Apgar như thế nào là bình thường

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Apgar như thế nào là bình thường
Virginia Apgar

Chỉ số Apgar là phương pháp đơn giản và có thể thực hiện lặp lại để đánh giá nhanh chóng tình trạng sức khoẻ của trẻ sơ sinh ngay sau sinh. Chỉ số này được một nữ bác sĩ gây mê người Mỹ là Virginia Apgar phát minh vào năm 1952.[1][2]

Chỉ số Apgar được đánh giá thông qua 5 tiêu chuẩn đơn giản với thang điểm từ 0 đến 2 cho mỗi tiêu chuẩn. Các điểm này sau đó được cộng lại, do đó chỉ số Apgar được tính từ 0 đến 10 điểm.

Tiêu chuẩn[sửa | sửa mã nguồn]

Năm tiêu chuẩn của chỉ số Apgar:
0 điểm 1 điểm 2 điểm Tiếng Anh
Màu da nhợt nhạt nhợt nhạt ở các chi
thân hồng hào
(acrocyanosis)
không dấu nhợt nhạt cyanosis
Toàn thân hồng hào
Appearance
Nhịp timMất nhịp <100 >100 Pulse
Phản xạ kích thích không đáp ứng nhăn mặt/khóc yếu ớt khóc hay rụt lại Grimace
Cử độngkhông vài cử động gập gập tay và chân chống lại cử động duỗi Activity
Hô hấpmất hô hấp yếu, không đều, hổn hển tốt, khóc to Respiration

Diễn giải kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

  • 0-3: rất thấp
  • 4-6: khá thấp
  • 7-10: bình thường

Thang điểm này thường được đánh giá vào phút thứ 1 và thứ 5 sau sinh. Nếu điểm 5 phút dưới 7, có thể lặp lại mỗi 5 phút cho đến 20 phút. Điểm Apgar 1 phút thấp có thể cho biết trẻ cần chăm sóc ngay về mặt y khoa[3] nhưng không nhất thiết báo hiệu sẽ có vấn đề sức khoẻ lâu dài, đặc biệt là khi có cải thiện lúc 5 phút. Nếu chỉ số Apgar dưới 3 vào những thời điểm sau (5, 10, 20 phút), trẻ có nguy cơ bị tổn thương thần kinh lâu dài. Chỉ số Apgar hiếm khi đạt 10 điểm vì trẻ thường bị tím tái thoáng qua sau sinh.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Apgar, Virginia (1953). “A proposal for a new method of evaluation of the newborn infant”. Curr. Res. Anesth. Analg. 32 (4): 260–267. PMID 13083014.
  2. ^ Finster M (2005). “The Apgar score has survived the test of time”. Anesthesiology. 102 (4): 855–857. doi:10.1097/00000542-200504000-00022. PMID 15791116.
  3. ^ Casey BM (15 tháng 2 năm 2001). “The continuing value of the Apgar score for the assessment of newborn infants”. N Engl J Med. 344 (7): 467–471. doi:10.1056/NEJM200102153440701. PMID 11172187.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Hồi sức sơ sinh là thủ thuật cần thiết cho những trẻ trong trường hợp người mẹ mắc bệnh mạn tính, tiền căn sảy thai, tiền sản giật, tai biến chuyển dạ, ngôi thai bất thường, sinh non, mang đa thai, sa dây rốn, chuyển dạ kéo dài, vỡ ối, dịch ối lẫn phân su,...

1. Đánh giá tình trạng trẻ sơ sinh để xem xét hồi sức sơ sinh

Người ta thường dùng điểm số Apgar để đánh giá tình trạng của trẻ ngay sau khi sinh. Đánh giá theo điểm số Apgar được thực hiện ở các thời điểm 1 phút, 5 phút và 10 phút sau sinh trên các chỉ số là nhịp tim, hô hấp, trương lực cơ, phản xạ và màu da.

  • Nhịp tim: Nghe tim, đếm trong 30 giây (có thể đếm trong 6 giây rồi thêm vào sau kết quả đếm được 1 số 0);
  • Hô hấp: Quan sát cùng lúc với đếm nhịp tim, đánh giá bằng mắt nhìn hoặc ống nghe nếu trẻ thở nông;
  • Trương lực cơ: Mức co lại khi duỗi thẳng chi;
  • Phản xạ: Đáp ứng của trẻ khi bị kích thích lỗ mũi hoặc gan bàn chân;
  • Màu da: Hồng, tím hoặc trắng bệch.

Apgar như thế nào là bình thường

Đánh giá nhịp tim của trẻ

Bảng chỉ số Apgar:

Nội dung 0 1 2
Nhịp tim Không có <100 lần/phút >100 lần/phút
Hô hấp Không thở Thở yếu, khóc yếu Khóc to
Trương lực cơ Không + ++
Phản xạ Không + ++
Màu da Tím tái toàn thân hoặc trắng Tím đầu chi, quanh môi Hồng hào toàn thân

Tổng điểm của 5 nội dung đề cập ở trên được gọi là chỉ số Apgar. Cách đánh giá chỉ số Apgar để xem xét hồi sức sơ sinh như sau:

  • Chỉ số Apgar 8 - 10: Là chỉ số bình thường, không cần hồi sức. Chỉ cần làm thông đường thở của trẻ, kích thích qua xúc giác, giữ ấm và quan sát giai đoạn chuyển tiếp của trẻ một cách sát sao;
  • Chỉ số Apgar 4 - 7 điểm: Trẻ bị ngạt nhẹ, cần hồi sức thở;
  • Chỉ số Apgar 0 - 3 điểm: Trẻ bị ngạt nặng, cần hồi sức thở và hồi sức tim.

Lưu ý: Trong bảng Apgar, tiêu chí nhịp tim được đặt lên hàng đầu. Nếu không thấy nhịp tim cần hồi sức sơ sinh ngay, không tiếp tục đánh giá các nội dung khác để tránh bỏ lỡ thời điểm hồi sức tốt nhất.

Nhân viên y tế không cần vỗ lưng trẻ mà chỉ cần xoa dọc cột sống lưng của trẻ sơ sinh khoảng 2 - 3 lần trong khi lau khô là đủ để kích thích trẻ thở. Các thao tác hồi sức sơ sinh như sau:

2.1 Thông đường thở

  • Giữ đầu của trẻ ở tư thế trung gian để giúp đường thở thông thoáng;
  • Không hút đờm nhớt thường quy mà chỉ hút đờm nếu dịch ối lẫn phân su, trẻ không khóc, không cử động chi. Trường hợp dịch ối đơn thuần thì chỉ hút khi miệng, mũi trẻ có nhiều dịch tiết. Đồng thời, chú ý chỉ hút dịch miệng, mũi và hầu họng của trẻ ở vùng nhìn thấy có dịch tiết. Không nên hút sâu vào cuống họng của trẻ bởi thao tác này có thể gây ngưng thở, chậm nhịp tim.

2.2 Hỗ trợ hô hấp

  • Chọn cỡ mặt nạ phù hợp, ôm vừa vặn vào miệng và mũi trẻ. Cụ thể, trẻ dưới 2.5kg chọn mặt nạ cỡ số 0 và trẻ có cân nặng bình thường thì sử dụng mặt nạ cỡ số 1;
  • Bóp bóng qua mặt nạ với túi dự trữ, tần suất bóp bóng khoảng 40 - 60 lần/phút. Lưu ý khi bóp bóng đảm bảo lồng ngực của trẻ nhô lên theo mỗi nhịp bóp. Ở trẻ rất nhỏ cần chú ý không để lồng ngực di động quá nhiều để tránh nguy cơ gây tràn khí màng phổi.

Apgar như thế nào là bình thường

Mặt nạ size sơ sinh

2.3 Đảm bảo tuần hoàn tối thiểu có hiệu quả

  • Thực hiện ấn tim ngoài lồng ngực nếu nhịp tim của trẻ dưới 60 lần/phút sau 30 - 60 giây hỗ trợ hô hấp mà lồng ngực có di động. Cần ấn tim 90 lần phối hợp với 30 lần thổi ngạt trong 1 phút (tỷ lệ ấn tim/thổi ngạt là 3/1 trong 2 giây);
  • Người thực hiện hồi sức sơ sinh đặt 2 ngón tay cái trên xương ức, dưới đường nối 2 vú của trẻ 1 khoát ngón tay;
  • Ấn sâu 1⁄3 đường kính trước sau của lồng ngực.

Thực hiện đúng hướng dẫn hồi sức sơ sinh sẽ giúp trẻ vượt qua giai đoạn nguy hiểm, có thể phát triển khỏe mạnh bình thường về sau.

Thạc sĩ. Bác sĩ Trương Thành Tâm đã có 15 năm kinh nghiệm trong lực Nhi khoa và đặc biệt có rất nhiều kinh nghiệm trong chuyên ngành huyết học, hồi sức và ung thư trẻ em. Bác sĩ từng tham gia nhiều hội thảo khoa học về nhi khoa trong nước và quốc tế và tham gia nhiều khóa tập huấn đào tạo ngắn hạn và được cấp chứng nhận là “ Giảng viên nòng cốt nhi khoa” , do Đại học Y Dược Huế cấp. Hiện tại, đang là Bác sĩ Nhi tại khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • 1 ngày trẻ sơ sinh đi ngoài mấy lần là bình thường
  • Ngạt khi sinh: Những biến chứng nguy hiểm
  • Hồi sức ở trẻ sơ sinh bị ngạt