầu năm 2022, sau 5 ngày vừa qua, khối lượng rác tồn tại các địa bàn khoảng 3.000 tấn.

Vì sao có tình trạng rác thải ùn ứ
Tình trạng ùn ứ rác thải là vấn đề "nóng", tồn tại nhiều năm nay tại Hà Nội, chưa có bài toán giải quyết dứt điểm. (Ảnh minh họa)

Trong khi đó, khu vực tiếp nhận rác phải ủi tịnh tiến ra xa. Thời gian tiếp nhận rác tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn vào khoảng 17h/24h. Bên cạnh đó, tại một số địa bàn, nhà thầu vận chuyển rác cho các quận chưa bố trí đủ xe vận chuyển bảo đảm hết khối lượng rác phát sinh (địa bàn Cầu Giấy chỉ bố trí 12 xe thường xuyên vận chuyển, không vận chuyển được hết khối lượng phát sinh hằng ngày trung bình 350 tấn/ngày).

Bên cạnh đó, rác thải ùn ứ cũng bắt nguồn từ việc Nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý chậm đi vào hoạt động theo kế hoạch. Theo lộ trình, từ ngày 30/4, lượng lớn rác thải phát sinh trên địa bàn Thành phố sẽ được chuyển về Nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý.

Nhưng do nhà máy chậm tiến độ, lượng rác phát sinh lại phải chuyển về các bãi chôn lấp. Trong khi đó, một số đơn vị thu gom rác tư nhân năng lực còn hạn chế dẫn tới ùn ứ rác.

Theo Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (Sở Xây dựng), đến 4h30 sáng 21/6, trên địa bàn Thành phố không còn tình trạng rác thải bị ùn ứ.

Số liệu thống kê khối lượng rác thải tiếp nhận tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) trong 3 ngày qua cho thấy, khối lượng rác thải từ các quận và 5 huyện: Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn đã tăng lên trung bình 5.400 tấn/ngày.

Cụ thể, ngày 18/6, tiếp nhận 5.352,33 tấn; ngày 19-6, tiếp nhận 5.268 tấn; ngày 20/6, tiếp nhận 5.523,40 tấn. Trong đó, khối lượng rác thải được phân luồng, vận chuyển về Nhà máy Điện rác Sóc Sơn là 3.385 tấn; khối lượng rác thải được xử lý chôn lấp là 12.759 tấn.

Nhà máy điện rác chưa đi vào hoạt động?

Trao đổi với báo chí về dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn đã hoàn thành nhưng chưa đi vào sử dụng chính thức, ông Trịnh Nhất Cường, Phó Tổng giám đốc Nhà máy Điện rác Sóc Sơn cho biết, sau khi nhận văn bản của Sở TN&MT Hà Nội thông báo về việc đủ điều kiện vận hành dây chuyền, nhà máy đã triển khai vận hành thử, nhận rác từ ngày 6/5/2022.

“Quá trình xử lý rác được vận hành trên 1 dây chuyền và 1 lò đốt có công suất là 800 tấn/ngày đêm. Do đang chạy thử nên nhà máy không thể chạy hết công suất được. Trong quá trình chạy thử, phát hiện một số vấn đề nên phải dừng để căn chỉnh lò, sau đó tổ chức chạy sấy lò để bê tông trong lò được khô, rồi chạy kiểm lò để làm sạch đường ống nước vệ sinh hơi của lò”, ông Cường thông tin.

Vì sao có tình trạng rác thải ùn ứ
Dự án nhà máy Điện rác Sóc Sơn được phê duyệt chủ trương đầu tư trên diện tích khoảng 17,51 ha, với tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỉ đồng. (Ảnh: Báo Lao Động)

Dù nhà máy đã đưa vào vận hành thử nghiệm nhưng hiện tại vẫn phải dùng điện lưới và chưa được vận hành máy phát điện. Từ tháng 11/2021 đến nay, nhà máy đã tiếp nhận hỗ trợ Hà Nội xử lý 21.500 tấn rác. Trong khi đó, bể xử lý rác có thể chứa được 27.000 tấn, khi rác vào bể chứa vài ngày sẽ xẹp đi nên nhà máy có thể tiếp nhận tối đa khoảng 30.000 tấn.

Trong khi dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn chưa biết khi nào hoàn thiện đưa vào khai thác sử dụng, thì Dự án Khu xử lý rác thải huyện Đông Anh có mức đầu tư lên đến 768 tỷ đồng, theo tiến độ dự kiến vận hành từ năm 2017 nhưng đến nay vẫn đang đóng cửa bỏ hoang.

TS. Hoàng Dương Tùng - Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, cho rằng: Chúng ta không thể giải quyết vấn đề cũ theo cách tiếp cận cũ không còn phù hợp với tinh thần mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Từ 2021 sau nhiều lần “lỗi hẹn” Nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng Thiên Ý vẫn chưa thể đi vào hoạt động chính thức. Một năm đôi ba lần Hà Nội lại gặp vấn đề rác thải với các nguyên nhân khác nhau, vậy câu hỏi được đặt ra là giả sử khi Nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng Thiên Ý đi vào hoạt động thì vấn đề rác thải của Hà Nội đã giải quyết được căn cơ chưa hay còn vấn đề gì nữa. Ví dụ có cần phải xem lại quy định đấu thầu đơn vị thu gom vận chuyển đã hợp lý chưa? có phù hợp không ? làm thế nào để tránh những hệ lụy như nhiều công trình đầu tư công về cơ sở hạ tầng đô thị mà Hà Nội đã gặp phải.

Biên pháp trước mắt, theo ông Tùng là phải xử lý triệt để không để tái diễn tình trạng rác ùn ứ. Biện pháp lâu dài bên cạnh đẩy nhanh tiến độ Nhà máy điện rác Sóc Sơn và các cơ quan quản lý cũng phải đưa ra một số kịch bản ứng phó nếu như trong quá trình vận hành nhà máy gặp trục trặc thì số lượng rác sẽ xử lý tiếp theo như thế nào? Không nên trông chờ khi nhà máy đi vào hoạt động thì mọi vấn đề về rác thải sinh hoạt tại Hà Nội đã được xử lý.

Nhà máy Điện rác Sóc Sơn thuộc Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Sóc Sơn được UBND TP.Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư trên diện tích khoảng 17,51 ha. Dự án được khởi công từ tháng 8/2019, với tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỉ đồng bằng vốn nước ngoài, do tổng thầu MCC (Trung Quốc) thực hiện. Đây là nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam, lớn thứ 2 thế giới, được xây dựng với kỳ vọng giải quyết cơ bản rác thải của Thủ đô.

Theo kế hoạch đã được điều chỉnh, nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý sẽ vận hành giai đoạn 1 vào ngày 20/1/2022; giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 22/2/2022 và giai đoạn 3 là ngày 25/3/2022. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Nhà máy vẫn đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm giai đoạn 1, tức đã chậm hơn so với kế hoạch hơn 4 tháng.

Dự án chậm tiến độ khiến lượng lớn rác thải của Thành phố lại phải chuyển về các ô chôn lấp rác tại Bãi rác Nam Sơn. Do đó, đã dẫn đến việc chuẩn bị hạ tầng các ô chôn lấp – công tác do Sở Xây dựng thực hiện không được đảm bảo, khiến thời gian xe ra vào bãi kéo dài, ảnh hưởng đến công tác vận chuyển rác thải từ khu vực nội thành lên bãi rác Nam Sơn.

Lan Anh