Bai tham luận xây dựng To chức Hội vững mạnh

Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh là một trong những chương trình hành động quan trọng của Hội LHPN tỉnh đang được tích cực triển khai. Báo Phú Yên giới thiệu ý kiến xung quanh các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh khóa XVI lần thứ 2 vừa tổ chức mới đây…

CHỦ TỊCH HỘI LHPN TỈNH ĐẶNG THỊ HỒNG NGA: Tập trung triển khai 3 giải pháp của chương trình hành động

Những năm qua, công tác xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh đã được các cấp Hội LHPN Phú Yên tập trung thực hiện đạt nhiều kết quả tích cực. 100% Hội LHPN xã, phường, thị trấn đều có chi, tổ hội tổ chức sinh hoạt định kỳ theo tháng, quý. Ngoài ra, do nhu cầu thực tế, Hội Phụ nữ trong cơ quan chuyên trách cấp tỉnh, Hội Phụ nữ khối Đảng - đoàn thể ở huyện Tây Hòa, Đông Hòa cũng đã được thành lập và đi vào hoạt động. Sau đại hội đại biểu phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, đội ngũ cán bộ Hội chuyên trách các cấp trong tỉnh được trẻ hóa, năng động, có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và cơ bản đạt chuẩn chức danh cán bộ theo quy định.

Để thực hiện hiệu quả Chương trình hành động của Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 về “Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh”, thời gian tới, Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh sẽ tập trung triển khai 3 giải pháp lớn. Một là nâng cao chất lượng tổ chức Hội cơ sở; tăng cường đổi mới nội dung phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tập hợp, thu hút hội viên. Hai là tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tổ chức Hội cơ sở định kỳ; rà soát đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Hội, chất lượng hội viên; kịp thời định hướng, hướng dẫn Hội cơ sở giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong tổ chức sinh hoạt Hội, quản lý hội viên. Ba là củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ Hội cấp tỉnh, huyện; tập huấn nâng cao năng lực, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Hội các cấp; chủ động tham mưu cho cấp ủy về công tác Hội, công tác cán bộ nữ; thực hiện tốt công tác giới thiệu cán bộ nữ ưu tú cho Đảng…

CHỦ TỊCH HỘI LHPN XÃ SƠN HỘI [HUYỆN SƠN HÒA] HỜ BÁ THỊ TEM: Đặt công tác tuyên truyền lên hàng đầu

Để xây dựng phát triển tổ chức Hội vững mạnh, Hội LHPN xã Sơn Hội đặt công tác tuyên truyền lên hàng đầu. Sơn Hội có 8 thôn, trong đó có 56% là đồng bào dân tộc thiểu số, trên 30% đồng bào tôn giáo [Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Tin Lành], đó cũng là một trở ngại lớn trong công tác tuyên truyền, vận động của Hội. Hiện nay, việc tuyên truyền chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cũng gặp không ít khó khăn. Thời gian qua, tổ chức Hội thành lập các mô hình câu lạc bộ “Gia đình 5 không, 3 sạch”, “Gia đình phát triển bền vững”, “Gia đình không sinh con thứ 3” để thu hút hội viên và chị em tham gia để từ đó tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho chị em địa phương chấp hành tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, hoạt động Hội, Luật Hôn nhân - Gia đình… Được sự quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương mà phong trào, phụ nữ của Hội LHPN xã Sơn Hội ngày càng chuyển biến tốt hơn. Hội xây dựng kế hoạch trong thời gian đến sẽ gặp các bí thư chi bộ, các già làng uy tín ở các thôn để phối hợp xây dựng một mô hình hoạt động cho những chị em ít tham gia tổ chức Hội. Thông qua đó, Hội sẽ tiếp cận chị em tốt hơn, thuận lợi hơn tuyên truyền vận động phụ nữ địa phương tích cực cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và của Hội Phụ nữ cấp trên.

CHỦ TỊCH HỘI LHPN HUYỆN TÂY HÒA LÊ THỊ HỒNG LƯU: Nâng cao chất lượng chi, tổ Hội cơ sở

Thực hiện phương châm “Nơi nào có phụ nữ, nơi đó có tổ chức Hội”, các cấp Hội LHPN huyện Tây Hòa không ngừng kiện toàn, củng cố, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. 100% cán bộ Hội cơ sở được bồi dưỡng nghiệp vụ ít nhất 2 lần trong nhiệm kỳ; 100% chủ tịch, phó chủ tịch Hội LHPN cơ sở trực tiếp triển khai, phổ biến các nội dung công việc của Hội tại các buổi sinh hoạt hội viên định kỳ cũng như sinh hoạt các mô hình câu lạc bộ phụ nữ. Hội tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội cơ sở, đặc biệt là chi hội, tổ phụ nữ; phát triển đội ngũ hội viên nòng cốt; tích cực xây dựng quỹ Hội. Đồng thời tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn về vốn vay phát triển kinh tế, nuôi con khỏe dạy con ngoan, xây dựng “gia đình 5 không, 3 sạch”… hỗ trợ phụ nữ phát huy vai trò trong tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; thực hiện tốt hơn vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho chị em; chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể hóa phong trào thi đua yêu nước “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và các chương hình, hoạt động Hội phù hợp với từng địa phương, đơn vị. Xây dựng các mô hình kết nghĩa giữa “Tổ phụ nữ có đạo” với “Tổ phụ nữ lương giáo”; mô hình kết nghĩa giữa “Tổ phụ nữ dân tộc thiểu số” với “Tổ phụ nữ người Kinh”; mô hình tập hợp các nhóm đối tượng theo nhu cầu, lứa tuổi, ngành nghề. Qua đó tỉ lệ hội viên tham gia tổ chức Hội ngày càng tăng, chất lượng hoạt động Hội ngày càng được nâng lên, đời sống tinh thần vật chất của chị em trên địa bàn ngày càng được cải thiện.

CHỦ TỊCH HỘI PHỤ NỮ CÔNG AN TỈNH NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LOAN: Xây dựng nhiều mô hình sáng tạo, thu hút hội viên

Điểm nổi bật trong công tác Hội và phong trào phụ nữ Công an Phú Yên thời gian qua là tập trung xây dựng nhiều mô hình thiết thực, thu hút đông đảo hội viên tham gia. Thực hiện công trình thi đua đặc biệt “Phụ nữ Công an Phú Yên hướng về cơ sở, vì bình yên cuộc sống, giúp đỡ phụ nữ trẻ em nghèo”, năm qua, các Hội cơ sở đã giúp 38 địa chỉ an sinh xã hội với số tiền từ 200.000-1 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, Hội còn tích cực triển khai các phong trào thực hành tiết kiệm theo gương Bác như: “Heo đất tình người”, “Quỹ tấm lòng vàng”, “Tiết kiệm vì địa phương thân yêu”, “Hũ gạo tình thương”; các chương trình xã hội “Cùng em đến trường”, “Bữa ăn từ thiện”, “Mùa đông ấm áp”… tặng hàng trăm áo trắng, đồ dùng học tập, học bổng cho học sinh nghèo, hàng ngàn quần áo ấm, chăn mền cho người nghèo các xã miền núi, hàng ngàn suất ăn cho bệnh nhân nghèo, trẻ mồ côi, người già neo đơn. Cùng với đó, Hội Phụ nữ Công an tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục hội viên phấn đấu rèn luyện theo 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân; rèn luyện phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, duy trì các CLB “Gia đình hạnh phúc”, “Gia đình 5 không, 3 sạch”, “Phụ nữ 2 giỏi”, tổ chức các hoạt động hội thi, tọa đàm với các chủ đề “Nữ chiến sĩ Công an Phú Yên vì bình yên cuộc sống”, “Phụ nữ công an vững pháp luật, giỏi nghiệp vụ”… Các mô hình, chương trình, hoạt động này đã góp phần xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh, tạo môi trường để hội viên rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành. Qua đó thực hiện tốt phong trào “Phụ nữ Công an Phú Yên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; kỷ cương, sáng tạo vì an ninh Tổ quốc; xây dựng gia đình hạnh phúc”.

 NGỌC DUNG [thực hiện]

16:51, 22/10/2017

Công tác tập hợp, thu hút hội viên, phụ nữ tham gia tổ chức Hội là một nhiệm vụ then chốt trong việc xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội các cấp sẽ góp phần giữ vững an ninh, ổn định chính trị, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.

Đổi mới công tác tuyên truyền nhằm thu hút hội viên tham gia tổ chức Hội Phụ nữ.

Những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ [LHPN] các cấp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã chủ động, tích cực trong việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội để thu hút phụ nữ, hội viên tham gia sinh hoạt tích cực, thường xuyên. Điều đó đã được thể hiện trong việc định hướng công tác phát triển hội viên nhiệm kỳ 2016 - 2021 tại Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Bắc Kạn lần thứ VIII đã xác định: Hàng năm phát triển ít nhất 1.000 hội viên mới đến cuối nhiệm kỳ có trên 68.000 hội viên tham gia tổ chức Hội. Và còn được cụ thể hóa trong các giải pháp thiết thực, phù hợp trong các văn bản, kế hoạch của các cấp Hội.

Để thu hút hội viên, phụ nữ tham gia vào tổ chức Hội, trước hết cần tuyên truyền cho hội viên, phụ nữ hiểu được ý nghĩa, vai trò của tổ chức Hội LHPN và quyền, nghĩa vụ khi tham gia sinh hoạt Hội, hiểu về Điều lệ Hội. Không chỉ vậy các cấp Hội còn tập trung tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của Hội; tuyên truyền phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”; Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Cuộc vận động xây dựng “Gia đình 5 không, 3 sạch”, các kiến thức liên quan đến việc xây dựng gia đình và chăm sóc con, phát triển kinh tế gia đình...

Ngoài việc chú trọng nội dung tuyên truyền, hình thức tuyên truyền cũng được các cấp Hội quan tâm thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng địa phương, từng vùng như: Tổ chức diễn đàn, tọa đàm, hội thi, giao lưu văn hóa, văn nghệ, diễn kịch tương tác, nói chuyện chuyên đề... Thông qua các hoạt động như vậy đã góp phần khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, và đặc biệt giúp cho hội viên, phụ nữ thêm hiểu về Hội, gắn bó với tổ chức Hội, tạo niềm tin của phụ nữ với Đảng và Nhà nước.

Các cấp Hội còn chú trọng xây dựng và duy trì các mô hình câu lạc bộ để hội viên, phụ nữ có cơ hội trải nghiệm nhiều lĩnh vực khác nhau, với nhiều nội dung như: Câu lạc bộ “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Người chồng tâm lý”, “Phụ nữ cùng chia sẻ”, “ Gia đình bền vững”, “Cha yêu con”… tính đến nay toàn tỉnh có 280 Câu lạc bộ với gần 11.000 thành viên tham gia.

Công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm tăng thu nhập cũng được các cấp Hội quan tâm thực hiện, các hoạt động phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, các mô hình giúp phụ nữ nghèo được duy trì bằng nhiều hình thức thiết thực như: Tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật, cho vay không tính lãi, hỗ trợ ngày công, giúp cây con giống, mượn đất canh tác… đã tạo nên nguồn nội lực giúp cho trên 10.000 lượt phụ nữ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Để tạo điều kiện cho hội viên phát triển kinh tế gia đình, các cấp Hội trong toàn tỉnh cũng quan tâm khai thác các nguồn vốn để hội viên vay đầu tư phát triển, tính đến thời điểm 20/9/2017 tổng dư nợ đạt 746.370 triệu đồng cho 43.290 thành viên vay. Thông qua các nguồn vốn vay, chị em phụ nữ đã xây dựng các mô hình kinh tế, tạo thu nhập cho gia đình. Hoạt động đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn cũng được các cấp Hội chú trọng, trong những năm qua các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tư vấn, đào tạo nghề, việc làm cho trên 15.000 lao động, đây chính là đòn bẩy tạo đà cho hội viên phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng.

Không chỉ vậy, các cấp Hội Phụ nữ trong toàn tỉnh còn luôn thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo cho hội viên, phụ nữ thông qua các hoạt động như: tham gia thành viên các ban chỉ đạo, tham gia tổ hòa giải tại địa phương. Từ đây, đại diện của các cấp Hội sẽ đưa qua các quan điểm của Hội để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em. Từ các hoạt động thiết thực trên đã tạo cho hội viên, phụ nữ tin tưởng vào Hội, tích cực tham gia vào tổ chức Hội, thường xuyên tham gia các hoạt động do Hội và địa phương tổ chức. Tính đến nay toàn tỉnh có 122 cơ sở Hội, 1.454 chi hội phụ nữ với gần 64.000 hội viên phụ nữ, tỷ lệ thu hút hội viên đạt trên 75%.

Tuy nhiên, công tác tập hợp, thu hút phát triển hội viên còn có một số vấn đề bất cập như: Tỷ lệ thu hút hội viên ở một số cơ sở còn thấp; một số nơi chưa có nhiều hình thức, nội dung phong phú để tổ chức sinh hoạt Hội; chưa có giải pháp cụ thể, thiết thực, kịp thời để thu hút hội viên tham gia sinh hoạt Hội... Do đó, để tập hợp, thu hút hội viên tích cực tham gia tổ chức Hội, góp phần xây dựng tổ chức vững mạnh, các cấp Hội cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phát triển hội viên: Hội LHPN cấp cơ sở, đặc biệt là đội ngũ Ban chấp hành và chi hội trưởng, chi hội phó phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng của công tác phát triển hội viên, coi đây là hoạt động có tính chất quyết định của cả hệ thống.

Hai là, cần chú trọng phát triển hội viên từ các chi hội, tổ phụ nữ: Ngay từ đầu năm, Hội LHPN cấp cơ sở cần báo cáo với cấp ủy cùng cấp về chủ trương phát triển hội viên của Hội LHPN cấp trên; trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, hướng dẫn các chi hội thực hiện công tác phát triển hội viên theo trình tự quy định của Điều lệ Hội.

Ba là, thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi hội: Đây là một trong những biện pháp quan trọng để thu hút hội viên, vì vậy phải thực sự coi trọng việc thường xuyên cải tiến nội dung sinh hoạt hội viên theo hướng ngày càng thiết thực, phù hợp với từng lứa tuổi, từng đối tượng hội viên.

Bốn là, xây dựng các mô hình sinh hoạt hội viên phù hợp với đối tượng, lứa tuổi, theo sở thích: thành lập các câu lạc bộ, các nhóm sở thích. Các mô hình này luôn gắn với lợi ích nhu cầu, nguyện vọng, sở thích, đặc điểm tâm lý với nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương, cơ sở.

Năm là, cần chú trọng xây dựng đội ngũ chi hội trưởng, chi hội phó và báo cáo viên tích cực, nhiệt tình, có phẩm chất đạo đức, có năng lực và điều kiện để đảm nhận công tác. Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ chi hội trưởng, chi hội phó và báo cáo viên.

Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự quan tâm, tạo điều kiện, vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp và sự chủ động, tích cực của các cấp Hội trong toàn tỉnh, tin rằng trong thời gian tới công tác thu hút hội viên, phụ nữ tham gia tổ chức Hội sẽ đạt kết quả tốt đẹp, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Bắc Kạn và Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII./.

Hà Thị Liễu- Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh

Video liên quan

Chủ Đề