Vì sao nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của công dân

Nghĩa vụ nộp thuế là một nghĩa vụ bắt buộc với các đối tượng theo quy định của pháp luật, khi nộp thuế người nộp thuế phải thực hiện theo quy định của pháp luật về trình tự thủ tục nhất định. Vậy người nộp thuế có quyền và nghĩa vụ gì khi nộp thuế? Xin mời quý khách tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:
>> Quy trình xử lý sai sót, thực hiện tra soát đối với người nộp thuế
>> Thế nào là thuế trực thu, thuế gián thu?
>> Miễn thuế thu nhập cá nhân ở những khoản thu nhập được mào?

Khái niệm người nộp thuế trong Luật Quản lý thuế là một khái niệm rộng có thể chia nó thành hai nhóm: bao gồm tổ chức, cá nhân làm phát sinh hành vi chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế và những tổ chức, cá nhân không thực hiện hành vi chịu thuế nhưng thực hiện việc nộp thuế thay cho những chủ thể làm phát sinh hành vi chịu thuế.

Vì sao nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của công dân

Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế là gì?

Người nộp thuế có các quyền quy định tại Điều 16 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:

Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế. Được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Được giữ bí mật thông tin, trừ các thông tin phải cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông tin công khai về thuế theo quy định của pháp luật.

Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số tiền thuế không được hoàn và căn cứ pháp lý đối với số tiền thuế không được hoàn. Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, đại lý làm thủ tục hải quan để thực hiện dịch vụ đại lý thuế, đại lý làm thủ tục hải quan.

Được nhận quyết định xử lý về thuế, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế, được yêu cầu giải thích nội dung quyết định xử lý về thuế; được bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế; được nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý thuế.

Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình. Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp do người nộp thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn và quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Được quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Được tra cứu, xem, in toàn bộ chứng từ điện tử mà mình đã gửi đến cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử. Được sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch với cơ quan quản lý thuế và cơ quan, tổ chức có liên quan.

Những quyền lợi này có ý nghĩa rất quan trọng vì hiện nay chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế thu nhập thường được các quốc gia sử dụng để thực hiện mục tiêu điều tiết nền kinh tế xã hội. Ngoài ra, chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế thường được áp dụng cho các lĩnh vực quan trọng, các ngành mũi nhọn hoặc có lợi thế phát triển và các ngành tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh của quốc gia.

Ngoài các quyền khi nộp thuế, người nộp thuế còn có những nghĩa vụ được quy định trong Điều 17 của Luật Quản lý thuế 2019 như sau:

– Người nộp thuế có nghĩa vụ phải thực hiện trách nhiệm thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.

– Phải khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.

– Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

– Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế. Nghĩa vụ này được hiểu là mọi thông tin và số liệu về thuế cần phải được chính xác tuyệt đối.

– Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

– Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, bao gồm cả thông tin về giá trị đầu tư; số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế. 

– Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.

– Người nộp thuế thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật. 

– Căn cứ tình hình thực tế và điều kiện trang bị công nghệ thông tin, Chính phủ quy định chi tiết việc người nộp thuế không phải nộp các chứng từ trong hồ sơ khai, nộp thuế, hồ sơ hoàn thuế và các hồ sơ thuế khác mà cơ quan quản lý nhà nước đã có.

– Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo đảm việc thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuế, áp dụng kết nối thông tin liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan quản lý thuế.

– Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ lập, lưu trữ, kê khai, cung cấp hồ sơ thông tin về người nộp thuế và các bên liên kết của người nộp thuế bao gồm cả thông tin về các bên liên kết cư trú tại các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam theo quy định của Chính phủ.

Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.

PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email:
Liên hệ Văn phòng Luật Sư


Vì sao nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của công dân
Vì sao nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của công dân
Vì sao nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của công dân
Vì sao nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của công dân

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1. Vì sao nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân?

2. Hãy nêu ví dụ về một số quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế.

Trả lời:

1. Công dân có quyền lợi và nghĩa vụ phải nộp thuế vì đấy là nghĩa vụ của công dân khi tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Các khoản thu từ thuế vào ngân sách là để phục vụ lợi ích của công dân. Công dân nộp thuế để được hưởng lợi ích từ ngân sách nhà nước.

2. Ví dụ về một số quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế.

- Được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.

- Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số tiền thuế không được hoàn và căn cứ pháp lí đối với số tiền không được hoàn.

- Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

- Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật.

- Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.

- Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

* Tìm hiểu về thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhânlà các khoản tiền mà người có thu nhập (trên 9 triệu) phải trích nộp một phần tiền lương hoặc tiền từ các nguồn thu khác theo quy định vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ. Thuế thu nhập cá nhân được xây dựng dựa trên nguyên tắc công bằng và khả năng của người nộp thuế. Bên cạnh đóthuế thu nhập cá nhânchỉ đánh vào các cá nhân có mức thu nhập trung bình trở lên, không áp dụng đối với những cá nhân có thu nhập thấp và chỉ vừa đủ nuôi sống bản thân cùng gia đình.

Theo như quy định ban hành của Luậtthuế thu nhập cá nhânthìcác khoản thu nhập phải chịu thuế chính là tất cả các khoản thu nhập được xem là hợp pháptheo quy định pháp luật của cá nhân đó.

Nói cách khác các khoản thu nhập hợp pháp ở đây chính là tất cả các khoản thu nhập tính từ nguồn thu nhập đầu tiên như:

  • Thu nhập từ nguồn tiền lương, tiền công
  • Thu nhập từ việc kinh doanh, buôn bán
  • Thu nhập từ việc đầu tư vốn thu lợi nhuận
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
  • Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (Gồm: thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, thu nhập từ chuyển quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở, thu nhập từ chuyển quyền thuê đất, thuê mặt nước)
  • Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế
  • Thu nhập từ bản quyền (gồm: thu nhập từ việc chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ và thu nhập từ việc chuyển giao công nghệ).
  • Thu nhập từ việc trúng thưởng (trúng thưởng xổ số, khuyến mại, hình thức cá cược, casino)
  • Thu nhập từ nhận thừa kế
  • Thu nhập từ nhận quà tặng

* Nghĩa vụ của người nộp thuế

Thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách. Vì không ai tự nguyện từ bỏ quyền lợi của mình để nộp thuế cho nhà nước. Hơn nữa, để nhà nước tồn tại, nguồn thu từ thuế phải thường xuyên và ổn định. Nếu tự nguyện nộp thì không thể thường xuyên và ổn định được. Tính bắt buộc được thể hiện dưới 2 khía cạnh sau:

Đối với các cơ quan thu thuế: Thu thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối với cán bộ, cơ quan thu thuế. Cán bộ cơ quan thu thuế không được quyền lựa chọn đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế…Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế là “Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật”, lấy pháp luật làm căn cứ duy nhất để thực hiện.

Đối với người nộp thuế: Đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điều kiện do pháp luật thuế quy định mà không phải quan hệ thanh toán trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Dù được thực hiện dưới hình thức nào, thuế vẫn thể hiện tính chất bắt buộc, đối tượng nộp thuế không có quyền trốn thuế hoặc mong muốn tự mình ấn định hay thỏa thuận mức đóng góp của mình mà chỉ có quyền chấp thuận. Những đối tượng nộp thuế vi phạm luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật để buộc họ phải làm tròn nghĩa vụ nộp thuế. Đây là điểm khác biệt giữa thuế với các khoản đóng góp mang tính chất tự nguyện.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 6: Thuế - Kết nối TT