Ăn rau ngải cứu khi mang thai có tốt không

Ngải cứu là loại cây không còn xa lạ gì với chúng ta, ngoài việc là nguyên liệu của các món ăn như gà hầm ngải cứu, trứng rán ngải cứu,…thì nó còn là một vị thuốc chữa bệnh trong đông y. Tuy nhiên, trong nhân gian truyền nhau bà bầu không nên ăn ngải cứu vì có thể dẫn đến sảy thai. Vậy bà bầu có nên ăn ngải cứu không? Bà bầu tháng thứ mấy có thể ăn được ngải cứu?

Tác dụng của Ngải cứu đối với sức khỏe

Ăn rau ngải cứu khi mang thai có tốt không
Bà bầu ăn ngải cứu có tốt không?

Trong đông y: Ngải cứu là loại cây thuốc chữa bệnh, có thể giúp xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng, điều trị cảm cúm, ho, đau đầu, đau dây thần kinh, giúp làm sạch và bổ sung độ ẩm cho da… và là một trong những vị thuốc bổ dành cho người bị động thai, sảy thai liên tiếp, nổi bật nhất là giúp cơ thể nhuận tràng, lợi tiểu.

Trong món ăn: ngải cứu đem đến hương vị đặc biệt khi nấu chung với gà hầm, trứng rán, canh thịt,…

Bà bầu ăn ngải cứu có tốt không? Bà bầu tháng thứ mấy có thể ăn được ngải cứu?

Bà bầu ăn ngải cứu có tốt không?” là câu hỏi của nhiều người khi hiện nay có nhiều thông tin trái chiều xung quanh vấn đề này. Ngải cứu có tác dụng an thai cho người bị động thai hoặc đã sảy nhiều lần. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu cũng nên hạn chế sử dụng ngải cứu vì có thể dẫn đến ra nhiều máu, co thắt tử cung.

Lưu ý: Nếu bà bầu vẫn muốn sử dụng ngải cứu trong 3 tháng đầu có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bà bầu trong thời kỳ mang thai sử dụng ngải cứu với tần suất hợp lý 2-3 lần/ tuần không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Ăn rau ngải cứu khi mang thai có tốt không

Bà bầu ăn ngải cứu cần phải lưu ý những gì?

Ngải cứu rất tốt cho bà bầu khi được ăn đúng cách. Vậy khi bà bầu ăn ngải cứu cần chú ý những gì để vừa đảm bảo dinh dưỡng cho bà bầu, vừa đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi?

  • Bà bầu chỉ nên ăn ngải cứu với tuần suất 2-3 lần/ tuần, mỗi lần từ 3-5 ngọn. Nếu bà bầu có cơ địa nhạy cảm, ốm nghén nặng hoặc có tiền sử sảy thai, sinh non không nên ăn ngải cứ
  • Bà bầu có tiền sử bị bệnh đường ruột thì nên hạn chế ăn ngải cứu do trong ngải cứu có thành phần giúp nhuận tràng sẽ khiến bệnh tình nặng hơn.
  • Bà bầu mắc bệnh viêm gan thì không nên dùng ngải cứu vì trong ngải cứu cũng có độc tính có thể dẫn đến bị trúng độc.
  • Nếu sử dụng lá ngải cứu sắc uống thay trà để an thai chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi) và sử dụng theo từng đợt, khỏi bệnh thì dừng, tránh việc sử dụng ngải cứu trong một thời gian dài.

Gợi ý 4 món ăn từ ngải cứu tốt cho bà bầu

Để giúp các mẹ dễ dàng trong việc bổ sung ngải cứu vào thực đơn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai. Blog sẽ gợi ý cho các mẹ 4 món ăn ngon, phát huy tốt nhất tác dụng của ngải cứu đối với phụ nữ khi mang thai.

1. Gà hầm ngải cứu

Ăn rau ngải cứu khi mang thai có tốt không
Gà hầm ngải cứu tốt cho bà bầu

Món gà hầm (tần) ngải cứu hay ngải điệp có tác dụng điều hoà khí huyết, giúp giảm đau và tăng khả năng lưu thông khí huyết. Đây là mon ăn đặc biệt phù hợp với người kiệt sức hoặc ốm lâu ngày. Không chỉ có vậy, ngải cứu còn đặc biệt tốt cho phụ nữ, ngải cứu giúp điều hoà kinh nguyệt, giúp an thai và cầm máu, sát trùng. Đây là món ăn đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh và đang cho con bú. Món gà ác hâm ngải cứu còn tốt hơn rất nhiều.

Nguyên liệu:

  • 1 nắm khoảng 10 ngọn ngải cứu bánh tẻ không quá non hoặc quá già
  • 1/4 con gà ta (gà ác thì càng tốt)
  • 1 chút gừng
  • Gia vị cần thiết

Tất cả các nguyên liệu trên cần được làm sạch trước khi chế biến.

Cách nấu:

Bước 1: Cho thịt gà vào một chiếc bát to ướp cùng với gia vị, gừng khoảng 1 tiếng để ngấm gia vị.

Bước 2: Cho gà và ngải cứu vào xoong, đổ nước vừa đủ ngập gà và hầm trong khoảng 30 – 45 phút tới khi thịt gà chín mềm là có thể ăn được rồi. Mẹ nên ăn khi còn nóng nhé.

2. Trứng gà ngải cứu

Ăn rau ngải cứu khi mang thai có tốt không
Trứng gà ngải cứu rất tốt cho phụ nữ mang thai

Công dụng: Trứng gà ngải cứu có tác dụng giúp lưu thông máu lên não, trị chứng đau đầu hiệu quả.

Cách nấu: Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ rồi đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo rán chín rồi ăn, nên ăn khi còn nóng sẽ rất ngon mẹ nhé.

3. Canh ngải cứu thịt nạc

Công dụng: Đây là một bài thuốc giúp điều trị bệnh kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh.

Cách nấu: Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng. Tốt nhất mẹ nên ăn khi còn nóng.

4. Cháo ngải cứu

Công dụng: Cháo ngải cứu dùng để chữa động thai hoặc giảm đau thấp khớp rất hiệu quả.

Cách nấu: Lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa.

Vậy là các mẹ đã cùng Blog Mẹ Yêu Con tìm hiểu công dụng của ngải cứu đối với phụ nữ mang thai, những lưu ý khi ăn ngải cứu cũng như gợi ý cách chế biến ngải cứu trong các món ăn giúp phát huy tốt nhất tác dụng của nó đối với phụ nữ mang thai. Mong rằng những thông tin này sẽ là bổ ích đối với các mẹ.

CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM:

Bà bầu ăn ngải cứu vì sao lại không tốt cho thai kỳ?

(VOH) – Ngải cứu là loại rau, cũng là vị thuốc giúp chữa nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, vì ngải cứu thành phần dược lý nên không phải ai cũng có thể ăn loại rau này. Vậy bà bầu ăn ngải cứu được không?

Ngải cứu là loại thảo dược có thể tìm thấy ở nhiều nơi và được ứng dụng trong y học với nhiều công dụng như giảm ho, tiêu đàm, kháng sinh, tăng co bóp tử cung, thông tia sữa... Song, những công dụng này được sử dụng chủ yếu trên người bình thường.

1. Bà bầu ăn được ngải cứu không?

Thực tế, ở những người bình thường nếu sử dụng ngải cứu quá mức sẽ có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì thế, ở những đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai việc dùng ngải cứu càng phải thận trọng hơn.

Mặc dù hiện vẫn chưa có một bằng chứng đầy đủ nào cho thấy bà bầu ăn ngải cứu sẽ gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, cũng cũng không có một kết luận nào cho rằng sử dụng ngải cứu là an toàn trên thai phụ.

Ăn rau ngải cứu khi mang thai có tốt không
Chưa có bằng chứng cho thấy bà bầu ăn ngải cứu là an toàn hay nguy hiểm cho thai kỳ (Nguồn: Internet)

Trong ngải cứu có chứa chất thujone. Thujone có hai dạng là alpha-thujone và beta-thujone. Alpha-thujone có nhiều độc tính hơn nhưng lại là thành phần chính có trong ngải cứu. Hợp chất này có thể gây kích thích tử cung co bóp, vì thế, phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu nếu ăn nhiều ngải cứu có thể gây ra máu, sảy thai.

Hợp chất thujone còn là nguyên nhân gây suy thận hoặc làm nặng nề tình trạng suy thận nếu có ở mẹ bầu.

Ngoài ra, một nghiên cứu trên chuột, người ta tiêm 150 mg/kg hoặc 300 mg/kg tinh dầu chiết xuất từ ngải cứu vào ngày thứ 3-5 của thai kỳ và phát hiện ngải cứu làm giảm khả năng làm tổ của thai nhi và tăng tỉ lệ sảy thai so với nhóm không sử dụng. Tiêm vào ngày 10 - 12 của thai kỳ làm tăng nguy cơ sảy thai giữa thai kỳ. Tiêm vào ngày thứ 19-21 của thai kỳ (cuối thai kỳ) làm giảm khả năng đi vào chuyển dạ và giảm tỷ lệ sinh tự nhiên ở chuột. Nghiên cứu này cho thấy, ngải cứu gây ra nhiều tác hại trên thai kỳ ở chuột.(1

Do đó, để bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tiêu thụ ngải cứu.

Xem thêm: 10 thực phẩm dễ gây sảy thai, các mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn

2. Bà bầu ăn ngải cứu thời gian nào là an toàn?

Nếu đã qua giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu có thể hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn thêm ngải cứu vào chế độ ăn của mình. Tuy nhiên, thông thường bạn chỉ nên ăn ngải cứu 1 – 2 lần/ tuần và mỗi lần ăn chỉ từ 3 – 5 ngọn.

Nếu có tiền sử sảy thai, sinh non, mẹ bầu không nên ăn ngải cứu. Ngoài ra, những mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm hoặc máu nóng thì cũng nên tránh xa ngải cứu trong 3 tháng đầu.

3. Món ăn từ ngải cứu tốt cho mẹ bầu

Ăn rau ngải cứu khi mang thai có tốt không
Trứng chiên ngải cứu được xem là món ăn tốt cho sức khỏe thai kỳ (Nguồn: Internet)

Ngải cứu có thể kết hợp với trứng gà để làm món trứng gà chiên ngải cứu. Đây là món ăn cực kỳ bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe thai kỳ.

Ngoài ra, gà hầm ngải cứu cũng là một bài thuốc giúp bồi bổ sứng khỏe, hoạt huyết tốt cho hệ xương.

Bên cạnh đó, món cháo ngải cứu vừa là món ăn, vừa là bài thuốc giúp chữa động thai, giảm đau xương khớp hiệu quả.

Xem thêm: Rau ngải cứu nấu món gì? Cập nhật ngay 7 món ăn vừa ngon, vừa bổ

4. Phụ nữ sau sinh ăn ngải cứu được không?

Khác với phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ, phụ nữ sau sinh có thể yên tâm ăn ngải cứu mà không lo bị mất sữa hay không tốt cho sức khỏe. Thậm chí, ăn lá ngải cứu sau sinh còn mang đến cho mẹ rất nhiều lợi ích như giảm hàn, trừ ấm, ấm kinh...

Ăn lá ngải cứu còn giúp mẹ điều hòa kinh nguyệt, bồi bổ sức khỏe, giúp nhuận tràng, rất tốt cho phụ nữ ở giai đoạn hậu sản.

Tuy nhiên, cần lưu ý, trong lá ngải cứu có chứa tinh dầu có thể gây hại cho thận và gan nếu tiêu thụ với số lượng nhiều, Vì thế, mẹ sau sinh chỉ nên ăn ngải cứu với mức độ vừa phải, không nên lạm dụng loại rau này quá nhiều.

Như vậy, ngải cứu là một loại rau ăn có dược tính và có thể gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng quá mức. Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên không nên ăn ngải cứu vì chưa đủ chứng cứ khoa học an toàn và cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bà bầu muốn ăn ngải cứu ở những giai đoạn tiếp theo của thai kỳ.

NGUỒN THAM KHẢO

  1. What Is Wormwood, and How Is It Used? - Trang healthline (Cập nhật ngày 16/09/2021)