Việc tìm thấy các di chỉ khảo cổ ở Bến Tre có ý nghĩa gì

Trước khi di chỉ Giồng Nổi (thuộc ấp Bình Thành, xã Bình Phú, TP Bến Tre) được phát hiện (năm 2003), rất nhiều người, kể cả các nhà khoa học đều tin chắc rằng tại Bến Tre chỉ có các di tích và di chỉ khảo cổ học với niên đại cách nay chừng 300 năm. Tuy nhiên, sau hơn 7 năm nghiên cứu, thám sát, khai quật…, các chuyên gia khảo cổ học đã từng bước làm sáng tỏ và khẳng định từng có nền văn hóa Óc Eo tại Bến Tre.

Làng cổ Giồng Nổi 2.000-2.500 năm

Giữa những năm 90 của thế kỷ XX, ông Huỳnh Văn Bê (ấp Bình Thành, xã Bình Phú, TP Bến Tre) trong khi làm vườn phát hiện được một số bàn mài đá và rìu bôn đá. Thông tin bắt đầu gây chú ý với Viện Khảo cổ học Việt Nam. Cuối năm 2003, một đoàn công tác của Viện Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Bến Tre đến khảo sát khu vực này và đào thám sát với kết quả rất khả quan: phát hiện một số công cụ đá như rìu, bôn, đục, bàn mài; thu được 13.268 mảnh gốm các loại.

Việc tìm thấy các di chỉ khảo cổ ở Bến Tre có ý nghĩa gì

Khai quật di chỉ Giồng Nổi.

Sau đó, 2 đơn vị này quyết định khai quật di chỉ khảo cổ học Giồng Nổi. Di chỉ này có diện tích khoảng vài vạn mét vuông, dấu vết của các di vật khảo cổ học nằm chủ yếu ở khu vườn của các ông Đoàn Quang Trứ, Huỳnh Văn Bê và Võ Ngọc Rạng thuộc phần cao của giồng. Nơi có mật độ hiện vật dày đặc nhất thuộc vườn của ông Đoàn Quang Trứ với diện tích 4.000m²…

Đến nay, sau 3 lần khai quật và 2 lần đào thám sát, trên tổng diện tích 484,5m², các chuyên gia thu thập được gần 500.000 hiện vật các loại cùng hơn 250kg xương, răng động vật và ít xương người... Trong số này, hiện vật bằng gốm chiếm tỷ lệ rất lớn, hơn 99%. Hiện vật bằng gốm rất phong phú gắn bó mật thiết với cuộc sống, sinh hoạt của con người thời điểm lúc bấy giờ, như đồ dùng trong sinh hoạt, sản xuất, thờ cúng, khuôn in hoa văn bằng gốm… Đáng chú ý, trong lần khai quật thứ 2 và 3 thu nhiều hiện vật Linga và Yony bằng gốm. Số còn lại là các hiện vật bằng đá: rìu, cuốc, bàn mài, dao, cưa đá, rìu bôn, đục, hòn ghè…

Qua 2 phương pháp xác định niên đại tương đối và tuyệt đối, các chuyên gia khẳng định: niên đại của di chỉ Giồng Nổi có từ 2.000-2.500 năm trước, kề sát với giai đoạn văn hóa Óc Eo. Đặc biệt, qua 3 hố khai quật trên diện tích 437m², xuất lộ diện tích cư trú của một làng cổ. Cả 3 hố khai quật đều trúng nơi cư trú, bãi nung gốm, một số bếp lớn của cộng đồng, một số nhà lớn (qua dấu vết các lỗ cột) để ở và thờ cúng…

Các chuyên gia xác định, người Giồng Nổi có một số tín ngưỡng riêng, có thể tiếp xúc với Bà La Môn giáo qua tục thờ: đá, rùa, sinh thực khí Linga và Yony, cầu mong cho vạn vật bình yên, sinh sôi nảy nở…

Tháng 7 và 8 năm 2010, Sở VH-TT-DL Bến Tre kết hợp Viện Khảo cổ học Việt Nam tiếp tục đợt điều tra và đào thám sát khảo cổ học tại di chỉ Giồng Nổi (ấp Bình Thành, xã Bình Phú, TP Bến Tre). Kết quả khẳng định di chỉ Giồng Nổi có một tầng văn hóa rất ổn định…

Theo nhà nghiên cứu, tiến sĩ Nguyễn Kim Dung, kết quả khai quật ở Giồng Nổi có thể xem là một trong những thành tựu quan trọng nhất của ngành khảo cổ học Việt Nam những năm gần đây.

Kiến trúc cổ “vô giá” An Phong

Đặc biệt, mới đây, Viện Khảo cổ học Việt Nam lần đầu tiên phát hiện di tích kiến trúc cổ tại ấp An Phong, xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày Nam, gây sự chú ý đặc biệt với nhiều người, nhất là giới nghiên cứu, khảo cổ học. “Với số lượng các vết tích kiến trúc tìm thấy trong các hố thám sát và còn nhìn thấy trên mặt đất tại khu vực đình An Thạnh và chùa Trà Nồng thuộc xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày Nam, có thể kết luận nơi đây tồn tại một khu di tích kiến trúc lớn”, tiến sĩ Hà Văn Cẩn, Viện Khảo cổ học Việt Nam khẳng định.

Qua di vật và di tích được phát hiện, các chuyên gia nhận xét: Các di vật gốm được phát hiện gồm 2 loại (gốm thô và gốm mịn), đều có độ nung thấp. Đa phần gốm có màu đỏ nhạt, vàng nhạt và trắng phấn, bên trong có lõi màu xám hoặc xám đen. Đây là loại gốm mang đặc trưng của văn hóa Óc Eo. Ngoài ra, có nhiều viên gạch tìm thấy trong kiến trúc cổ An Phong, rất đồng nhất về loại hình. So sánh các vật liệu kiến trúc cổ ở An Phong với Gò Thành (Tiền Giang) cho thấy có sự tương đồng rất rõ rệt về vật liệu cũng như phong cách và chất liệu. Di tích cổ Gò Thành đã được xếp vào khung niên đại từ thế kỷ IV-VIII.

Óc Eo là tên gọi do nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đề nghị đặt cho một địa điểm nằm ở huyện Thoại Sơn, phía Nam tỉnh An Giang. Nơi này có thể đã từng tồn tại một hải cảng sầm uất  từ thế kỷ thứ I đến VII.

Do vậy, có thể xếp niên đại của di tích kiến trúc cổ An Phong vào khung thế kỷ IV-VIII sau Công nguyên. Điều đặc biệt quan trọng: “Dựa vào phần kiến trúc được phát hiện trong các hố thám sát ở An Phong cho thấy đây là một phần móng tường của một di tích kiến trúc lớn (chiều rộng của tường còn đo được là 2,65m). Hiện tại mới phát hiện một phần của quần thể kiến trúc đó. Vì vậy chúng ta có thể đoán định đây là một quần thể di tích thời kỳ Óc Eo lần đầu tiên được phát hiện trên địa bàn tỉnh Bến Tre”, tiến sĩ Hà Văn Cẩn nhấn mạnh.

Các chuyên gia Viện Khảo cổ học Việt Nam khẳng định: Những di tích và di vật đã phát hiện được tại An Phong nói trên là nguồn sử liệu vô giá, góp phần nghiên cứu lịch sử vùng đất Bến Tre nói riêng và Việt Nam nói chung, khẳng định trình độ văn hóa, văn minh; những thành tựu vĩ đại mà các cư dân cổ nơi đây đạt được, những đóng góp của họ cho sự hình thành và phát triển văn hóa dân tộc.

Tỉnh Bến Tre cần có biện pháp bảo vệ khẩn cấp khu vực có di tích khu di tích lịch sử quý giá này, tránh sự phá hủy của tự nhiên và con người. Đồng thời sớm có kế hoạch tổ chức khai quật rộng hơn tại khu vực này, để có thể có những đánh giá sát thực hơn về quy mô, tính chất cũng như niên đại của khu di tích quý giá này.

Việc phát hiện và khai quật di chỉ khảo cổ học Giồng Nổi đã đem lại nhận thức mới về lịch sử hình thành và phát triển, cũng như lịch sử chinh phục và khai phá vùng đất Bến Tre ngày nay. Di chỉ khảo cổ học Giồng Nổi, với những tư liệu lịch sử bằng vật thật đã phác họa một bức tranh sinh tồn với môi sinh phong phú, những hoạt động của con người nhằm tạo dựng nên sự sống ở một trong những giồng đất nổi lên ở vùng đất Bến Tre.

BÌNH ĐẠI

Bạn đã nghe nhiều về cụm từ di tích khảo cổ, thế nhưng bạn không biết di tích khảo cổ là gì? hoặc bạn chỉ hiểu sơ qua và vẫn mơ hồ về kiến thức này. Vậy thì hãy để Thông tin kỹ thuật giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây. Đồng thời giới thiệu đến bạn những di tích khảo cổ học ở Việt Nam hiện nay.

Di tích khảo cổ là gì?

Di là những thứ còn ở quá khứ được gìn giữ và lưu trữ lại. Bởi vậy di tích khảo cổ có thể hiểu là những di tích và vết tích còn sót lại của quá khứ được lưu giữ bởi con người để cho các nhà khảo cổ học nghiên cứu.

Việc tìm thấy các di chỉ khảo cổ ở Bến Tre có ý nghĩa gì

Khu di tích khảo cổ Óc Eo

Quá trình hình thành

Tầng văn hóa được tạo nên bởi các hoạt động của con người, đây là một tấm gương nhiều mặt giúp phản ánh được trạng thái văn hóa của cư dân cổ.

Tầng văn hóa bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:

  • Màu sắc tầng văn hóa: Thường thẫm hơn màu của các tầng đất khác.
  • Độ dày tầng văn hóa: Phụ thuộc theo hình thức kiếm sống và thời gian sinh sống của cư dân, nếu tầng văn hóa càng dày thì chứng tỏ thời gian sinh tồn của cư dân càng lâu và ngược lại. Độ dày này tỉ lệ thuận với thời gian sinh tồn của những cư dân tạo nên tầng văn hóa.
  • Những hiện vật khảo cổ ở cùng một tầng văn hóa thì sẽ có thời gian xuất xứ và tồn tại giống nhau, tức là chúng có cùng niên đại.

Lớp vô sinh là lớp nằm giữa hai lớp văn hóa, đây là lớp đất không có dấu vết của các hoạt động con người. Còn lớp đất nằm ở dưới tầng văn hóa không có dấu vết hoạt động con người thì được gọi là lớp đất cái hay lớp sinh thổ.

Di tích di chỉ một tầng văn hóa: Là nơi mà chỉ được con người cư trú một lần nhưng trong suốt một thời gian dài và sau đó nơi đây sẽ không bao giờ có người ở đó nữa. Loại di tích này được cấu tạo bởi các lớp đất theo thứ tự sau:

  • Lớp đất canh tác hay lớp đất mặt là lớp đất trên cùng.
  • Lớp đất thứ 2 chính là tầng văn hóa được nằm dưới lớp đất canh tác.
  • Sinh thổ là lớp đất cái.

Việc tìm thấy các di chỉ khảo cổ ở Bến Tre có ý nghĩa gì

Di tích khảo cổ là gì?

Di chỉ (địa điểm khảo cổ học) có hai hay nhiều tầng văn hóa gồm 2 loại:

  • Di chỉ hai hay nhiều tầng văn hóa có lớp vô sinh ngăn cách: Được hình thành bởi hai hoặc nhiều giai đoạn cư trú nhưng không liên tục của người xưa.
  • Di chỉ hai hay nhiều tầng văn hóa nối tiếp nhau và không có lớp vô sinh ngăn cách: Được hình thành sau một quá trình sinh sống liên tục của nhiều thế hệ người ở tại một chỗ trong thời gian dài lên tới hàng trăm hoặc hàng ngàn năm.

Ý nghĩa khi nghiên cứu tầng văn hóa:

  • Dựa trên cơ sở phân biệt tầng văn hóa, các nhà khảo cổ học có thể nắm được những giai đoạn tồn tại của nơi cư trú, từ đó xác định được niên đại của nơi cư trú đó.
  • Việc nghiên cứu tốt tầng văn hóa sẽ là tiền đề giúp hiểu rõ được quá trình hình thành di tích và xác định đúng được giá trị của di tích và di vật khảo cổ.

Các loại di tích khảo cổ học

Các nhà khảo cổ học có nhiệm vụ đó là sưu tầm và nghiên cứu, phát hiện những di tích khảo cổ học để phục dựng lại cuộc sống trong quá khứ có loài người. Có 3 loại di tích khảo cổ học đó là:

Việc tìm thấy các di chỉ khảo cổ ở Bến Tre có ý nghĩa gì

Di tích khảo cổ Ai Cập cổ đại

  • Di tích ở trên mặt đất: Số lượng không nhiều nhưng dễ quan sát. Ví dụ: di tích thành lũy, chùa chiền cổ, đền tháp, di tích đống vỏ sò, các di tích cự thạch…
  • Di tích ở dưới mặt đất: Số lượng nhiều hơn di tích ở trên mặt đất, tuy nhiên rất khó để nhìn thấy bởi phần lớn nó vẫn nằm trong các tầng văn hóa của mộ táng hoặc nơi trú ngụ.
  • Di tích ở dưới mặt nước: Ví dụ như các con tàu bị chìm, đắm….

Xem thêm:

Di tích khảo cổ học ở Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều di tích khảo cổ học đã được tìm thấy và công nhận. Sau đây Thông tin kỹ thuật sẽ chia sẻ đến bạn một số di tích nổi bật ở nước ta.

Bãi đá cổ Nấm Dẩn

Bãi đá cổ Nấm Dẩn hay còn gọi là Bãi đá cổ Xín Mần được các nhà khoa học Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Hà Giang phát hiện vào năm 2004. Nơi đây có nhiều tảng đá trầm tích lớn với hình thù đa dạng và độc đáo nằm dọc theo bờ suối. Các hình khắc vẽ mang vẻ đẹp riêng và rất đa dạng. Mỗi tảng đá đều  gắn với những câu chuyện ly kỳ,  mang dấu ấn tín ngưỡng, thể hiện sự linh nghiệm và cầu ứng của các đấng thần linh của nhân dân các dân tộc thiểu số trong vùng.

Việc tìm thấy các di chỉ khảo cổ ở Bến Tre có ý nghĩa gì

Di tích bãi đá cổ Nấm Dẩn ở Hà Giang

Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là một khu di tích được xây dựng từ thế kỷ thứ VII và là một trong những di tích lịch sử lâu đời và quan trọng bậc nhất của nước ta. Hoàng Thành Thăng Long là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của dân tộc. Quần thể di tích này thuộc địa phận phường Quán Thánh và Điện Biên Phủ, Hà Nội với tổng diện tích lên tới 18,3 ha.

Việc tìm thấy các di chỉ khảo cổ ở Bến Tre có ý nghĩa gì

Di tích Hoàng thành Thăng Long ở Hà Nội

Óc Eo

Văn hóa Óc Eo được hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ I – thế kỷ thứ VII sau Công nguyên. Óc Eo là tên của một gò đất thuộc cánh đồng phía Đông Nam núi Ba Thê, Óc Eo, Thoại Sơn, An Giang. Nó đã đi vào lịch sử khảo cổ học của nước ta như là một vùng đất văn hóa đầy hấp dẫn. Đây được coi là một nền văn hóa lớn của Việt Nam, gắn liền với đất nước và con người ở vùng đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Mê công. Bên cạnh đó nó còn có quan hệ rất mật thiết với lịch sử Đông Nam Á thời cổ.

Việc tìm thấy các di chỉ khảo cổ ở Bến Tre có ý nghĩa gì

Di tích Óc Eo An Giang

Ngoài ra những di tích kể trên, trên mảnh đất giàu truyền thống, văn hóa, lịch sử ở nước Việt Nam ta còn có rất nhiều di tích khảo cổ nổi bật khác trải dài khắp các vùng miền trên cả nước như:

  • Tháp Hòa Lai – Ninh Thuận
  • Mộ cự thạch Hàng Gòn – Đồng Nai
  • Thành Bản Phủ – Cao Bằng
  • Thánh địa Cát Tiên – Lâm Đồng
  • Thành nhà Hồ – Thanh Hoá
  • Tháp Chót Mạt – Tây Ninh
  • Tháp Vĩnh Hưng – Bạc Liêu
  • Bãi đá cổ Sapa – Lào Cai
  • Bãi đá khắc cổ Khe Hổ – Sơn La
  • Cái Bèo – Hải Phòng
  • Thành Cổ Loa – Hà Nội
  • Cù lao Rùa – Bình Dương
  • Di chỉ Đồng Đậu – Vĩnh Phúc
  • Di chỉ Gò Thành – Tiền Giang
  • Di chỉ khảo cổ Phùng Nguyên – Phú Thọ
  • Di chỉ Nậm Tun – Lai Châu
  • Di chỉ Thạch Lạc – Hà Tĩnh
  • Di tích khảo cổ Gò Cây Thị – An Giang
  • Phật viện Đồng Dương – Quảng Nam
  • Giồng Cá Vồ – thành phố Hồ Chí Minh
  • Giồng Nổi – Bến Tre
  • Gò Tháp – Đồng Tháp

Như vậy trên đây thongtinkythuat.com đã giải đáp đến bạn di tích khảo cổ là gì? Có thể thấy rằng những di tích khảo cổ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu về cuộc sống xưa của các nhà khảo cổ học. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về các di tích khảo cổ học ở nước ta.