Bài tham luận phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế

05/05/2022

Xem với cở chữ : A- A A+

phu-nu-chau-thanh-giup-nhau-phat-trien-kinh-te-05-5 (Cổng TTĐT tỉnh AG)- Những năm gần đây, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Châu Thành tích cực triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, với nhiều mô hình sản xuất - kinh doanh (SXKD) hiệu quả.

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả và hình thức tiết kiệm khác nhau, các hội viên, phụ nữ đã tích cực hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo, ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu chính đáng...

Chủ tịch Hội LHPN huyện Châu Thành Tạ Thị Ngọc Thạch cho biết, xác định phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” là đòn bẩy thu hút hội viên tham gia tổ chức hội, Hội LHPN các cấp trên địa bàn huyện triển khai nhiều giải pháp như tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo bước chuyển mạnh mẽ trong cách nghĩ, cách làm; đẩy mạnh triển khai phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển sinh kế, xây dựng các mô hình giúp phụ nữ thoát nghèo bền vững. Trong đó, phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế” đã được hội vận dụng sáng tạo, linh hoạt, bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Bài tham luận phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế

Tham gia lao động sản xuất

Hàng năm, Hội LHPN các xã, thị trấn chủ động rà soát số lượng hội viên, phụ nữ nghèo và hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, xây dựng kế hoạch hỗ trợ chị em thoát nghèo bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh từng người, như: Hỗ trợ vốn vay ưu đãi phát triển SXKD; đào tạo nghề, giới thiệu việc làm; tập huấn kỹ thuật canh tác, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; hỗ trợ hội viên, phụ nữ tiếp cận thị trường, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm…

Ngoài việc hỗ trợ chị em phụ nữ trồng trọt, chăn nuôi và phát triển kinh tế, Hội LHPN huyện Châu Thành còn tích cực hỗ trợ các chị em hội viên phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh bằng cách tham gia các hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương, hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm. Các cấp hội đã đồng hành xuyên suốt cùng hội viên, phụ nữ trong việc giới thiệu tham gia các lớp miễn phí về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực tổ chức quản lý SXKD; hỗ trợ hội viên trong hoạt động đăng ký kinh doanh, đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm, đăng ký nhãn mác bao bì sản phẩm.

Tranh thủ các nguồn vốn của các cấp, Hội LHPN huyện và xã, thị trấn tạo điều kiện cho nhiều hộ phụ nữ nghèo, cận nghèo có nhu cầu về vốn được tiếp cận, nhất là nguồn vốn tín chấp qua Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và các tổ chức tín dụng khác. Đồng thời, vận động chị em chủ động xây dựng nguồn vốn tại chỗ, gồm: Tổ hùn vốn xoay vòng, Tổ phụ nữ làm kinh tế, Tổ phụ nữ sản xuất rau màu an toàn, Tổ tiết kiệm nuôi heo đất… Các mô hình, tổ tiết kiệm nhận được sự hưởng ứng của chị em, góp phần nâng cao đời sống, chung sức thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Bài tham luận phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế
 
Bài tham luận phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế

 Duy trì, nhân rộng Tổ tiết kiệm nuôi heo đất

Hội LHPN các cấp huyện Châu Thành phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội huyện quản lý 85 tổ, với trên 3.800 hộ, có tổng dư nợ do các cấp hội nhận ủy thác gần 87 tỷ đồng. Đồng thời, duy trì 86 tổ tiết kiệm vay vốn, với trên 3.800 người gửi tiết kiệm, số dư tiền gửi trên 8,5 tỷ đồng. Năm qua, được Hội LHPN tỉnh hỗ trợ, huyện đã giải ngân cho 74 lượt hội viên, phụ nữ mua bán nhỏ; vận động từ nguồn vốn nhàn rỗi, vốn tín dụng hỗ trợ cho 168 chị vay vốn làm ăn phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, phối hợp các ngành giới thiệu, tư vấn và hướng dẫn trên 1.285 lao động đi làm tại các công ty, xí nghiệp… trong và ngoài tỉnh.

Với sự trợ lực, hỗ trợ của các cấp Hội LHPN, nhiều chị em, phụ nữ trên địa bàn huyện Châu Thành đã tự tin, mạnh dạn khởi nghiệp với đam mê của mình, phát huy kiến thức, kinh nghiệm ứng dụng vào thực tế sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu, như: Mô hình “Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ và chế biến trà túi lọc từ măng tây xanh” của chị Phạm Ngọc Thanh (xã Cần Đăng), “Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, chiết xuất tinh dầu sả và tận dụng lá sả sau khi chiết xuất tinh dầu để trồng nấm rơm” của chị Phạm Thị Như (xã Cần Đăng)…

Chủ tịch Hội LHPN huyện Châu Thành Tạ Thị Ngọc Thạch cho biết: Thời gian tới, Hội LHPN huyện Châu Thành tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phát động cán bộ hội viên, phụ nữ thi đua thực hiện phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” và các hoạt động khởi nghiệp. Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn; duy trì và nhân rộng các mô hình phụ nữ tiết kiệm, các tổ phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ hội viên, phụ nữ tiếp cận nguồn vốn để học tập, lao động, SXKD, góp phần tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng; khẳng định vai trò, vị thế của phụ nữ trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Trung Hiếu

Phụ nữ Minh Long giúp nhau phát triển kinh tế

Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Hội LHPN tỉnh, Hội LHPN huyện Minh Long đã tổ chức triển khai các mô hình, đề án, các phong trào giúp chị em mạnh dạng phát triển kinh tế ổn định đời sống gia đình góp phần phát triển kinh tế- xã hội địa phương.

Bài tham luận phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế

              Nhờ sự hướng dẫn của Hội LHPN xã, chị Đinh Thị Căm (39 tuổi),

thôn Mai Lãnh Hạ (Long Mai) đã mạnh dạn vay 30 triệu đồng phát triển kinh tế gia đình.

Trong năm 2015, thực hiện theo chỉ đạo của Hội LHPN tỉnh, Hội LHPN huyện Minh Long đã tiến hành khảo sát danh sách hộ nghèo, hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ để có phương án hỗ trợ phù hợp nhằm góp phần giúp các chị vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Theo đó, có 912/1.519 hộ nghèo được Hội giúp đỡ, trong đó có 492/526 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được giúp. Các cấp hội tiếp tục vận động chị em có kinh tế khá giúp cho gần 300 chị có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu vốn phát triển chăn nuôi, sản xuất, dịch vụ… bằng tiền mặt, ngày công lao động trị giá thành tiền gần 1,2 tỷ đồng. Đồng thời vận động chị em tham gia đóng góp tổ hùn vốn với số tiền thu được trên 1 tỷ đồng giúp cho 84 chị mượn xoay vòng. Thực hiện lời kêu gọi thi đua Ái quốc về “Làm theo Bác, thực hành tiết kiệm, giúp nhau giảm nghèo bền vững”, mỗi chị em đã tham gia đóng góp số tiền từ 5.000/người/tháng. Đến nay có 30 chi, tổ thực hiện thu được số tiền gần 54 triệu đồng cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn mượn.

Bên cạnh việc tổ chức triển khai các mô hình hay góp phần hỗ trợ chị em hội viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn khắc phục những khó khăn trước mắt, các cấp hội cũng khai thác và phát huy các nguồn vốn vay hỗ trợ cho phụ nữ nghèo. Trong năm 2015, các cấp hội đã khai thác mới nguồn vốn NHCSXH huyện với tổng số tiền trên 6,3 tỷ đồng xét cho các chị vay làm kinh tế; dư nợ nguồn vốn vay ủy thác tính đến nay gần 27,4 tỷ đồng cho trên 1.100 hộ phụ nữ nghèo, cận nghèo vay. Ngoài ra, NHNN&PTNT cũng giải ngân số tiền gần 6 tỷ đồng cho 157 hộ vay để buôn bán phát triển kinh tế gia đình.

Chị Lê Thị Kim Tuyết- Chủ tịch Hội LHPN huyện Minh Long, cho biết: Bên cạnh việc thực hiện tốt các mô hình, đề án cũng như khai thác và quản lý hiệu quả các nguồn vốn vay, Hội LHPN các cấp cũng chủ động phối hợp với các ngành có liên quan trong việc tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho cán bộ hội viên phụ nữ; Thực hiện tốt chương trình hỗ trợ và tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho chị em phụ nữ. Từ đó các chị biết sử dụng nguồn vốn có hiệu quả góp phần phát triển kinh tế gia đình.

Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội LHPN. Xác định điều này nên các cấp hội đã triển khai rộng rãi xuống tận các chi, tổ. Từ những việc làm cụ thể, nhiều hội viên đã mạnh dạn làm kinh tế và vươn lên thoát nghèo. Chị Bùi Thị Minh Loan- Chủ tịch Hội LHPN xã Long Sơn (Minh Long) cho biết: Trong năm qua, các chi hội tiếp tục vận động chị em có kinh tế khá giúp 25 chị có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu vốn phát triển chăn nuôi sản xuất. Đặc biệt, phong trào phụ nữ giúp nhau ngày công lao động được hội viên phụ nữ hưởng ứng rộng khắp. Thông qua mô hình này không những giúp giảm chi phí trong sản xuất mà còn là hình thức tạo điều kiện tập hợp, đoàn kết hội viên có hiệu quả.

Bằng những việc làm cụ thể mang tính nhân văn sâu sắc, từ việc hỗ trợ nhau bằng những hủ gạo tình thương hay những đồng tiền lẻ nuôi heo đất, giúp nhau ngày công lao động đến việc chị em có hoàn cảnh kinh tế khá góp tiền giúp chị em có hoàn cảnh khó khăn hơn; hay kịp thời thăm hỏi, động viên hội viên lúc khó khăn... đã tạo nên mối gắn kết giữa các chị em hội viên phụ nữ huyện miền núi Minh Long, tạo động lực để các chị vươn lên phát triển kinh tế gia đình.

Bài, ảnh: TRỊNH PHƯƠNG