Vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu 2023

Người vi phạm giao thông vượt đèn đỏ, đèn vàng bị xử phạt thế nào? - Mức phạt cao nhất là bao nhiêu? - Thành Trung [Lạng Sơn]

Mục lục bài viết

Mức phạt vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng năm 2023 [Hình từ Internet]

Về vấn đề này LawNet giải đáp như sau:

Mức phạt hành vi vượt đèn đỏ, đèn vàng hiện nay được căn cứ theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP [sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP]. Cụ thể mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với từng loại phương tiện được quy định như sau:

1. Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự

Theo điểm e, khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

2. Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với ô tô và các loại xe tương tự

Căn cứ điểm a Khoản 5, điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; Đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

3. Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Điểm đ Khoản 5, điểm a, b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 4 tháng nếu gây tai nạn.

Lưu ý: Lỗi vượt đèn vàng được hiểu là lỗi không tuân thủ quy định “khi thấy tín hiệu đèn vàng [trừ tiến hiệu vàng nhấp nháy] phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp”.

4. Không đội mũ bảo hiểm, người tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP [sửa đổi bởi điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP], người có hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm:

- Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

- Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Như Mai

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn

Lỗi vượt đèn đỏ ô tô là lỗi mà người lái xe không chấp hành các tín hiệu đèn giao thông. Lỗi vượt đèn đỏ sẽ được tính khi người lái xe vô tình hoặc cố ý vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. Khi có tín hiệu đèn đỏ bạn cần phải dừng lại đúng làn đường, trước vạch dừng quy định, nếu không có vạch dừng thì cần phải dừng lại trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Khi phạm lỗi vượt đèn đỏ thì người lái cần phải chịu các mức phạt hành chính và có thể bị tạm giữ bằng lái 1 thời gian. Cụ thể mức phạt sẽ được thảm lót ô tô Medicar cập nhật ngay tại mục dưới đây.

2. Xử phạt lỗi vượt đèn đỏ xe ô tô bao nhiêu tiền 2023

Trong quá trình tham gia giao thông, các phương tiện thường rất dễ mắc phải lỗi vượt đèn đỏ tại các ngã ba, ngã tư. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tại nạn cho chính mình và nhiều phương tiện khác. Chính vì vậy cơ quan chức năng luôn đẩy mạnh về việc xử phạt với sai phạm này. Quy định xử phạt vượt đèn đỏ 2023 sẽ được áp dụng với cách xử phạt trực tiếp và cả phạt nguội. 

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định, lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng sẽ bị xử phạt vi phạm giao thông với các mức cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng theo điểm A khoản 5 điều 5 đối người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi vượt đèn đỏ và hình phạt bổ sung sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng theo điểm B khoản 11 điều 5.

Như vậy khi vượt đèn đỏ thì người lái ô tô sẽ phải chịu mức phạt từ 4 - 6 triệu đồng, đồng thời bị tạm giam bằng từ 1 - 3 tháng. Đây là mức phạt rất cao và có tính răn đe nhằm giúp giảm thiểu tình trạng không tuân thủ tín hiệu giao thông góp phần giảm thiểu tai nạn tại những khúc cua, ngã rẽ nguy hiểm.

Mức phạt này áp dụng cho cả phạt nguội và phạt trực tiếp.

>> Điểm danh: Những phụ kiện cần thiết cho ô tô bạn nên sở hữu.

Ngoài ô tô thì các phương tiện khác, người tham gia giao thông khi vượt đèn đỏ đều phải chịu phạt. Các mức phạt với phương tiện khác đó là:

Phương tiện

Mức phạt tiền 

Hình phạt bổ sung

Điều khoản

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

800.000 - 1 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

điểm e, khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

2 - 3 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông từ 01 - 03 tháng

Tước Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng, nếu vượt đèn đỏ và gây tai nạn

điểm đ Khoản 5, điểm a, b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện] và các loại xe thô sơ khác

100.000 - 200.000 đồng

 _

 _

3. Khi xử phạt đèn đỏ có cần đối chiếu hình ảnh không?

Tùy vào từng trường hợp xử phạt mà CSGT cần có thông tin hình ảnh đối chiếu hoặc không. Cụ thể đó là:

Với hình thức phạt trực tiếp: Cảnh sát giao thông trực tiếp thấy được cảnh người lái vượt đèn đỏ thì có thể tiến hành xử phạt theo quy định mà không cần bất kỳ hình ảnh đối chiếu nào.

Với hình thức phạt nguội: Phạt nguội là các xử phạt được gửi thông tin đến địa chỉ của người lái. Và trong trường hợp này thì cơ quan chức năng cần có hình ảnh kèm theo hành vi phạt luật của người tham gia giao thông. Hiện nay, phần lớn tại những cột đèn giao thông đều được lắp đặt Camera nên bằng chứng ghi lại vô cùng chính xác.

>> Xem ngay: Cách kiểm tra phạt nguội ô tô online.

4. Lỗi ô tô vượt đèn đỏ rẽ phải có bị phạt không?

Đèn đỏ rẽ phải có bị phạt không? Đây là thông tin rất thường được tranh cãi. Tại sao có 1 số trường hợp không bị phạt, 1 số lại bị phạt.

Có rất nhiều trường hợp tại ngã 3, ngã 4 sẽ có biển đèn đỏ được phép rẽ phải. Và nhiều người lái xe đã vô tình mặc định tất cả các ngã 3, ngã 4 đều được rẽ. Tuy nhiên điều này là không đúng và có thể sẽ khiến bạn bị xử phạt.

  • Tại những điểm giao thông có biển thông báo “Đèn đỏ được rẽ phải” thì bạn sẽ không bị phạt.
  • Tại những điểm không có thông báo mà bạn vẫn rẽ phải khi gặp đèn đỏ thì sẽ bị phạt và lỗi này cũng được áp dụng mức phạt như trên.

5. Trường hợp nào vượt đèn đỏ thì không bị phạt

Các phương tiện ưu tiên như xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe ưu tiên,... là những xe được phép vượt đèn đỏ.

Với ô tô trong 1 số trường hợp như đang dừng đèn đỏ nhưng có xe cứu thương, cứu hỏa, ưu tiên đi phía sau cần nhường đường nên tiến hành vượt đèn đỏ hoặc thực hiện các di chuyển lệch khỏi vạch dừng có thể sẽ được xem xét và miễn phạt.

Chủ Đề