Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là gì năm 2024

Bạn đọc có email [email protected] gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, theo quy định mới, cá nhân muốn được tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” thì cần những điều kiện gì?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:

Khoản 1, Điều 62 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 (có hiệu lực từ 1.1.2024) quy định danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

  1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, nêu cao tinh thần đoàn kết, hợp tác; là tấm gương mẫu mực về mọi mặt;
  1. Có hành động anh hùng, mưu trí, dũng cảm, hy sinh quên mình, đạt được thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, được nêu gương trong toàn quốc hoặc có công trình nghiên cứu có giá trị đặc biệt đã được ứng dụng vào thực tiễn hoạt động quân sự, quốc phòng, an ninh hoặc kinh tế - xã hội trong phạm vi toàn quốc;
  1. Có trình độ kỹ thuật, chiến thuật giỏi, chuyên môn, nghiệp vụ thành thạo; không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ; có công lớn trong việc bồi dưỡng về kỹ thuật, chiến thuật, chuyên môn, nghiệp vụ cho đồng đội.

Như vậy, cá nhân muốn được trao tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” cần đáp ứng điều kiện trên.

Tư vấn pháp luật

Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi:

Điều kiện, tiêu chuẩn Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến là gì? Chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến và thân nhân của họ được quy định như thế nào?

Điều kiện, tiêu chuẩn Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến

Điều 20 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020' onclick="vbclick('707AE', '361383');" target='_blank'>Điều 20 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 có quy định điều kiện, tiêu chuẩn Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến như sau:

1. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân là người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” theo quy. định của pháp luật.

2. Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến là người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” trong thời kỳ kháng chiến vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến.

Chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến

Chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến quy định tại Điều 21 Pháp lệnh này:

1. Trợ cấp hằng tháng.

2. Bảo hiểm y tế.

3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.

4. Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.

Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến

Điều 22 Pháp lệnh này cũng quy định chế độ ưu đãi đối với thân nhân của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến như sau:

1. Bảo hiểm y tế đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

2. Chế độ ưu đãi quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này đối với con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.

3. Trợ cấp một lần đối với thân nhân khi Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi hoặc được truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” trong thời kỳ kháng chiến.

4. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

5. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

1. Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có hành động anh hùng, trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; có phẩm chất đạo đức cách mạng, là tấm gương mẫu mực về mọi mặt, đạt được các tiêu chuẩn sau:

  1. Dũng cảm, mưu trí, hy sinh quên mình, đạt được thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, huấn luyện, trong giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, được Binh chủng, Quân chủng, Quân đoàn hoặc Quân khu tôn vinh, học tập;
  1. Say mê nghiên cứu, có sáng kiến cải tiến hoặc giải pháp có giá trị; có công trình nghiên cứu có giá trị đặc biệt, được ứng dụng vào thực tiễn hoạt động quân sự, an ninh hoặc kinh tế, xã hội đem lại hiệu quả thiết thực;
  1. Có trình độ kỹ thuật, chiến thuật giỏi, chuyên môn, nghiệp vụ thành thạo; không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ; có công lớn trong việc bồi dưỡng về kỹ thuật, chiến thuật, chuyên môn, nghiệp vụ cho đồng đội;
  1. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất, đạo đức, lối sống lành mạnh, có tác phong làm việc khoa học, kiên định lập trường trước mọi hy sinh, thử thách; nêu cao tinh thần đoàn kết, hợp tác, tương trợ, đoàn kết quân dân, là hạt nhân xây dựng sự đoàn kết, nhất trí trong tập thể;

đ) Đã được tặng thưởng “Huân chương Chiến công” hạng nhất hoặc “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất (trừ trường hợp lập được thành tích đột xuất).

2. Tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là tấm gương mẫu mực về mọi mặt, đạt được các tiêu chuẩn sau:

  1. Dũng cảm, mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, là ngọn cờ tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng (đối với quân đội) hoặc phong trào thi đua thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy, phong trào vì an ninh Tổ quốc (đối với Công an nhân dân), có nhiều đóng góp vào sự phát triển của ngành;
  1. Dẫn đầu toàn quân trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ huy, lập nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới phục vụ chiến đấu, huấn luyện và công tác;
  1. Dẫn đầu trong việc bồi dưỡng, đào tạo về kỹ thuật, chiến thuật, về chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị cho cán bộ, chiến sỹ; quản lý tốt vũ khí và cơ sở vật chất kỹ thuật, an toàn tuyệt đối về người và tài sản;
  1. Dẫn đầu trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; gương mẫu chấp hành kỷ luật, điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, hợp tác, giúp đỡ và đoàn kết nhân dân, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ;

đ) Tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, tổ chức chính quyền, đoàn thể vững mạnh toàn diện; tích cực gương mẫu tham gia các phong trào ở địa phương nơi đóng quân, được chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương tin yêu;

  1. Đã được tặng thưởng “Huân chương Chiến công” hạng nhất hoặc “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất (trừ trường hợp lập được thành tích đột xuất).

Khái niệm lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là gì?

Lực lượng vũ trang là lực lượng chiến đấu của nhà nước nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh, quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Do tính chất nhiệm vụ đặc biệt không cho người phi hành quân đội, công an và dân quân , khu vực không cho ai vào , cho nên lực lượng này được hưởng những chế độ đặc biệt.

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân gồm những ai?

Danh sách các cá nhân được tặng, truy tặng danh hiệu trong kháng chiến chống Pháp.

Việt Nam có bao nhiêu lực lượng vũ trang?

Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ Việt Nam.

Lực lượng vũ trang ra đời khi nào?

Ngày 12 tháng 3 năm 1935, tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng, đã thông qua Nghị quyết về đội tự vệ. Đây là nghị quyết đầu tiên của Đảng về vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Nghị quyết đã đề ra nhiệm vụ, quyền hạn và phương hướng xây dựng đội tự vệ.