Vì sao gọi là hoàng đế không tước

Các quan chờ dâng biểu dưới triều nhà Nguyễn. [Ảnh tư liệu]

Từ “bệ hạ” được ghi trong sử sách Trung Quốc từ thời Tần. Trong “Sử ký” của Tư Mã Thiên, phần “Tần Thủy Hoàng bản kỷ” đã viết “Từ thời thượng cổ không có ai uy đức bằng bệ hạ”.

Trong sách “Thuyết văn giải tự”, học giả Hứa Thận thời nhà Tống giải thích: Bệ là bậc cấp đi lên cao. “Bệ hạ” là phía dưới của bậc thềm, có ý nghĩa là về việc quần thần khi nói với hoàng đế không dám nói trực tiếp mà phải nói với người dưới bệ để chuyển lời, ý là người có địa vị thấp hướng đến người có địa vị tôn quý.

Do đó, “bệ hạ” trở thành từ chỉ hoàng đế, chỉ việc đại thần đợi ý chỉ dưới bệ, hoàng đế ngồi ở trên bệ cao chờ người chuyển lời lên. Ngoài “bệ hạ”, thời phong kiến còn có các đại từ tôn xưng như “điện hạ”, “phủ hạ”, “các hạ”, “môn hạ”, cũng có ý nghĩa là “dưới điện”, “dưới phủ”, “dưới gác”, “dưới cửa”, tỏ ý người dưới nhìn lên phía trên để xưng hô với ý khiêm cung.

Ở nước ta, đời vua Lê Thánh Tông, mùa xuân năm Đinh Mùi, niên hiệu Hồng Đức thứ 18 [1487], nhà vua có ban chiếu quy định các danh từ để xưng hô như sau: “Thân vương xưng hô là điện hạ; tự thân vương xưng là phủ hạ; tước công, tước hầu, tước bá, phò mã và viên quan hàm nhất phẩm xưng là các hạ; viên quan hàm nhị tam phẩm xưng là môn hạ; viên quan hàm tứ, ngũ và lục phẩm xưng là đại phu; viên quan hàm thất, bát và cửu phẩm xưng là quan trưởng. Nếu người nào dám xưng hô tiếm lạm càn rỡ cùng người nhận lời xưng hô không chính đáng đều sẽ phải phạt 50 roi và 10 quan tiền”.

Tuy nhiên, ở nước ta, không phải triều đại nào cũng gọi vua là “bệ hạ”. Theo “Đại Việt sử ký toàn thư” thì vào năm Thiên Thành thứ 7 [1034], đời Lý Thái Tông, nhà vua xuống chiếu cho các quan khi có việc ở trước mặt vua thì gọi vua là "triều đình".

Sử thần Lê Văn Hưu bình luận rằng: “Bề tôi gọi vua là bệ hạ, chỉ chỗ thiên tử ở là triều đình, chỉ chỗ chính lệnh ban ra là triều sảnh, từ xưa không thay đổi xưng hô. Nay Lý Thái Tông lại bảo các quan gọi mình là triều đình, sau Lý Thánh Tông lại tự xưng là vạn thặng, Lý Cao Tông bảo mọi người gọi mình là Phật, đều không theo phép ở đâu, mà là thích khoe khoang”.

Khung cảnh triều đình nhà Lê. [Ảnh minh họa]

Còn sang đến thời Trần, đời vua đầu tiên là Trần Thái Tông, sau khi lên ngôi tới 25 năm, đến năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 18 [1250], “Toàn thư” cho biết: "Nhà vua xuống chiếu cho thiên hạ gọi vua là quốc gia". Thời Trần, các vua thường sớm nhường ngôi cho con để làm Thượng hoàng, vua gọi là Quan gia.

Tuy nhiên, sử cũ chép rằng, khi xưng hô với Thượng hoàng nhà Trần, triều thần vẫn gọi là “bệ hạ”, như khi Hưng Đạo vương được Thượng hoàng sai tạm nhận chức Tư đồ để tiếp sứ Trung Quốc, vương đã trả lời rằng: "Dự tiếp sứ giả, thần không dám chối. Còn như thăng chức Tư đồ, thần không dám vâng mệnh, vì Quan gia đi đánh giặc phương xa, Quang Khải đi theo hộ giá mà bệ hạ tự làm việc phong chức, e lòng người trên dưới sợ có chỗ không yên và cũng không vừa ý Quan gia và Quang Khải. Đợi xa giá trở về, việc phong chức cũng chưa muộn”. Như vậy, khi xưng hô với Thượng hoàng, Hưng Đạo vương gọi Thượng hoàng là Bệ hạ.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, năm 1425, sau khi từ Nghệ An vào lấy được Tân Bình và Thuận Hóa, các tướng suy tôn Bình Định vương Lê Lợi là "Đại thiên hành hóa". Từ đó, các mệnh lệnh, dụ văn, phần nhiều lấy bốn chữ ấy để xưng.

Khi cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Bình Định vương lên ngôi vua nhưng chưa xưng danh hiệu Hoàng đế, chỉ xưng là Thuận Thiên Thừa Vận Duệ Văn Anh Vũ Đại vương, hiệu là Lam Sơn Động chủ. Sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ xưng với quần thần là “trẫm”, quần thần gọi vua là “bệ hạ”. “Trẫm” là đại từ xưng hô dành riêng cho nhà vua, cũng xuất phát từ thời Tần Thủy Hoàng bên Trung Quốc.

Nhà sử học Lê Văn Hưu từng viết: “Thiên tử tự xưng là trẫm là dư nhất nhân“. Khi Hồ Quý Ly chuẩn bị cướp ngôi nhà Trần, đã tự xưng là Quốc tổ Chương Hoàng, nhưng cũng chỉ tự xưng là 'dư' chứ chưa xưng là 'trẫm”.

Sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ phong cho con trai trưởng là Lê Tư Tề làm Quốc vương, hoàng tử Lê Nguyên Long [vua Lê Thái Tông sau này] làm Hoàng thái tử. Lê Thái Tổ ban lệnh chỉ quy định, nếu ai có việc đến Quốc vương và Hoàng thái tử thì dùng chữ "khải", chứ không được dùng chữ "tấu" và gọi là "Quốc vương điện hạ", "Thái tử điện hạ". Nếu Quốc vương có tuyên cáo hiệu lệnh gì thì dùng chữ "Quốc vương chỉ huy", không được dùng chữ "sắc".

Đến đời Lê Thánh Tông, tháng 12 năm Quang Thuận thứ 8 [1467], khi triều đình làm lễ tế hưởng về mùa đông, bắt đầu từ lễ này trong chúc từ, nhà vua xưng là "Hiếu tôn quốc hoàng". Trước đây, tế ở thái miếu, trong chúc từ vua Lê đều xưng là tự hoàng, đến năm này vua mới bắt đầu xưng danh hiệu "quốc hoàng". Đọc bộ sử “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” đến đoạn này, vua Tự Đức đã phê rằng: “Hai chữ 'quốc hoàng' rất trái nghĩa và quê mùa. Như thế, sao lại gọi [vua Lê Thánh Tông] là người sùng thượng văn học được?”.

Cũng từ cuối năm 1467, vua Lê Thánh Tông quy định các tờ chế, tờ cáo ban cấp bầy tôi đều xưng là "hoàng thượng chế cáo". Các tờ chế, tờ cáo xưng là “hoàng thượng” cũng bắt đầu từ đấy.

Thời Lê trung hưng, quyền hành trong nước vào cả trong tay các chúa Trịnh, các chúa đều được vua Lê phong tước vương. Các quan, nhân dân gọi các chúa Trịnh là “điện hạ”, khi có việc trình lên chúa thì gọi là "khải" chứ không dùng chữ "tâu".

Vì sao nên gọi chồng Nữ hoàng Anh là Hoàng tế Philip?

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Hoàng tế Philip

Hôm nay, 17/04, nước Anh làm tang lễ trọng thể vĩnh biệt Hoàng tế Philip, công tước Edinburgh, phu quân của Nữ hoàng Elizabeth người qua đời một tuần tước.

Thân thế và sự nghiệp Hoàng tế Philip [1921-2021]

Tang Hoàng tế Philip: Thủ tướng Johnson không dự vì hạn chế Covid

Tuần qua việc đài BBC và ITV đưa tin quá nhiều về Hoàng tế Philip đã bị công chúng khiếu nại.

Riêng đài BBC nhận 109 nghìn lời phàn nàn từ công chúng vì đăng tải liên tục và quá nhiều tin bài về Hoàng tế Philip.

Đó là kênh BBC ở nước Anh, còn BBC News Tiếng Việt làm không nhiều: bốn bài cả tin, điếu văn và video trên trang web, và một chuyên đề trên YouTube.

Tuy thế, theo dõi mạng xã hội tôi thấy có câu hỏi về ông hoàng vừa tạ thế và về Hoàng gia Anh mà chúng tôi cố gắng giải thích, để góp phần giới thiệu câu chuyện về Vương triều Anh.

Vì sao BBC gọi Prince Philip là 'Hoàng tế'?

Nhiều bạn hỏi, và tôi đã trả lời trên kênh YouTube của BBC News Tiếng Việt, nay xin nhắc lại.

Gọi là Hoàng tế là cách nhấn mạnh vào tước hiệu phong cho ông Philip năm 1957, khi ông trở thành ông hoàng con rể Hoàng gia Anh, khi Mẫu hậu [The Queen Mother] vẫn còn sống.

Nhưng việc phong tước này phức tạp hơn ta tưởng và tôi sẽ kể dưới đây, còn bây giờ thử điểm qua cách gọi các ông hoàng bà chúa Anh và châu Âu xem sao cho phù hợp trong tiếng Việt.

Danh xưng và tước hiệu của Hoàng gia Anh cũng như các dòng họ vua chúa châu Âu có khác châu Á, nhất là Trung Hoa và Việt Nam.

Chụp lại video,

Thời điểm BBC thông báo tin Hoàng tế Philip từ trần

Ví dụ tước 'prince' trong tiếng Anh [Pháp: prince; Đức: prinz; Nga: tsarevich], là tước hiệu dành cho con trai và cả cháu trai của vua.

Cách dịch thông dụng nhất gọi 'prince' là hoàng tử, nhưng trong trường hợp cháu vua, như Prince Philip lúc sinh ra là cháu nội vua Hy Lạp, thì trong tiếng Việt ta gọi là hoàng tôn, không phải hoàng tử.

Tương tự như thế, về bên nữ, Princess Diana của Anh chỉ là công nương, chứ không phải công chúa, bởi bà không phải con gái vua/nữ hoàng. Đó là tôi nói về cách dùng tiếng Việt hiện đại, thông dụng, còn một số sách nghiên cứu nêu rằng con dâu vua xưa từng có danh xưng 'hoàng tức', hoặc triều Nguyễn gọi là 'phủ thiếp'. Một số phim ngày nay dịch của Trung Hoa gọi con dâu vua là 'Hoàng thái phi', viết ra để các bạn tham khảo.

Điều khó khăn nữa khi chuyển ngữ các tiếng châu Âu sang tiếng Việt còn đến từ chỗ các ông hoàng bà chúa châu Âu có nhiều cấp bậc.

Ví dụ Prince Albert của xứ Monaco là 'Sovereign Prince' là vị quân vương có chủ quyền, không phải 'thân vương' [anh em trai vua] như một tờ báo tiếng Việt viết. Dòng họ Grimaldi của ông đời đời làm chủ xứ sở nhỏ nhưng giàu có đó và ông thực chất là vua, nhưng trong đẳng cấp châu Âu lại chưa đạt danh hiệu 'king' mà thôi.

Ở Anh hiện nay, không có danh hiệu Hoàng thái tử [Crown Prince] vì quy định nói người số một kế thừa ngai vàng là Prince of Wales - Hoàng tử xứ Wales.

Và khác với Việt Nam, Trung Quốc, không phải con rể nào của vua/nữ hoàng Anh cũng là phò mã, hoặc vì không được phong, hoặc vì...chú rể không muốn nhận tước.

Người chồng đầu của Công chúa Anne, trưởng nữ của Nữ hoàng Anh, cưới đại uý Mark Phillips năm 1973 và Hoàng gia ngỏ ý phong cho ông tước quý tộc nhưng ông từ chối.

Người chồng sau của Công chúa Anne là Sir Timothy Laurence [cưới năm 1993] cũng không nhận tước gì và không phải 'phò mã'. Tước hiệp sĩ [Sir] của ông là có trước khi cưới vợ vì ông là Phó đô đốc Hải quân Hoàng gia Anh. Các sĩ quan cao cấp Anh thường được phong 'Sir'.

Nữ hoàng cố gắng để chồng có tước Prince ra sao?

Chào đời năm 1921 trên đảo Corfu, Philippos Andreou Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg là con hoàng tử Andreou, em trai Thái tử Constantine, nên vai vế không cao.

Chụp lại video,

Hoàng tế Philip, phu quân Nữ hoàng Anh Elizabeth II, vừa tạ thế

Lúc lấy công chúa Elizabeth, Philip phải bỏ cả quốc tịch Hy Lạp để nhập tịch Anh và tuyên bố từ bỏ tước hiệu hoàng tôn Hy Lạp và Đan Mạch.

Như thế, vào thời điểm đó, Philip không còn là 'prince' châu Âu nữa, mà được vua cha George VI năm 1947 phong làm Công tước Edinburgh, thấp hơn prince - 'hoàng tử, hoàng tôn' tại Anh.

Với Philip, khi ông cưới vợ, công chúa Elizabeth, thì công tước [Duke] chắc là ổn, nhưng sau khi bà lên ngôi báu mà chồng giữ tước thấp quá thì có vẻ bà thấy phiền lòng.

Vì thế mà chỉ một hai năm sau khi lên ngôi [1952] Nữ hoàng đã vận động chính phủ và Quốc hội duyệt phong tước 'Prince' cho chồng.

Nhưng các tước hiệu cấp 'prince' đều đã 'kín chỗ'. Vì luật Anh ghi rõ chỉ con trai và cháu trai của vua Anh mới được là 'prince', kể cả cháu vua đời trước, như Hoàng tử Michael of Kent, hiện vẫn sống.

Một giải pháp là phong cho Philip chức Prince...ở nước ngoài, các xứ từng là thuộc địa Anh.

Các tài liệu giải mật sau này nói ban đầu Elizabeth muốn chồng được phong 'Hoàng thân xứ Thịnh vượng chung - Prince of the Commonwealth, nhưng bị thủ tướng Winston Churchill bác bỏ.

Văn bản LCO 6/3677 'Title of Prince HRH Philip Duke of Edinburgh' có chữ ký của Winston Churchill [09/05/1954] trong Văn khố Anh [đăng trên Heraldica] ghi rõ Churchill nói ông "không hứng thú với tước hiệu đó".

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Công tước Edinburgh, Hoàng tế Philip với mẹ đẻ, công nương Alice xứ Battenberg, người có họ gần với Hoàng hậu cuối cùng của Nga, Alexandra

Năm 1954, Nữ hoàng mới là cô gái 28 tuổi, nên không thể nào dám phủ quyết lời Churchill, người không chỉ là thủ tướng, vị anh hùng của Thế Chiến II, mà còn thuộc hàng cha chú của bà. Các phim lịch sử ở Anh nói Churchill và đồng sự đã vận động để hạ bệ vua Edward, đưa cha của Elizabeth lên ngôi, làm vua George VI, nên Hoàng gia này hàm ơn ông rất nhiều.

Tuy thế, Churchill cũng ra lệnh cho các nhà ngoại giao Anh cũng đi thăm dò các nước đông dân nhất trong khối Commonwealth để xem thế nào.

Ấn Độ và Pakistan đã độc lập khỏi Anh không muốn gọi Philip là ông hoàng đại diện cho họ. Canada giữ quan điểm "lừng khừng", chỉ có Australia thì sẵn lòng.

Nhờ 'tình cảm' của dân xứ Kangaroo, chính phủ Anh và Hoàng gia đã định phong cho Philip là 'Prince of Commonwealth of Australia", nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Anthony Eden cho là không ổn, và đề xuất chỉ gọi Philip là Prince of the Realm [tạm dịch: Thân vương của Vương quốc, vương quốc nào thì cứ để chung chung như thế].

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Hoàng tế Philip trong lễ lên ngôi của vợ, Nữ hoàng Elizabeth II, năm 1953

Cuộc tranh luận này đến tai Philip và ông đề nghị chấm dứt vì không muốn có tước vị gì khác ngoài tước vua cha phong cho: Công tước Edinburgh.

Nguồn hình ảnh, PA

Chụp lại hình ảnh,

Hoàng tế Philip

Nhưng Nữ hoàng vẫn không bỏ cuộc.

Đầu năm 1955, Khối Thịnh vượng chung họp ở London, bà nhờ thủ tướng Churchill hỏi không chính thức ý kiến thủ tướng các nước dự hội nghị thượng đỉnh.

Kết quả: Úc, New Zealand và nay thêm Pakistan nay ủng hộ cách gọi Philip là Prince of the Commonwealth. Thủ tướng Nehru nói là cá nhân ông không phản đối nhưng dư luận Ấn Độ, nước cộng hòa mới độc lập khỏi Anh, sẽ không vui.

Winston Churchill thông báo lại cho Nội các rằng Cộng hòa Nam Phi thì không trả lời và Canada vẫn nước đôi.

Phương án phong cho Philip chức vương của Khối Thịnh vượng chung coi như thất bại.

Trong các cuộc thảo luận tuy thế đã xuất hiện các sáng kiến như gọi ông là Prince Consort [Ông hoàng vương phu], Prince Royal [Thân vương Hoàng gia - xin nhắc các chữ dịch là người viết bài cố gắng chọn trong tiếng Việt cho sát nghĩa, và không phải là tiêu chuẩn].

Cuối cùng, Thủ tướng Churchill đề nghị gọi Philip 'His Royal Highness The Prince'. Là người siêu giỏi trong cách dùng tiếng Anh cho chính trị, ông thuyết phục được Nữ hoàng rằng 'The' ở đây có nghĩa đây là tước hiệu duy nhất, chỉ dành cho Philip.

Bằng mạo từ 'The', Churchill giúp Hoàng gia giải quyết mọi khúc mắc về thủ tục, vì đây là một trường hợp đặc biệt, không có tính thừa kế, bởi tước 'Prince' của Hy Lạp thì Philip đã phải bỏ rồi.

Thế nhưng phải sang thời thủ tướng sau, Harold Macmillan thì giấy tờ mới hoàn tất và Hoàng gia Anh cùng chính phủ quyết định bỏ cách gọi gắn tước hiệu của Philip với các nước cựu thuộc địa, mà chỉ phong cho ông là tước Prince của Liên hiệp Vương quốc Anh mà thôi.

Làm thế, vấn đề hoàn toàn là 'đối nội', tránh các rủi ro ngoại giao.

Năm 1957, bằng văn bản Letters Patent, Nữ hoàng chính thức phong cho chồng là 'Prince of the United Kingdom - His Royal Highness The Prince Philip, Duke of Edinburgh'.

Như Churchill giải thích, The Prince Philip đặt vị thế của ông còn cao hơn cả Thái tử Anh [Prince of Wales], và coi như ông là ngang hàng với các vị hoàng tử con vua đời trước, hàm ý ông như được nhận vào Hoàng tộc Anh dù sinh ra là người nước ngoài.

Ba năm sau, Nữ hoàng và chồng quyết định tạo vị thế bình đẳng hơn nữa cho Philip khi tuyên bố ghép họ của hai người vào thành họ cho các con trai: Mountbatten-Windsor.

Trước năm 1917, các vua chúa Anh không có họ, mà chỉ có họ theo tên của đất phong, vương quốc, công quốc họ làm chủ.

Việc đem một dòng họ nước ngoài [Battenberg được Anh hóa là Mountbatten] của Philip ghép với dòng Windsor [tên lâu đài], Hoàng gia Anh đã tạo ra một dòng vua mới.

Trong tiếng Việt, ta không thể gọi Philip là Hoàng tử vì ông là chồng của Nữ hoàng và 'bố của các hoàng tử' Charles, Andrew và Edward, và nếu chỉ gọi là 'thân vương' thì lại thấp quá. Anh đã có các thân vương khác, thường là anh em họ [cousins] của Nữ hoàng.

Vì thế, như cách gọi BBC Tiếng Việt sử dụng từ khá lâu, là Hoàng tế - ông Hoàng con rể vua George VI và Mẫu hậu The Queen Mother, là khá hợp lý.

Cách gọi này còn phản ánh được ý ghi trong tước hiệu của ông: Hoàng tế của cả Vương quốc Anh, chứ không chỉ của Hoàng gia.

Nay, ông đã qua đời và tước vị đặc biệt đó sẽ chỉ còn ghi trong lịch sử, vì nó được tạo ra duy nhất cho riêng Philip.

Như đã nói ở trên, các cách gọi khác: Hoàng thân Philip, Vương phu, Thân vương Philip...đều không có gì sai, nhưng tôi nghĩ gọi ông là chàng rể Hoàng gia còn là cách ghi nhận tình yêu, và cuộc đấu tranh bền bỉ của Nữ hoàng Elizabeth II để chồng không bị 'thiệt thòi'.

Đó mới là câu chuyện đáng quý trong cuộc đời đặc biệt, rất đặc biệt của họ.

Đọc thêm về chủ đề Hoàng gia và các vương triều:

Xóa vương triều, xứ Việt 'không có vua' và hết những điều tôn nghiêm

Nước có vua thì được lợi gì không?

Bảo Đại và kết cục buồn cho Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề