Chức trách của quân nhân phải thực hiện như thế nào?

Mỗi công dân Việt Nam luôn sống và làm việc có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để liên hệ trách nhiệm bản thân trong quân đội nhé!

Liên hệ trách nhiệm bản thân trong quân đội

Một là, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, quần chúng về giá trị, ý nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong Đảng bộ Quân đội tiếp tục quán triệt sâu sắc các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thường vụ Quân ủy Trung ương về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong tình hình mới gắn với nghiên cứu, quán triệt, học tập và thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI và nghị quyết của cấp ủy các cấp.

Hai là, đổi mới nội dung, hình thức học tập, tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở nghiên cứu, học tập Chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, các cơ quan, đơn vị chủ động nghiên cứu, biên soạn các chuyên đề học tập hằng năm có nội dung phù hợp, sát thực tiễn, nhiệm vụ của Quân đội, cơ quan, đơn vị.

Ba là, cụ thể hóa nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các chuẩn mực “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới sát với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng.

Đây là giải pháp quan trọng để thúc đẩy việc chuyển từ “học tập” sang “làm theo” Bác bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, hướng vào thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch, vững mạnh tiêu biểu, trọng tâm là các khâu đột phá được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI.

Bốn là, phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì các cấp.

Việc nêu gương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất quan trọng và có sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo động lực, niềm tin để cán bộ, đảng viên, quần chúng tự nguyện, tự giác noi theo, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

Năm là, coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm.

Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong Đảng bộ Quân đội và toàn quân phải chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị gắn với thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là nội dung, chỉ tiêu xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” và nội dung cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của cán bộ, đảng viên về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật và kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bản thân mỗi chúng ta đều là một công dân Việt Nam. Chính vì thế cần phải nỗ lực học tập và rèn luyện tốt để cống hiến sức lực và tri thức cho đất nước. Bên cạnh đó cũng cần nêu cao tinh thần cảnh giác với các thế lực thù địch, không để những cám dỗ về vật chất tác động đến bản thân, làm suy giảm lòng tin vào Đảng, Nhà nước.

Mỗi người cũng cần phải giữ vững ổn định về tư tưởng chính trị, không để các thế lực thù địch có cơ hội dụ dỗ, lôi kéo. Bên cạnh đó sẽ cần đấu tranh phòng ngừa, phát hiện những âm mưu, thủ đoạn của cá thế lực chống phá.

Chúng ta cũng cần phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn và bản lĩnh chính trị, cũng như cần phải kiên định với đường lối xã hội chủ nghĩa, với lý tưởng của Đảng, với niềm tin của nhân dân. Không những thế bản thân mỗi người cần thường xuyên nâng cao hiểu biết, nhận thức về chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Cần phải đóng góp hết khả năng của mình vào công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đất nước trong thời đại mới, cũng như cần phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của một công dân, chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật của Đảng, Nhà nước.

Bản thân mỗi người cũng cần vận động nhân dân và người thân cần phải chấp hành các quy định của pháp luật, không tham gia vào các tệ nạn xã hội, không để kẻ xấu lợi dụng lôi kéo, làm suy thoái tư tưởng chính trị.

Bên cạnh đó, cần phải phát hiện, tố cáo các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, làm nguy hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Mỗi công dân cần phải tăng cường đoàn kết trong nhân dân, tuyên truyền, làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ gắn bó giữa các dân tộc, tôn giáo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh và thế trận an ninh nhan dân vững chắc.

Mỗi công dân cần phải cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, kiên định về tư tưởng, lập trường, ngăn chặn quá trình tự diễn biến, tự chuyển hóa trong tư tưởng, lối sống.

Bên cạnh đó cũng cần phải xây dựng ý chí tự lực, tự cường và lòng tự hào dân tộc, phát triển kinh tế địa phương đi đối với giữ gìn văn hóa dân tộc và các giá trị truyền thống tốt đẹp.

Có thể bạn quan tâm:

  • Chế độ học tập trong ngày của quân đội

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Liên hệ trách nhiệm bản thân trong quân đội nhân dân”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; tra cứu quy hoạch xây dựng, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 2 thành viên, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: //www.tiktok.com/luatsux
Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với an ninh quốc phòng là gì?

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quân đội và công an tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt công tác, mọi nhiệm vụ, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng và hoạch định đường lối chiến lược về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, đường lối chiến tranh nhân dân, phát triển khoa học quân sự, công tác cán bộ, kỹ thuật hậu cần, công tác đảm bảo trang bị vũ khí…

Quân đội nhân dân là gì?

Quân đội Nhân dân Việt Nam là lực lượng chính của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Theo Bộ Quốc phòng Việt Nam, sứ mệnh của quân đội là “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân“.

5 ra khỏi 5 [1 Phiếu bầu]

Quân nhân là gì

Quân nhân, sĩ quan, hạ sĩ quan là những thuật ngữ quen thuộc khi chúng ta nhắc về lực lượng trong quân đội. Tuy nhiên căn cứ theo quy định pháp luật thì quân nhân là gì? Mời quý khách hàng cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Theo từ điển Tiếng Việt thì quân nhân là một danh từ, chỉ những người phục vụ trong quân đội,  gồm sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ và quân nhân chuyên nghiệp. Quân nhân đang làm việc tại các đơn vị trong quân đội thì được gọi là những người đang phục vụ tại ngũ. Trong đó:

– Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội. Đây là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

– Hạ sĩ quan, binh sĩ [tại ngũ] là công dân đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển. Những người đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân được gọi là hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị.

– Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.

Đối với sĩ quan

Theo Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 thì hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm 03 cấp, 12 bậc:

– Cấp Úy có bốn bậc: Thiếu úy; Trung úy; Thượng úy; Đại úy.

– Cấp Tá có bốn bậc: Thiếu tá; Trung tá; Thượng tá; Đại tá.

– Cấp Tướng có bốn bậc: Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân; Đại tướng.

Đối với quân nhân chuyên nghiệp

Căn cứ Điều 16 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp như sau:

– Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương, gồm:

  • Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;
  • Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;
  • Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp;
  • Đại úy quân nhân chuyên nghiệp;
  • Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp;
  • Trung úy quân nhân chuyên nghiệp;
  • Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp.

– Bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp gồm:

  • Loại cao cấp là Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;
  • Loại trung cấp là Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;
  • Loại sơ cấp là Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp.

Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ

Gồm các cấp bậc quân hàm sau:

  • Thượng sĩ;
  • Trung sĩ;
  • Hạ sĩ;
  • Binh nhất;
  • Binh nhì.

Đối với sĩ quan

Sĩ quan có nghĩa vụ sau đây:

– Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;

– Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hoá, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ;

– Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;

– Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;

– Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với nhân dân.

Đối với quân nhân chuyên nghiệp

– Quân nhân chuyên nghiệp có những quyền sau:

  • Được Nhà nước bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần, chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất nhiệm vụ của Quân đội nhân dân;
  • Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, quân sự, pháp luật và chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với vị trí, chức danh đảm nhiệm;
  • Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

– Quân nhân chuyên nghiệp có nghĩa vụ:

  • Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao;
  • Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật, điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó;
  • Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, quân đội, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
  • Học tập chính trị, quân sự, pháp luật, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và thể lực, nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu phù hợp với từng đối tượng;
  • Quân nhân chuyên nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, thực hiện nghĩa vụ quốc tế, chấp hành điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân, các nghĩa vụ khác của quân nhân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật;
  • Công nhân quốc phòng phải thực hiện nghĩa vụ của người lao động, chấp hành kỷ luật, nội quy lao động theo quy định của pháp luật; viên chức quốc phòng phải thực hiện nghĩa vụ của viên chức theo quy định của Luật viên chức.

Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ

Theo Điều 9 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì hạ sĩ quan, binh sĩ có quyền và nghĩa vụ sau:

– Hạ sĩ quan, binh sĩ được Nhà nước bảo đảm chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân.

– Hạ sĩ quan, binh sĩ có nghĩa vụ:

  • Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ quốc tế;
  • Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;
  • Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân;
  • Học tập chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, ý thức kỷ luật và thể lực; nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi quân nhân là gì mà Công ty Luật ACC cung cấp tới quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau để được hỗ trợ:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:
  • Website: accgroup.vn

Video liên quan

Chủ Đề