Ý nghĩa của việc nghiên cứu thị trường chứng khoán

Đặc điểm của thị trường chứng khoán là một trong những điều mà bạn nên biết. Trước khi bạn bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán. Vì thị trường chứng khoán là lĩnh vực đa dạng và cũng rất phức tạp. Đây là nơi diễn ra sự trao đổi và mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư với nhau. Nhằm huy động nguồn vốn cho nền kinh tế. Vậy thị trường chứng khoán là gì? Gồm có những đặc điểm gì? Vai trò và chức năng của thị trường chứng khoán ra sao? Hãy cùng Gv Lawyers tìm hiểu bài viết sau “Đặc điểm của thị trường chứng khoán – Lưu ý bạn cần biết

Thị trường chứng khoán là gì?

Theo Wikipedia: Thị trường chứng khoán là một tập hợp gồm những người mua, người bán cổ phiếu. Thứ mà đại diện cho quyền sở hữu của họ so với một doanh nghiệp; chúng có thể gồm các cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán đại chúng, hay những cổ phiếu được giao dịch một cách không công khai. Ví dụ như cổ phần của một công ty tư nhân được bán cho nhà đầu tư bằng cách thông qua các nền tảng gọi vốn cộng đồng. Những khoản đầu tư trên thị trường chứng khoán thường được thực hiện thông qua môi giới chứng khoán, và nền tảng giao dịch điện tử

Đặc điểm của thị trường chứng khoán

  • Được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp và người cần vốn,  người cung cấp vốn đều trực tiếp tham gia vào thị trường và giữa họ không có trung gian tài chính.
  • Đặc điểm của thị trường chứng khoán cơ bản là một thị trường liên tục. Sau khi các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần ở thị trường thứ cấp. Thị trường chứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán của họ thành tiền mặt bất cứ lúc nào mà họ muốn.
  • Là một thị trường gần với Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mọi người tự do tham gia vào thị trường. Không hề có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán. Giá cả ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cung  và cầu giữa người bán, người mua.
  • Đặc điểm giao dịch công khai giúp cho thị trường chứng khoán duy trì tính minh bạch trong giao dịch tài chính. Vì tính minh bạch nên những người tham gia đều nắm được thông tin về giá cả cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường. Và những người tham gia có thể truy cập vào những thông tin tương tự giúp cho họ có thể giao dịch tự do, hiệu quả.
  • Khả năng thanh khoản là một trong những đặc điểm của thị trường chứng khoán, tạo nên sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán đối với các nhà đầu tư. Việc kinh doanh tự do và  minh bạch diễn ra trên thị trường chứng khoán dựa trên nguồn cung – cầu. Bằng cách này, thì các nhà đầu tư có thể chuyển đổi những cổ phần họ sở hữu thành tiền mặt, cũng như các loại chứng khoán khác khi họ muốn thông qua cơ chế định giá đang được hoạt động.

Chức năng của thị trường chứng khoán

Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế

Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán được các công ty phát hành. Lúc đó số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó góp phần mở rộng sản xuất. Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư cho công ty. Thị trường chứng khoán đã có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân hiện nay. Thông qua đặc điểm của thị trường chứng khoán, chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được nguồn vốn cho mục đích sử dụng, đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế nhằm phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.

Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng

TTCK tạo ra một môi trường đầu tư lành mạnh cùng với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất và thời hạn, độ rủi ro và cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho các loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu, sở thích của mình. Chính vì vậy, TTCK góp phần đáng kể trong việc làm tăng mức tiết kiệm quốc gia.

Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán

Nhờ có TTCK mà nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hay các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc điểm hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy được tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động, và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán được giao dịch trên thị trường.

Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp

Thông qua những đặc điểm của thị trường chứng khoán về giá chứng khoán và hoạt động của các doanh nghiệp được phản ảnh một cách tổng hợp, chính xác, giúp cho việc đánh giá, so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện. Từ đó tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.

Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô

Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén, chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng và nền kinh tế tăng trưởng. Và ngược lại giá chứng khoán giảm cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và cũng là một công cụ quan trọng nhằm giúp chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, chính phủ có thể mua, bán trái phiếu chính phủ để tạo ra nguồn thu nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách và biện pháp tác động vào TTCK. Nhằm định hướng đầu tư bảo đảm sự phát triển cân đối của nền kinh tế.

XEM THÊM: Giao dịch chứng khoán phái sinh: Đường đã mở nhưng không dễ đi

Nghiên cứu thị trường thế giới là một quá trình thu thập tài liệu và các thông tin về thị trường, so sánh và phân tích các thông tin đó, rút ra kết luận về xu hướng biến động của thị trường thế giới.

Hình minh hoạ [Nguồn: scholarlykitchen]

Khái niệm

Nghiên cứu thị trường thế giới tạm dịch sang tiếng Anh là World market research.

Nghiên cứu thị trường thế giới là một quá trình thu thập tài liệu và các thông tin về thị trường, so sánh và phân tích các thông tin đó, rút ra kết luận về xu hướng biến động của thị trường thế giới trong từng ngành hàng, nhóm hàng tạo cơ sở xây dựng các chiến lược marketing của các công ty quốc tế.

Ý nghĩa

Mọi quyết định marketing đều bắt nguồn từ yêu cầu của thị trường, nên có thể nói nghiên cứu thị trường là động tác đầu tiên trong quá trình ra quyết định marketing. 

Nghiên cứu thị trường là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng, nếu công tác nghiên cứu thị trường được làm tốt, nó cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để giúp nhà quản trị công ty quốc tế đưa ra quyết định marketing phù hợp và mang lại hiệu quả cao. 

Ngược lại, nếu công tác nghiên cứu thu thập thông tin không chính xác, không phản ảnh đúng tình hình thực tế thị trường, và do không dựa trên cơ sở thông tin vững chắc nên quyết định được đưa ra sẽ không sát với thực tế, dẫn đến hoạt động marketing sẽ không hiệu quả, lãng phí.

Các bước cần nghiên cứu thị trường thế giới

Cụ thể quá trình này phải giải quyết các vấn đề sau:

- Một là, xác định thị trường nước nào có triển vọng nhất cho việc xuất khẩu hàng của công ty quốc tế hoặc nước nào đáp ứng được việc nhập khẩu với những điều kiện thuận lợi nhất. 

Để có thể nhận diện thị trường tiềm năng cho việc xuất khẩu, chúng ta có thể thực hiện các bước sau:

+ Bước 1: Thu thập các báo cáo thống kê xuất khẩu để xác định các thị trường xuất khẩu và các loại sản phẩm cho các thị trường đó. Các thông tin này thường do các cơ quan hỗ trợ xuất khẩu hay các hiệp hội cung cấp.

+ Bước 2: Xác định từ 5 đến 10 thị trường tiềm năng nhất cho các sản phẩm của công ty. 

Dựa trên các tiêu chí về qui mô và tốc độ phát triển của thị trường, xem xét sự biến động của các thị trường trong năm năm vừa qua, các chu biến động của thị trường và dự báo chu biến động sắp tới, đánh giá ảnh hưởng của biến động đó đến hoạt động xuất khẩu của công ty.

+ Bước 3: Chọn ra từ 3 đến 5 thị trường mục tiêu có tiềm năng và sản phẩm của công ty có khả năng xâm nhập cao nhất.

- Hai là, xác định mức độ cạnh tranh trên thị trường hiện tại và tương lai, đặc điểm mạnh yếu của đối thủ. Theo Thomas L. Friedman, nhà báo nổi tiếng của tờ New York Times, tác giả cuốn sách "Thế giới phẳng" [The world is flat], quá trình toàn cầu hóa đã trải qua ba giai đoạn. 

Giai đoạn đầu từ 1492 - khi Columbus mở ra sự giao thương giữa thế giới cũ và mới cho đến khoảng 1800. Giai đoạn này thế giới co lại từ một kích thước lớn thành cỡ trung bình. Đây là giai đoạn của sức mạnh cơ bắp, của sức ngựa, sức gió, sức hơi nước. 

Giai đoạn thứ hai, từ 1800 đến 2000, thế giới co từ cỡ trung bình xuống cỡ nhỏ. Nhân tố then chốt của thay đổi, động lực thúc đẩy hội nhập toàn cầu là động cơ hơi nước và đường sắt, điện tín, điện thoại, máy tính, vệ tinh, cáp quang. Nói chung giai đoạn thứ hai là giai đoạn của các phần cứng. 

Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ khoảng năm 2000, thế giới co từ cỡ nhỏ xuống cỡ bé tí và đồng thời sân chơi toàn cầu được san phẳng. Nhân tố then chốt của giai đoạn này là các phần mềm, các ứng dụng mới cùng mạng cáp quang toàn cầu biến tất cả chúng ta thành láng giềng sát vách. Do vậy, năng lực cạnh tranh ngày càng trở nên quan trọng đối với các công ty quốc tế.

- Ba là, áp dụng những phương thức mua bán cho phù hợp với yêu cầu từng thị trường. Sản phẩm muốn thâm nhập thị trường đó cần đạt những yêu cầu gì về chất lượng, tiêu chuẩn bao bì đóng gói...

- Bốn là, thu thập thông tin chính xác, đầy đủ kịp thời về tình hình thị trường.

- Năm là, tiến hành tìm sự vận động của thị trường, dự báo được dung lượng của thị trường, mức độ biến động của giá cả, trên cơ sở đó xử các nguồn thông tin, đề ra các chiến lược marketing phù hợp.

[Tài liệu tham khảo: Môi trường marketing quốc tế và nghiên cứu thị trường thế giới, 2014, Bản quyền UEHLEAK.COM]

Diệu Nhi

Video liên quan

Chủ Đề