Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này

Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này

Để vượt qua vòng phỏng vấn thì việc chuẩn bị kỹ càng và tham khảo trước những câu hỏi phỏng vấn thường gặp là rất quan trọng. Sau đây HRchannels sẽ gửi đến bạn đọc bộ câu hỏi phỏng vấn trong lĩnh vực Bán hàng. Các bạn hãy tham khảo để có thể tự tin hơn khi ứng tuyển việc làm trong lĩnh vực này nhé!

Gợi ý trả lời một số câu hỏi phỏng vấn trong lĩnh vực Bán hàng phổ biến

1- Vì sao bạn muốn làm việc tại công ty chúng tôi?

Với câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu lý do ứng viên muốn làm việc tại công ty của họ và họ cũng muốn tìm hiểu xem ứng viên biết gì về sản phẩm và công ty họ. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng muốn thông qua câu hỏi này để biết được ứng viên có tố chất để làm việc trong lĩnh vực bán hàng hay không. 

Để trả lời câu hỏi này tốt nhất, bạn cần dành thời gian tìm hiểu về sản phẩm và nhà tuyển dụng. Đồng thời bạn cần thể hiện được thái độ tích cực cùng với đam mê được làm việc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Bạn cũng phải thể hiện được khả năng đàm phán và năng lực chốt sales trong mọi tình huống.

2- Bạn định nghĩa như thế nào về dịch vụ khách hàng tốt?

Câu trả lời tốt nhất cần khẳng định rõ rằng, dịch vụ khách hàng tốt cần đáp ứng được tất cả các yêu cầu của khách hàng và phải phù hợp với khách hàng. Cho dù đó là lần đầu tiên khách hàng đến cửa hàng. Nhiệm vụ của người bán hàng chính là phải làm sao để khách hàng cảm thấy họ được chăm sóc và phục vụ tốt nhất. Bên cạnh đó dịch vụ khách hàng tốt còn phải thể hiện được sự tôn trọng và thân thiện với khách hàng.

Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này

3- Hãy kể lại một tình huống mà bạn đã khiến khách hàng vô cùng hài lòng?

Một ứng viên tiềm năng trong lĩnh vực bán hàng phải luôn tràn đầy năng lượng và nhiệt tình tư vấn cho khách hàng một cách chu đáo nhất. Chẳng hạn bạn có thể nói rằng, trong lúc giúp khách hàng thu lượm quần áo trong phòng thay đồ, bạn đã giới thiệu cho khách hàng về chương trình khuyến mãi mới và hỏi xem khách có muốn thử size khác hay không. Hoặc bạn có thể kể về lần khách hàng hỏi mua một mặt hàng đã hết trong toàn bộ hệ thống, nhưng khách hàng không muốn đổi mẫu khác. Lúc đó, bạn đã kiên nhẫn giới thiệu một mẫu khác phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng và khuyến khích họ thử. 

4- Khi gặp phải những khách hàng có thái độ đối đầu, bạn sẽ giải quyết như thế nào?

Công việc bán hàng sẽ phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Có những khách hàng cư xử khá thô lỗ và gay gắt. Khi đó cách tốt nhất là nhân viên bán hàng cần giữ bình tĩnh và cư xử thật hòa nhã. Hãy vận dụng sự khéo léo và tinh tế để xoay chuyển tình huống và giải tỏa sự căng thẳng của khách hàng. Đồng thời cần tìm hiểu nguyên nhân sự việc để có thể giải quyết nhanh chóng và thỏa đáng nhất.

5- Bạn biết gì về sản phẩm của công ty chúng tôi?

Đây là một câu hỏi rất quen thuộc khi phỏng vấn. Tuy nhiên nhà tuyển dụng luôn đánh giá ứng viên rất cao nếu trả lời tốt câu hỏi này. Bởi vì điều đó cho thấy sự nghiêm túc của ứng viên đối với công việc mà họ ứng tuyển. Hơn nữa, để bán được hàng thì việc hiểu rõ về sản phẩm là điều rất cần thiết.

Với câu hỏi này bạn cần tìm hiểu về sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm thành phần, công nghệ sản xuất, giá cả và những điểm nổi bật của sản phẩm.

Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này


>>>>> Xem thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu

6- Điểm mạnh và yếu của bạn khi tương tác với khách hàng là gì?

Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này

Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này

Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này

Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này

Bằng câu hỏi này nhà tuyển dụng có thể xác định được kỹ năng tạo dựng mối quan hệ của ứng viên. Một ứng viên hiểu rõ thế mạnh của mình cho thấy họ nhận thức rõ bản thân phù hợp với nghề bán hàng ra sao. Còn việc dám đối mặt với điểm yếu của bản thân cho thấy ứng viên là người thành thật và biết học hỏi từ thất bại.

Bạn có thể trả lời rằng, điểm mạnh của bạn là khả năng lắng nghe nhưng bạn lại không phải là người hoạt ngôn, nên đôi lúc không giỏi lấy lòng khách hàng. Tuy vậy, hiện tại bạn đang tiếp tục quan sát và cải thiện mỗi ngày để có thể tư vấn cho khách hàng tốt hơn.

7- Mục tiêu dài hạn trong công việc của bạn là gì?

Với câu hỏi này bạn cần khéo léo thể hiện ước muốn được đảm nhận công việc, cũng như thái độ tích cực muốn học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. Bạn nên thể hiện một kế hoạch rõ ràng để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực bán hàng. Đặc biệt mục tiêu nghề nghiệp của bạn có thể mang lại sự phát triển cho doanh nghiệp thì càng tốt.

8- Theo bạn, người làm việc trong lĩnh vực bán hàng cần có những kỹ năng nào?

Nhìn chung một người làm việc trong lĩnh vực bán hàng cần có những kỹ năng sau: kỹ năng giao tiếp, đàm phán, kỹ năng xử lý vấn đề, có khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, đồng thời phải am hiểu về thị trường, sản phẩm và khách hàng. Bên cạnh đó bạn cũng có thể đưa ra một số ý kiến khác dựa trên kinh nghiệm của bản thân.

Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này

9- Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực bán hàng hay chưa?

Đây là câu hỏi vô cùng phổ biến khi tuyển dụng nhân viên trong lĩnh vực bán hàng. Thông qua cách trả lời của ứng viên mà nhà tuyển dụng có thể đánh giá được năng lực của họ.

Với câu hỏi này bạn nên trả lời thành thực nhất những kinh nghiệm mà mình có. Nhất là bạn nên lựa chọn những kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng để gia tăng lợi thế cạnh tranh.

10- Bạn sẽ dựa vào điều gì để đánh giá năng lực của một người làm việc trong lĩnh vực bán hàng?

Bạn sẽ thường gặp câu hỏi này khi phỏng vấn tại các công ty lớn. Đây là một câu hỏi tương đối khó đối với các ứng viên. 

Trong thực tế thì cách tốt nhất để đánh giá năng lực của người làm việc trong lĩnh vực bán hàng là doanh số bán hàng. Đó có thể là doanh số theo tuần hoặc theo tháng. Người có năng lực càng tốt thì doanh số bán hàng càng cao và ngược lại.

Một số câu hỏi phỏng vấn trong lĩnh vực Bán hàng khác

1- Bạn hãy giới thiệu về bản thân?

2- Bạn biết gì về khách hàng của chúng tôi? 

3- Theo bạn điều gì là yếu tố quyết định hành vi mua hàng của khách hàng?

4- Bạn đánh giá như thế nào về sản phẩm của công ty chúng tôi?

5- Bạn sẽ tư vấn những gì về sản phẩm cho khách hàng?

6- Với những khách hàng khó tính bạn sẽ xử lý như thế nào?

7- Khi gặp phải lời phê bình, bạn sẽ xử lý như thế nào?

8- Theo bạn kỹ năng tính toán có lợi như thế nào đối với việc bán hàng?

9- Bạn dùng cách gì để chốt sales nhanh nhất?

10- Bạn đã từng làm gì để gia tăng doanh số, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian?

Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này


>>>> Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc

11- Sản phẩm mà bạn đạt được doanh số cao nhất là gì?

12- Điều gì tạo nên động lực thúc đẩy bạn trở thành một nhân viên giỏi?

13- Bạn thích điều gì ở lĩnh vực bán hàng?

14- Bạn đã từng gặp khó khăn gì trong lĩnh vực bán hàng? Bạn vượt qua điều đó như thế nào?

15- Bạn có sẵn sàng tăng ca hay không? 

16- Bạn có cảm thấy khó khăn khi phải gọi điện chào hàng hay không?

17- Khi không đạt doanh số bạn sẽ báo cáo với cấp trên như thế nào?

18- Bạn có thể thực hiện một cuộc gọi chào hàng với tôi ngay bây giờ hay không? 

19- Bạn đã làm những gì để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn ngày hôm nay?

20- Bạn rèn luyện kỹ năng bán hàng như thế nào?

21- Bạn đã từng phạm sai lầm trong công việc hay chưa? Bạn học được gì từ sai lầm đó?

22- Đánh giá tồi tệ nhất bạn từng nhận được trong công việc bán hàng là gì? Bạn đã thay đổi điều đó như thế nào?

23- Bạn sẽ làm gì để tạo nên sự khác biệt khi cùng thực hiện một chu trình bán hàng như những người khác?

24- Nếu trúng tuyển, bạn muốn được đào tạo những kỹ năng gì trước khi bắt đầu làm việc?

25- Bạn có câu hỏi gì hay không?

Trên đây là bộ câu hỏi phỏng vấn trong lĩnh vực Bán hàng phổ biến nhất mà HRchannels đã tổng hợp lại. Hy vọng với những câu hỏi này các bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn của mình. Chúc các bạn sớm tìm được việc làm đúng như mong đợi và thành công trong sự nghiệp!
 

HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080

Email: /

Website: www.hrchannels.com

Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam