Bài 5.3, 5.4 phần bài tập bổ sung trang 129 sbt toán 6 tập 1

b) Vẽ bốn điểm A, B, C, D trên một đường thẳng sao cho điểm B nằm giữa hai điểm A, C và điểm C nằm giữa hai điểm B, D. Sau đó hãy kể tên: các tia, các cặp tia đối nhau, các cặp tia phân biệt, các cặp tia trùng nhau có trong hình vẽ.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Bài 5.3
  • Bài 5.4

Bài 5.3

Vẽ hình để thấy rằng mỗi câu sau đây là sai

a) Hai tia chung gốc luôn là hai tia đối nhau.

b) Hai tia chung gốc luôn là hai tia trùng nhau.

c) Hai tia chung gốc luôn là hai tia phân biệt.

d) Hai tia có nhiều điểm chung chỉ khi chúng là hai tia trùng nhau.

e) Hai tia phân biệt và có chung gốc luôn là hai tia đối nhau.

f) Hai tia không chung gốc luôn là hai tia không có điểm chung.

Phương pháp giải:

- Hai tia đối nhau: Hai tia chung gốc \(Ox\) và \(Oy\) tạo thành đường thẳng \(xy\) được gọi là hai tia đối nhau.

- Hai tia trùng nhau: Tia \(Ax\) và tia \(AB\) là hai tia trùng nhau.

Bài 5.3, 5.4 phần bài tập bổ sung trang 129 sbt toán 6 tập 1

Lời giải chi tiết:

a) Tia \(Ox, Oy\) chung gốc \(O\) nhưng không phải hai tia đối nhau.

Bài 5.3, 5.4 phần bài tập bổ sung trang 129 sbt toán 6 tập 1

b) Tia \(Ox, Oy\) chung gốc \(O\) nhưng không phải hai tia trùng nhau.

Bài 5.3, 5.4 phần bài tập bổ sung trang 129 sbt toán 6 tập 1

c) Hai tia \(Ox, Oy\) chung gốc nhưng không là hai tia phân biệt.

Bài 5.3, 5.4 phần bài tập bổ sung trang 129 sbt toán 6 tập 1

d)Hai tia \(Ox\) và \(Ay\) có nhiều điểm chung nhưng không là hai tia trùng nhau.

Bài 5.3, 5.4 phần bài tập bổ sung trang 129 sbt toán 6 tập 1

e) Hai tia \(Ox, Oy\) phân biệt và có chung gốc \(O\) nhưng không phải hai tia đối nhau.

Bài 5.3, 5.4 phần bài tập bổ sung trang 129 sbt toán 6 tập 1

f)Hai tia \(Ox\) và \(Ay\) không chung gốc nhưng có điểm chung.

Bài 5.3, 5.4 phần bài tập bổ sung trang 129 sbt toán 6 tập 1

Bài 5.4

a) Vẽ ba điểm thẳng hàng A, B, C sao cho điểm B nằm giữa hai điểm A, C. Sau đó hãy kể tên: các tia, các cặp tia đối nhau, các cặp tia phân biệt, các cặp tia trùng nhau có trong hình vẽ đó.

b) Vẽ bốn điểm A, B, C, D trên một đường thẳng sao cho điểm B nằm giữa hai điểm A, C và điểm C nằm giữa hai điểm B, D. Sau đó hãy kể tên: các tia, các cặp tia đối nhau, các cặp tia phân biệt, các cặp tia trùng nhau có trong hình vẽ.

Phương pháp giải:

- Hai tia đối nhau: Hai tia chung gốc \(Ox\) và \(Oy\) tạo thành đường thẳng \(xy\) được gọi là hai tia đối nhau.

- Hai tia trùng nhau: Tia \(Ax\) và tia \(AB\) là hai tia trùng nhau.

Bài 5.3, 5.4 phần bài tập bổ sung trang 129 sbt toán 6 tập 1

Lời giải chi tiết:

a) Các tia: AB, AC, BA, BC, CA, CB.

Bài 5.3, 5.4 phần bài tập bổ sung trang 129 sbt toán 6 tập 1

Các cặp tia đối nhau: BA và BC.

Các cặp tia phân biệt: AB và BC, AB và BA, AB và CB, AB và CA, AC và BA, AC và BC, AC và CA, AC và CB, BA và CA, BA và CB, BC và CA, BC và CB.

Các cặp tia trùng nhau: AB và AC, CB và CA.

b) Các tia: AB, AC, AD, BA, BC, BD, CA, CB, CD, DA, DB, DC.

Bài 5.3, 5.4 phần bài tập bổ sung trang 129 sbt toán 6 tập 1

Các cặp tia đối nhau: BA và BC, BA và BD, CA và CD, CB và CD.

Các cặp tia trùng nhau: BC và BD, CA và CB, DA và DB và DC, AB và AC và AD.