Ai là người nghiên cứu khoa học pháp lý

Nhà luật học (tiếng Anh: jurist) là người nghiên cứu lý thuyết về luật (luật học).[1] Một người như vậy có thể là một học giả pháp lý, ký giả luật hoặc giảng viên luật. Như vậy, nhà luật học với tư cách một người nghiên cứu, phân tích và nhận xét về pháp luật[2] thì trái ngược với luật sư, một người được thân chủ ủy quyền tranh tụng và nghĩ về luật một cách thực dụng.[3]

Có sự khác biệt cơ bản giữa công việc của một luật sư và của một nhà luật học.[4] Nhiều học giả và tác giả sách viết về luật giải thích rằng một người có thể vừa là luật sư vừa là nhà luật học, nhưng nhà luật học thì không nhất thiết phải là luật sư, cũng như luật sư thì không nhất thiết phải là nhà luật học. Công việc của nhà luật học là nghiên cứu, phân tích và sắp xếp luật; công việc của họ do vậy có thể gói gọn hoàn toàn trong phạm vi thư viện. Trong khi đó, công việc của luật sư là thỏa mãn mong muốn của những con người cụ thể khi họ cần trợ giúp pháp lý, và công việc này đòi hỏi luật sư trong một chừng mực nào đó phải có sự tiếp xúc với người trong văn phòng, trong phòng xử án hoặc ngoài xã hội.

  1. ^ “Jurist”. Oxford English Dictionary Second Edition on CD-ROM. Oxford: Oxford University Press. 2009.
  2. ^ Vieto Piergiovanni (2000). Comparative Studies in Continental and Anglo-American Legal History. Germany: Duncker & Humblot. tr. 236. ISBN 978-3428097562.
  3. ^ Cusack, Warren (2015). Literature and the Law of Nations. Oxford, UK: Oxford University Press. ISBN 978-0198719342.
  4. ^ Melville Madison Bigelow, Centralization and the Law: Scientific Legal Education (1906), tr. 219.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nhà_luật_học&oldid=55447816”

Đối tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật trong khoa học pháp lý

Đối tượng nghiên cứu của khoa học là phạm vi các vấn đề mà nó nghiên cứu làm sáng tỏ, qua đó phân biệt nó với các khoa học khác, nói cách khác, nó nghiên cứu những vấn đề và mức độ nghiên cứu như thế nào.

Ai là người nghiên cứu khoa học pháp lý

Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng phức tạp và quan trọng bậc nhất của xã hội có giai cấp. Bởi, chúng có liên quan đến: (a) mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội; (b) lợi ích và địa vị của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội; (c) tiến trình phát triển của xã hội. Vì vậy, ngay từ khi xuất hiện và trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của mình, nhà nước và pháp luật đã trở thành khách thể nghiên cứu của rất nhiều môn khoa học khác nhau. Mỗi môn khoa học nghiên cứu một số vấn đề của nhà nước và pháp luật với những mục đích, phạm vi, hóc độ và mức độ khác nhau.

Lý luận nhà nước và pháp luật nghiên cứu một cách khái quát những vấn đề chung, cơ bản, quan trọng nhất của nhà nước và pháp luật. Cụ thể là:

  • Nghiên cứu bản chất, vai trò, chức năng, hình thức, bộ máy của nhà nước; bản chất, vai trò, hình thức của pháp luật, cơ chế điều chỉnh pháp luật …
  •  Nghiên cứu một cách toàn diện về tất cả các kiểu nhà nước và pháp luật (chủ nô, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa), nhưng tập trung nghiên cứu nhiều nhất và chủ yếu nhất về nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình nghiên cứu, luôn có sự liên hệ chặt chẽ với nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề trên, để tìm ra những quy luật cơ bản của nhà nước và pháp luật như: quy luật phát sinh, quy luật tồn tại, quy luật phát triển của nhà nước và pháp luật. Từ đó, đề ra kế hoạch hành động cho hiện tại và tương lai.
  • Ngoài ra, còn nghiên cứu làm rõ những mối liên hệ giữa nhà nước với pháp luật; giữa nhà nước và pháp luật với các hiện tượng khác trong xã hội như kinh tế, chính trị, đạo đức, tập quán …

Tóm lại, lý luận nhà nước và pháp luật là hệ thống tri thức phản ánh khái quát các thiết chếm các mối quan hệ đã hình thành của nhà nước và pháp luật; tìm ra những quy luật đặc thù, những đặc tính chung và những biểu hiện quan trọng nhất của nhà nước và pháp luật, tạo thành cơ sở lý luận cho sự hình thành, phát triển của hai hiện tượng nhà nước và pháp luật; mối quan hệ giữa nhà nước với pháp luật và giữa chúng với các hiện tượng xã hội khác trong hiện tại và tương lại.

Tổng thể tri thức được tích lũy có hệ thống về nội dung, bản chất, phương pháp luận nghiên cứu bộ máy, khái niệm pháp lý, các nguyên lý, tính quy luật của các hiện tượng pháp luật, đời sống pháp luật của xã hội có giai cấp.

Pháp luật chính là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền trong xã hội để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo ra trật tự và ổn định trong xã hội. Pháp luật là một thực thể quan trọng trong xã hội, được nhiều ngành khoa học tiếp cận, nghiên cứu tùy theo yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ đặc thù của từng ngành. Khoa học pháp lý tiếp cận pháp luật với tư cách là khách thể nghiên cứu nhằm xác lập hệ thống cơ sở lý luận, phương pháp luận về pháp luật và về thực tiễn việc xây dựng, áp dụng pháp luật trong đời sống xã hội. Là một ngành khoa học, khoa học pháp lý có đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu riêng.

Khoa học pháp lý nghiên cứu nội dung, bản chất của các chế định pháp luật, các khái niệm, các quy luật và thuộc tính quy luật của những hiện tượng pháp luật trong đời sống xã hội. Bên cạnh việc nghiên cứu các chế định, các hiện tượng pháp luật hiện hành, khoa học pháp lý còn nghiên cứu cả những chế định và hiện tượng pháp lý trong lịch sử. Đồng thời, cùng với xây dựng, hoàn thiện bộ máy, khái niệm luật học, khoa học pháp lý còn đi sâu nghiên cứu thực tiễn quản lý và hoạt động xây dựng, áp dụng pháp luật trong đời sống xã hội. Khoa học pháp lý có điểm gần với luật học ở chỗ đều là hệ thống tri thức về pháp luật. Tuy nhiên, điểm khác giữa khoa học pháp lý với luật học là ở chỗ: khoa học pháp lý nặng về tính ứng dụng để xây dựng pháp luật, thực hiện và áp dụng pháp luật nói chung và từng hoạt động nói riêng. Ví dụ: khoa học pháp lý chú trọng nghiên cứu nhằm tối ưu hóa kỹ thuật lập pháp, lập quy, kỹ thuật điều tra, thẩm vấn...

Việc hình thành nên một khoa học bên cạnh xác định cho khoa học đó một đối tượng nghiên cứu riêng, còn phải có phương pháp nghiên cứu riêng. Giống như các bộ môn khoa học xã hội khác, khoa

học pháp lý sử dụng hai loại phương pháp. Phương pháp luận của khoa học pháp lý là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Theo đó, trong quá trình nghiên cứu, khoa học pháp lý phải quán triệt các nguyên tắc về tính khách quan, tính toàn diện, tính lịch sử cụ thể... Ngoài những phương pháp chung, khoa học pháp lý còn sử dụng những phương pháp riêng. Đó là các phương pháp trừu tượng hóa, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lôgic - lịch sử, phương pháp quy nạp và diễn giải, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra thực tiễn, xã hội học pháp luật...

Là một bộ phận của khoa học xã hội, khoa học pháp lý có quan hệ mật thiết với nhiều ngành khoa học khác. Các bộ phận cấu thành của khoa học pháp lý chính là các khoa học pháp lý chuyên ngành như khoa học Luật hình sự, khoa học Luật dân sự, khoa học Luật hành chính... và các khoa học pháp lý chuyên biệt như khoa học điều tra hình sự...

Sự ra đời và phát triển của khoa học pháp lý là một yêu cầu tất yếu trong xã hội có giai cấp. Ngày nay, trước yêu cầu phát huy vai trò và tăng cường hiệu lực của pháp luật trong quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, khoa học pháp lý ngày càng đóng vai trò quan trọng và là một lĩnh vực được quan tâm ưu tiên của mọi chính thể nhà nước ở các quốc gia. Ở Việt Nam, khoa học pháp lý ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần đảm bảo tính đúng đắn của hệ thống pháp luật, tạo cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh cũng như cho việc áp dụng thống nhất pháp luật theo đúng nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực đối với việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Nội dung này được THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tư vấn như sau:

  • Khoa học pháp lý là Tổng thể tri thức được tích lũy có hệ thống về nội dung, bản chất, phương pháp luận nghiên cứu bộ máy, khái niệm pháp lý, các nguyên lý, tính quy luật của các hiện tượng pháp luật, đời sống pháp luật của xã hội có giai cấp.

    Khoa học pháp lý nghiên cứu nội dung, bản chất của các chế định pháp luật, các khái niệm, các quy luật và thuộc tính quy luật của những hiện tượng pháp luật trong đời sống xã hội.


Nguồn:

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA TÌNH HUỐNG NÀY

Ai là người nghiên cứu khoa học pháp lý

Ai là người nghiên cứu khoa học pháp lý

Ai là người nghiên cứu khoa học pháp lý

Ai là người nghiên cứu khoa học pháp lý

Ai là người nghiên cứu khoa học pháp lý

Ai là người nghiên cứu khoa học pháp lý

Ai là người nghiên cứu khoa học pháp lý

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Ai là người nghiên cứu khoa học pháp lý

  • 17, Nguyễn Gia Thiều, phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Click để Xem thêm