3 nguyên nhân triệu quang phuc đánh thắng quân lương

1. Vị trí con đường

Đường Triệu Quang Phục nằm trên địa bàn phường Thuận Hòa, thuộc khu vực Thành nội, khởi đầu từ đường Phùng Hưng, qua ngã tư Nguyễn Trãi, men theo sông Ngự Hà đến đường Tôn Thất Thiệp, dài 1034m. Đường lưu thông hai chiều, cấm xe tải nặng.

2. Lịch sử con đường

Đường này hình thành từ đầu thế kỷ 19, cùng thời với việc đào sông Ngự Hà, xây dựng Kinh thành Huế. Từ năm 1955 trở về trước là đường Tây Thành. Sau năm 1956 đặt tên mới là đường Triệu Quang Phục cho đến ngày nay.

3. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Triệu Quang Phục (? - Tân Mão 571) Triệu Quang Phục, danh tướng nhà Tiền Lý, sau xưng là Triệu Việt Vương, quê ở Chu Diên, phủ Vĩnh Tường, nay là huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 541, ông theo cha là Thái phó Triệu Túc giúp Lý Bôn đánh đuổi quân nhà Lương. Năm 545, khởi nghĩa thành công, ông được phong Tả tướng quân. Khi quân nhà Lương lại sang cướp nước ta, ông chống cự quyết liệt, sau thế yếu phải lui binh rút về đóng bản doanh ở đầm Dạ Trạch, một vùng lau sậy um tùm, hiểm trở thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Năm 548, Lý Bí mất ở động Khuất Liêu, ông thay quyền lãnh đạo, điều động binh dân kháng chiến cứu nước, tự xưng là Việt Vương. Năm 551, ông đem quân đánh tan quân Lương thu phục thành Long Biên. Do nghĩa tình với Lý Nam Đế, ông thuận lòng cho người họ Lý là Lý Phật Tử đóng quân gần bản doanh của ông, để gây tình hoà hiếu hợp sức chống ngoại xâm. Nhưng Lý Phật Tử muốn nắm trọn quyền, nên năm 571 Lý Phật Tử bất ngờ đánh úp Long Biên. Ông không chuẩn bị đề phòng, đành phải bỏ thành chạy, đến sông Đại Nha (sau đổi là Đại An, thuộc huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) thì cùng đường. Ông đã nhảy xuống biển tự vẫn. Nay ở gần chỗ ông gieo mình còn đền thờ ông. Triệu Quang Phục là một danh tướng tài ba có trái tim nhân hậu, anh hùng chống ngoại xâm thế kỷ thứ VI của nước ta. Đường này chạy sát phía Nam Ngự Hà, không rộng lắm nhưng lại hưởng được sự thoáng đãng của môi trường sông nước.

4. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?

Triệu Quang Phục (con của Triệu Túc) là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa và được Lý Bí Tất tin cậy. Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, ông được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương.

Triệu Quang Phục quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên).

về sau, nhân dân thường gọi ông là Dạ Trạch Vương.

Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây Dạ Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chống trả. Tình thế giằng co kéo dài. Đến năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược, chiếm được Long Biên. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

1. Khởi nghĩa Lí Bí:

a) Nguyên nhân:

- Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương.

b) Diễn biến:

- Năm 542, Lí Bí dựng cờ khởi nghĩa , được các hào kiệt và nhân dân khắp nơi trưởng ứng.

- Chưa đầy 3 tháng nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyên; thứ sử Tiên Sư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc.

- Tháng  năm 542, quân Lương huy động quân sang đàn ác, nghĩa quân đánh bại quân Luong, giải phóng Hoàng Châu.

- Đầu năm 543, nhà Lương tấn công lần 2, ta đánh địch ở Hợp Phố.

c) Kết quả:

- Năm 544, Lí Bí lên ngôi hoàng đế ( Lý Nam Đế ), đặt tên nước là Vạn Xuân.

- Dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch.

- Lý Nam Đế thành lập triều đình mới với 2 ban: văn, võ.

d) Ý nghĩa:

-Tinh thần chiến đấu dũng cảm ;cách đánh giặc chủ động ,sáng tạo. 
-Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và nhanh chóng giành thắng lợi.
-Tinh thần chiến đấu anh dũng của nghĩa quân.
-Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh.
-Sự đoàn kết,ủng hộ nhiệt tình của nhân dân.
-Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa.
-Thể hiện tinh thần yêu nước và lòng quyết tâm dành độc lập của nhân dân ta.
-Đưa đất nước ta thoát khỏi ách thống trị của nhà Lương. 

2 Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương:

- Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến.

- Quân lương tăng cường tấn công và bao vây Dạ Trạch.

- Năm 550 nhà lương có loạn Trần Bá tiên bỏ về nước.

- Nghĩa quân đánh tan quân xâm lược, kháng chiến kết thúc thắng lợi.

3. Những nét chính về kinh tế văn hóa của cư dân Chăm - pa từ thế kỉ 2 đến thế

kỉ 10 là:

- Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu, bò kéo cày, nguồn sống chủ yếu là trồng lúa nước mỗi năm 2 vụ.

- Ngoài ra làm ruộng bậc thang ở sườn đồi núi.

- Họ biết trong các loại cây ăn quả: cam, mít, dừa,... và các loại cây khác: bông, gai,...

- Biết khai thác lâm thổ sản: trồng hương, ngà voi, sừng tê,... và làm đồ gốm.

-  Người Chăm trao đổi buôn bán với nhân dân ở quận Giao Chỉ, Trung Quốc, Ân Độ.

4. Khúc Hạo đã đưa ra những cách là:

- Đặt lại các khu vực hành chính, cử nghười trông coi mọi việc đến tận xã.

- Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.

- Lập lại sổ hộ khẩu.

             Ý nghĩa của những việc làm đó: 

- Thừa nhận người Việt có quyền cai quản đất nước của mình.
- Chế độ đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc đối với nước ta chấm dứt về danh nghĩa.

5. Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách; thuyền địch to. Cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

  Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
  Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.