Xin cấp thẻ xanh ở đâu

Đồng ý

Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.

Cập nhật: 18:00 - 15/09/2021 | Lần xem: 79303

Hiện nay, thành phố đang dự thảo thí điểm áp dụng thẻ xanh COVID-19. Một trong các điều kiện để có thẻ xanh là có chứng nhận đã tiêm chủng hoặc chứng nhận nhiễm COVID-19 [F0] đã khỏi bệnh.

Để có chứng nhận nhiễm COVID-19 đã khỏi bệnh, người từng nhiễm [F0] phải được xác nhận bằng một trong các loại giấy chứng nhận sau: Giấy xuất viện; Giấy xác nhận hoàn thành cách ly của Ban chỉ đạo phòng chống dịch phường, xã, thị trấn.

Ngoài ra, đối với các F0 tự làm xét nghiệm, tự cách ly tại nhà mà không có giấy xác nhận hoàn thành cách ly của Ban chỉ đạo phòng chống dịch phường, xã, thị trấn thì cần có giấy xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố/tổ nhân dân hoặc của các tổ y tế chăm sóc F0 tại nhà. Tổ y tế chăm sóc F0 tại nhà bao gồm do các trường đại học y khoa, do các tổ chức thiện nguyện [ATM oxy, các tình nguyện viên là các bác sỹ nghỉ hưu...] đảm trách.

Theo quy định của Bộ Y tế, người có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng. Các trường hợp mắc COVID-19 khỏi bệnh đã có kháng thể tự nhiên bảo vệ cơ thể trong một khoảng thời gian. Do đó, để bảo đảm an toàn cho bản thân, các trường hợp không thể xác nhận đã từng mắc COVID-19 thì cần phải tiêm vắc xin. Mặc dù đã tiêm vắc xin, chúng ta vẫn cần tuân thủ phòng bệnh theo nguyên tắc 5K.

Tổ chức tiêm vắc xin tại Thành phố Hồ Chí Minh [Yến Thư - HCDC]

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM [HCDC]

Cập nhật: 18:47 - 18/09/2021 | Lần xem: 192025

Ngày 18/9/2021, được sự đồng ý của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, ThS. BS. Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố đã ký công văn số 3936/TTKSBT-BTN về việc hướng dẫn xác định người nhiễm COVID-19 đã khỏi bệnh.

Theo kế hoạch dự kiến của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố, người đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 hoặc người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh và hoàn thành thời gian cách ly là đủ điều kiện có “Thẻ xanh COVID”.

Việc chứng nhận là F0 khỏi bệnh là một trong các điều kiện để được cấp thẻ xanh, tuy nhiên, trên thực tế, tại thời điểm bùng phát dịch, nhiều trường hợp người dân tự làm xét nghiệm, tự cách ly theo dõi và chăm sóc sức khỏe tại nhà nhưng chưa được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, phường xã, thị trấn xác nhận vì nhiều lý do khác nhau.

Đối với các trường hợp tự làm xét nghiệm, tự cách ly tại nhà và được trạm y tế phường, xã, thị trấn hoặc tổ trưởng tổ dân phố/ tổ nhân dân hoặc các tổ y tế chăm sóc F0 tại nhà do các trường Đại học Y khoa hoặc các tổ chức thiện nguyện đảm trách xác nhận là đúng thì được xem như đã hoàn thành thời gian cách ly tại nhà.

Đối với các trường hợp khác [không được tổ chức hoặc cá nhân xác nhận] thì cần thì tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Như vậy, trong thời gian tới, những người nhiễm COVID-19 tự xét nghiệm, tự cách ly tại nhà nhưng chưa được cấp giấy xác nhận có thể thực hiện như hướng dẫn trên để được cấp giấy chứng nhận hoặc có hướng xử lý thích hợp để đủ điều kiện được cấp “Thẻ xanh COVID”.

Tải file công văn tại đây

Tải file Word tại đây

Yến Thư – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố [HCDC]

Người đến tiêm vắc xin tại Trường đại học Công nghiệp TP.HCM [đường Nguyễn Văn Bảo, phường 4, quận Gò Vấp] - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ngày 8-9, Sở Y tế TP.HCM có tờ trình gửi UBND TP.HCM về việc ban hành kế hoạch phòng chống dịch sau 15-9. Theo tờ trình, Sở Y tế đưa phương án giãn cách xã hội gắn liền với "thẻ xanh COVID-19".

Cụ thể là TP từng bước nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội dựa trên đánh giá mức độ nguy cơ, số liệu giám sát dịch tễ và khả năng đáp ứng của ngành y tế để phục hồi sản xuất, cung ứng dịch vụ thiết yếu, lưu thông hàng hóa.

Người dân sử dụng "thẻ xanh COVID-19" tham gia các hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội tùy theo mức độ kiểm soát dịch.

Nhờ đó, TP sẽ phân loại các ngành nghề, đơn vị theo khả năng xuất hiện và bùng phát dịch, theo các tiêu chí an toàn để từng bước khôi phục hoạt động.

Theo dự thảo điều kiện sử dụng "thẻ xanh COVID-19" mà Sở Y tế đưa ra, đối tượng được áp dụng là người đã được tiêm chủng đầy đủ theo khuyến nghị của hãng vắc xin và đủ thời gian để tạo kháng thể. Ví dụ là 2 tuần sau mũi 2 với vắc xin Pfizer, Moderna và AstraZeneca. Bên cạnh đó, người nhiễm bệnh trong vòng 6 tháng cũng là đối tượng được sử dụng "thẻ xanh COVID-19".

Trong điều kiện thực hiện chỉ thị 15, F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi dưới 65 tuổi, không bệnh nền được tham gia các hoạt động tại nơi công cộng, được đi học, đi làm, đi du lịch hoặc đi công tác ở các tỉnh thành, nước ngoài.

F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi trên 65 tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch; người chỉ tiêm 1 mũi thì được tham gia các hoạt động nơi công cộng ngoài trời, được đi học, đi làm nhưng cần bố trí công việc hạn chế tiếp xúc nhiều người, có thể đi du lịch, đi công tác nội địa nhưng cần tuân thủ 5K, giữ khoảng cách 2m khi tiếp xúc trực tiếp.

Các hoạt động người có "thẻ xanh COVID-19" được thực hiện trong chỉ thị 15

Trong điều kiện thực hiện chỉ thị 16, F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi dưới 65 tuổi, không bệnh nền được tham gia các hoạt động nơi công cộng như siêu thị, bệnh viện, phòng khám… được đi học, đi làm hoặc đi công tác nội địa.

F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi trên 65 tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch; người chỉ tiêm 1 mũi vắc xin hạn chế tham gia các hoạt động nơi công cộng, được đi học, đi làm nhưng cần bố trí công việc hạn chế tiếp xúc nhiều người, tuân thủ 5K và giữ khoảng cách tối thiểu 2m.

Các hoạt động người có "thẻ xanh COVID-19" được thực hiện trong chỉ thị 16

Tiến Long - Thảo Lê

Theo Tuổi trẻ

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Theo dự thảo kế hoạch phòng chống COVID-19 và phục hồi kinh tế của TPHCM, thành phố sẽ từng bước nới lỏng giãn cách xã hội, triển khai thí điểm thẻ xanh COVID và thẻ vàng COVID.

Dự kiến, thẻ xanh COVID được cấp từ hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử thể hiện cá nhân đó đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Đối với loại vaccine tiêm 2 mũi [AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm, Sputnik V...]: 14 ngày sau mũi thứ 2 và xét nghiệm kháng nguyên định kỳ đối với một số môi trường làm việc.

- Đối với vaccine chỉ cần tiêm 1 mũi [Johnson & Johnson’s Janssen...]: 14 ngày sau khi tiêm và xét nghiệm kháng nguyên định kỳ đối với một số môi trường làm việc.

- Người nhiễm SARS-CoV-2 khỏi bệnh, đã hoàn thành thời gian cách ly, trong vòng 180 ngày tính từ khi khỏi bệnh.

- Người nhiễm SARS-CoV-2, tự làm xét nghiệm, tự cách ly sau đó khỏi bệnh thì phải xét nghiệm chứng minh có kháng thể.

Thẻ vàng COVID là những người đảm bảo điều kiện:

- Tiêm 1 mũi đối với vaccine có yêu cầu 2 mũi [AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm, Sputnik V..] và đã qua 14 ngày.

- Có kết quả xét nghiệm định kỳ [3 ngày/lần] âm tính [có xác nhận theo hướng dẫn của Sở Y tế và được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử để cấp và gia hạn thẻ].

Kiểm soát người có thẻ xanh, thẻ vàng COVID thế nào?

Theo dự thảo, thẻ xanh COVID sẽ liên thông, kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua nền tảng kết nối chia sẻ dữ liệu quốc gia [NGSP] và TPHCM [HCM LGSP]: mã QR cá nhân, khai báo y tế điện tử [Bộ TT-TT, Bộ Y tế], tiêm chủng [Bộ Y tế], khai báo di chuyển nội địa [Bộ Công an], mã QR cho phương tiện vận tải [Bộ GTVT].

Bên cạnh đó, TPHCM cũng phát triển nền tảng khai báo y tế điện tử của TPHCM thành nền tảng ứng dụng thống nhất phục vụ quản lý hoạt động sản xuất an toàn.

TPHCM đang nghiên cứu sẽ sử dụng thẻ xanh, thẻ vàng COVID trong quá trình “mở cửa” phục hồi kinh tế. Ảnh: Thanh Vũ

Định hướng của TPHCM là người dân sử dụng một ứng dụng trên điện thoại thông minh để thực hiện các công việc như: lấy mã QR để tham gia lưu thông, tới nơi công cộng, tham gia làm việc tập trung; khai báo y tế, đăng ký tiêm vaccine, xét nghiệm; “check-in” tại các địa điểm.

Tùy điều kiện dịch tễ, hiện trạng tiêm vaccine và xét nghiệm của mỗi cá nhân, mã QR sẽ tự động hiển thị màu sắc tương ứng. Trong trường hợp người dân không dùng điện thoại thông minh, thì sẽ được cấp mã số [qua tin nhắn điện thoại] hoặc được cơ quan nhà nước in mã QR ra thẻ.

Người có thẻ xanh, thẻ vàng COVID được làm gì?

Theo kế hoạch của TPHCM, việc phục hồi kinh tế trải qua 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 [dự kiến từ 16.9 đến 31.10], người có thẻ xanh COVID được tham gia tất cả hoạt động [trừ karaoke, vũ trường, quán bar, massage; dịch vụ ăn uống tại chỗ, hoạt động tại các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại]. Người có thẻ vàng COVID cộng với xét nghiệm âm tính chỉ được tham gia một số lĩnh vực.

Riêng tổ chức có 100% lao động thẻ xanh COVID được tham gia tất cả lĩnh vực [trừ karaoke, vũ trường, quán bar, massage; dịch vụ ăn uống tại chỗ, hoạt động tại các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại]. Bộ phận có tiếp xúc người ngoài phải sử dụng 100% lao động thẻ xanh.

Trong giai đoạn 2 [dự kiến 31.10 đến 15.1.2022], thành phố sẽ mở rộng các hoạt động được phép cho người có thẻ xanh COVID, gồm: trung tâm thương mại; trung tâm tập luyện thể dục thể thao; hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời; dịch vụ ăn uống có quy mô nhỏ và đảm bảo giãn cách theo quy định [dưới 20 người].

Đến giai đoạn 3 [dự kiến sau 15.1.2022], TPHCM lên kế hoạch mở cửa tất cả hoạt động nền kinh tế. Đối với hoạt động karaoke, vũ trường, quán bar, massage, bắt buộc người tham gia phải có thẻ xanh COVID.

Minh Quân

Theo Báo Lao động

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Video liên quan

Chủ Đề