Ban cán sự là gì

Hiện nay có nhiều người tìm hiểu về vấn đề cán sự. Vậy cán sự là gì? Mời quý khách hàng cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu về cán sự qua bài viết sau đây.

cán sự là gì

Theo các quy định hiện hành, cán sự chỉ một ngạch công chức hành chính. Theo đó đây là những công chức thực thi các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể theo yêu cầu của vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên.

– Theo Thông tư 2/2021/TT-BNV, những người được xếp vào ngạch cán sự có chức trách:

Những người được xếp vào ngạch cán sự là công chức thực thi các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể theo yêu cầu của vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên.

– Nhiệm vụ của những người được xếp vào ngạch cán sự:

+ Tham gia thực hiện hoặc hỗ trợ triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý của cơ quan, tổ chức;

+ Tham gia xây dựng và thực hiện chế độ quản lý hồ sơ tài liệu, tổ chức thống kê lưu trữ các tài liệu, số liệu đầy đủ, chính xác theo yêu cầu nhiệm vụ;

+ Trực tiếp thực thi công vụ và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao.

Người được xếp vào ngạch cán sự phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

– Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Nắm được các nguyên tắc, chế độ, thể lệ, thủ tục và nội dung hướng dẫn nghiệp vụ, mục tiêu quản lý của ngành, lĩnh vực;

+ Nắm vững trình tự, thủ tục nghiệp vụ hành chính của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;

+ Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.

– Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác.

Riêng trường hợp công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch cán sự thì đáp ứng các yêu cầu sau:

– Có thời gian giữ ngạch nhân viên và tương đương từ đủ 03 năm trở lên [không kể thời gian tập sự, thử việc].

– Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch nhân viên thì thời gian giữ ngạch nhân viên tối thiểu 01 năm [đủ 12 tháng] tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.

Trên đây là những thông tin về nội dung cán sự là gì mà ACC cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:
  • Website: accgroup.vn

Kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng, những quy định, hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng về đảng đoàn, ban cán sự đảng

Đảng đoàn, ban cán sự đảng do cấp ủy cùng cấp lập ra trong một số cơ quan lãnh đạo của Nhà nước, mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội [trước đây còn được lập ở một số đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước trọng yếu] để thực hiện sự lãnh đạo của đảng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức đó. Đây là một trong những phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Việc thành lập đảng đoàn, ban cán sự đảng luôn được Đảng ta quan tâm, quy định trong Điều lệ Đảng, ngay từ khi thành lập Đảng. Trải qua quá trình lịch sử, đảng đoàn cơ bản được giữ ổn định; ban cán sự đảng nhiều lần thay đổi, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng nước ta. Hiện nay, ở cấp Trung ương còn 16 đảng đoàn, 24 ban cán sự đảng ở Trung ương; 510 đảng đoàn và 189 ban cán sự đảng trong một số cơ quan lãnh đạo của Nhà nước, mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội ở cấp tỉnh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác đảng đoàn, ban cán sự đảng thực hiện theo Điều lệ Đảng [Điều 42, 43], quy định của BCH Trung ương, Bộ Chính trị và quy chế làm việc của từng tổ chức.

Bạn đang xem: Ban cán sự đảng là gì


Ở Trung ương: Đảng đoàn, ban cán sự đảng do Bộ Chính trị, Ban Bí thư thành lập và chỉ định nhân sự; được thành lập văn phòng và có biên chế chuyên trách thực hiện công tác tham mưu, giúp việc.


Đảng đoàn được lập ở: [1] Quốc hội, gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thành viên khác [nếu có]; đồng chí Chủ tịch Quốc hội làm Bí thư Đảng đoàn, 1 đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Bí thư Đảng đoàn. [2] Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đoàn thể chính trị - xã hội [Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam] và một số hội quần chúng ở Trung ương do Ban Bí thư thành lập, gồm: Các cán bộ lãnh đạo chủ chốt [là đảng viên] của tổ chức đó và trưởng ban tổ chức - cán bộ; đồng chí Chủ tịch làm Bí thư Đảng đoàn, 1 đồng chí Phó Chủ tịch làm Phó Bí thư Đảng đoàn.


Ban cán sự đảng được lập ở: [1] Chính phủ do Bộ Chính trị thành lập, có 10 thành viên, gồm: Thủ tướng, 5 Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an; thành viên khác [nếu có]; đồng chí Thủ tướng Chính phủ làm Bí thư Ban cán sự đảng, 1 đồng chí Phó Thủ tướng làm Phó Bí thư Ban cán sự đảng. [2] Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước do Ban Bí thư thành lập, cơ cấu gồm Bộ trưởng [hoặc người đứng đầu ngành], các thứ trưởng [hoặc cấp phó của người đứng đầu], vụ trưởng vụ tổ chức - cán bộ; các thành viên khác [nếu có]; đồng chí bộ trưởng hoặc người đứng đầu ngành làm bí thư ban cán sự đảng, 1 đồng chí thứ trưởng hoặc cấp phó của người đứng đầu làm phó bí thư ban cán sự đảng. Số lượng thường từ 5 đến 8 thành viên. [3] Tòa án Nhân dân Tối cao do Ban Bí thư thành lập, gồm: Chánh án, các Phó Chánh án, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - cán bộ; thành viên khác [nếu có]. Đồng chí Chánh án làm Bí thư Ban cán sự đảng, 1 đồng chí Phó Chánh án làm Phó Bí thư Ban cán sự đảng. [4] Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao do Ban Bí thư thành lập, gồm: Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - cán bộ; thành viên khác [nếu có]; đồng chí Viện trưởng làm Bí thư Ban cán sự đảng, 1 đồng chí Phó Viện trưởng làm Phó Bí thư Ban cán sự đảng.

Xem thêm: Nến Nhật Là Gì? Cách Đọc Biểu Đồ Nến Để Giao Dịch Cách Đọc Biểu Đồ Chứng Khoán Hình Cây Nến Ở Nhật


Ở cấp tỉnh: Đảng đoàn, ban cán sự đảng do ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy lập và chỉ định nhân sự. Đảng đoàn được lập ở: Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và một số tổ chức hội cấp tỉnh. Ban cán sự đảng được lập ở: Ủy ban nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân cấp tỉnh. Các thành phần tham gia đảng đoàn, ban cán sự đảng ở các tỉnh, thành phố tương tự như ở Trung ương. Đảng đoàn, ban cán sự đảng ở cấp tỉnh không có văn phòng, cán bộ chuyên trách thực hiện công tác tham mưu, giúp việc.


Nhìn chung, việc thành lập tổ chức đảng đoàn, ban cán sự đảng trong một số cơ quan, đơn vị, tổ chức của hệ thống chính trị và cơ cấu nhân sự cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của từng tổ chức trong mỗi giai đoạn cách mạng. Các đảng đoàn, ban cán sự đảng đã lãnh đạo cơ quan, đơn vị, tổ chức thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác tổ chức - cán bộ; quyết định những chủ trương lớn của ngành, địa phương, tổ chức; bảo đảm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động, góp phần bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội và tính thống nhất trong hệ thống chính trị.


Tuy nhiên, việc quy định một số nội dung về đảng đoàn, ban cán sự đảng còn chưa bao quát hết các tình huống hoặc có nội dung chưa thật sự rõ cần nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng cho phù hợp với thực tiễn hiện nay; cụ thể:


[1]- Đảng đoàn, ban cán sự đảng do cấp ủy cùng cấp lập; lãnh đạo, thuyết phục các thành viên trong tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng. Do đó, cần nghiên cứu để bổ sung vào Khoản 1, Điều 9 của Điều lệ Đảng quy định về cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng cụm từ “trừ một số trường hợp do cấp có thẩm quyền chỉ địnhđể quy định đầy đủ hơn và viết lại là: “Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử dân chủ lập ra, trừ một số trường hợp do cấp có thẩm quyền chỉ định, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.


- Hiện nay, một số tổ chức hội quần chúng, cấp ủy lập đảng đoàn. Do đó, đề nghị nghiên cứu để bổ sung cụm từ: “một số tổ chức hội quần chúng” vào Khoản 1, Điều 42 và viết lại là: “Trong cơ quan lãnh đạo của Nhà nước, mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội, một số tổ chức hội quần chúng cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, do bầu cử lập ra, cấp uỷ cùng cấp lập đảng đoàn... ”.


[3]- Về thực hiện chức năng lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng:


- Đề nghị bổ sung cụm từ “chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội” vào Khoản 3, Điều 42 và viết lại là: “Đảng đoàn lãnh đạo…; lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội”.


- Đề nghị bổ sung cụm từ “chính sách, pháp luật của Nhà nước” vào Khoản 3, Điều 43 và viết lại là: "Ban cán sự đảng…; lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước".


Video liên quan

Chủ Đề