Băng huyết kéo dài bao lâu

Sau quá trình vượt cạn thì người phụ nữ còn phải trải qua một giai đoạn đầy khó khăn nữa đó là hậu sản. Sản dịch sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường, tuy

Sản dịch là gì? Sau khi bé sinh ra và nhau được thoát ra ngoài, tử cung của người mẹ sẽ co lại tạo thành một khối cầu an toàn, tử cung co hồi tốt giúp khả năng cầm máu, hạn chế mất máu sau sinh. Những ngày tiếp theo khả năng co hồi tử cung giảm đi. Tử cung ban đầu ta có thể sờ thấy ngay dưới rốn, mỗi ngày sự co hồi nhỏ dần khoảng 1 - 1,5cm, đến ngày thứ 13 tử cung co hồi nằm trong tiểu khung của người mẹ ta sẽ không còn sờ thấy nữa. Sau mỗi ngày tử cung co hồi là sự thoát chất dịch từ lòng tử cung ra ngoài theo đường âm đạo, đó chính là sản dịch.

Sản dịch được cấu tạo bởi những mảnh vụn của lớp nội mạc tử cung, những cục máu đông nhỏ từ vết thương nơi nhau bám, phần sót lại nước ối và  chất dịch tiết từ vết thương ở cổ tử cung, âm đạo do sự sinh đẻ gây ra. Ra sản dịch sau sinh còn gọi là quá trình hậu sản. Hậu sản ở mỗi người biểu hiện khác nhau, có người ra nhiều, có người ra ít, người ra dài ngày, người chỉ vài ngày là hết, tùy theo cơ địa khác nhau.

Mẹ bầu sinh mổ sau bao lâu thì hết sản dịch? Như đã nói ở trên sản dịch sau sinh ra ít hay nhiều, kéo dài vài ngày hay vài tuần còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi sản phụ. Thông thường quá trình ra sản dịch sẽ kéo dài từ 2 – 6 tuần sau khi sinh với đặc điểm như sau: 3 ngày đầu tiên sản dịch sẽ ra rất nhiều và có màu đỏ tươi, rồi nhạt dần, chuyển sang màu hồng. 7 đến 10 ngày tiếp theo ngoài màu còn có thêm các tế bào niêm mạc nên sản dịch sẽ có màu trắng và vàng nhạt.

Riêng với người phụ nữ sinh mổ thì nhanh nhất là khoảng 20 ngày sản dịch mới ra hết. Thậm chí một số người còn kéo dài đến 45 ngày.

Sau thời gian này thì trong vòng 1 tuần tiếp theo bạn sẽ thấy bị ra máu đỏ tươi với lượng ít. Đây được gọi là kinh non và là hiện tượng sinh lý bình thường khi mà niêm mạc tử cung phục hồi sớm. Nhiều thai phụ lo lắng khi sinh mổ hơn 1 tháng vẫn chưa hết sản dịch. Như đã nói ở trên sản dịch thường hết trong vòng 20 ngày, có thể kéo dài đến 45 ngày nhưng trường hợp này rất ít. Nếu sau 6 tuần, sản phụ vẫn thấy ra sản dịch có máu kèm mùi hôi, sốt 38 -39 độ, bụng dưới căng tức thì nhiều khả năng chị em đã bị bế sản dịch, đây là tình trạng do sản dịch vẫn còn trong tử cung. Tình trạng bế sản dịch rất nguy hiểm bởi vậy chị em cần đến bệnh viện ngay lập tức để được khám và điều trị kịp thời.

Những lưu ý quan trọng trong quá trình hậu sản Trong suốt quá trình hậu sản, mẹ bầu cần theo dõi quan sát lượng sản dịch, màu sắc, trạng thái,  thời gian ra máu

Nếu sản dịch sau sinh mổ có mùi hôi, hay màu nâu thẫm thì đó là dấu hiệu của sự viêm nhiễm khoang tử cung. Sản dịch ra nhiều, kéo dài thì có thể là do nhau thai vẫn còn sót lại đâu đó, bạn cần đi khám bác sĩ ngay.

Ngược lại sản dịch sau sinh mổ ra ít hoặc không có, kèm hiện tượng sốt, bụng dưới căng tức, đau thì có thể bạn đã bị bế sản dịch. Đây là điều nguy hiểm, nếu không phát hiện, chữa trị kịp thời sẽ gây nhiễm trùng, thậm chí hoại tử tử cung. Để tránh bị viêm nhiễm thì chị em hạn chế sử dụng tampon để thấm sản dịch. Các bác sĩ, chuyên gia sinh sản đều khuyên chị em sử dụng băng vệ sinh chuyên dụng cho phụ nữ sau sinh. Và thay băng cứ sau mỗi 3 – 4 giờ. Chăm sóc và giữ gìn vùng kín sạch sẽ, vệ sinh bằng cách dùng nước đun sôi để nguội hoặc dung dịch vệ sinh pha loãng. Khi sinh mổ sản phụ sẽ rất đau và mất nhiều máu. Tuy nhiên, họ chỉ nên nằm nghỉ ngơi khoảng 8 tiếng. Sau đó phải xuống giường tập đi để trị táo bón sau sinh, cũng như rút ngắn quá trình hậu sản. Trong thời gian ở cữ, mẹ sau sinh vẫn phải duy trì vận động nhẹ nhàng, nằm nghiêng bên trái, bên phải để lưu thông máu tốt, tử cung được co bóp. Từ đó giúp sản dịch được đẩy ra ngoài nhanh hơn.

Ngoài ra, đối với người đang trong quá trình mang bầu thì phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất, nhất là sắt và axit folic. Điều này sẽ tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé, đồng thời tránh rủi ro nguy hiểm khi vượt cạn, cũng như sau sinh.

Là một trong những biến chứng sản khoa dễ gặp ở các bà mẹ sau sinh, băng huyết là nguyên nhân hàng đầu gây ra các ca tử vong trên thế giới. Hãy tìm hiểu những nguyên nhân và cách phòng ngừa hiện tượng băng huyết.

Băng huyết là gì?

Băng huyết sau sinh là hiện tượng chảy máu ồ ạt qua âm đạo trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Với những người bình thường, lượng máu trung bình sẽ mất khoảng 400ml trong ngày đầu tiên. Tuy nhiên, nếu trong vòng 24 giờ sau sinh mà lượng máu chảy ra nhiều hơn 500ml ngày thì đó là dấu hiệu đáng lo ngại.

Dấu hiệu băng huyết sau sinh

Nhiều chị em chủ quan không biết mình bị băng huyết sau sinh mà chỉ nghĩ là hiện tượng sau sinh bình thường, dẫn đến các hậu quả đáng tiếc. Một số dấu hiệu băng huyết sau sinh chị em có thể tham khảo như:

  • Máu từ cơ quan sinh dục chảy ra nhiều, dữ dội, có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm.
  • Máu chảy ứ trong buồng tử cung làm tử cung tăng thể tích, to dần theo bề ngang và mềm nhão.
  • Tùy theo lượng máu mất, người bệnh sẽ bị tụt huyết áp, vã mồ hôi, chóng mặt,  tim đập nhanh…

Nhiều chị em chủ quan không biết mình bị băng huyết sau sinh dẫn đến các hậu quả đáng tiếc

Nguyên nhân gây ra băng huyết

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng băng huyết. Trong đó có các nguyên nhân cơ bản như  sau:

  • Do quá trình sinh nở không an toàn, mẹ bị sót nhau, hoặc gặp các vấn đề tổn thương ở tử cung và âm đạo.
  • Nạo hút thai không bảo đảm, xảy ra băng huyết kéo dài.
  • Mẹ mang thai ở tuổi sau 35 tuổi, con trên 4kg, sinh mổ có tiền sử băng huyết sau sinh cao hơn.

Ảnh hưởng của băng huyết thế nào?

Nếu không có các biện pháp xử trí kịp thời thì biến chứng băng huyết sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe chị em, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp. Trong đó ảnh hưởng băng huyết thể hiện rõ ở:

  • Cơ thể bị choáng, mệt mỏi, các chức năng khác bị giảm sút
  • Cơ quan sinh sản dễ bị viêm nhiễm
  • Mất máu quá nhiều dẫn đến các bệnh lý về máu
  • Nặng nhất sẽ dẫn đến tử vong

Băng huyết có ảnh hưởng đến các bà mẹ thế nào?

Băng huyết phải điều trị như thế nào?

Hiện nay, tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà có phương pháp chữa trị thích hợp từ các bài thuốc dân gian cho tới sự hỗ trợ của y học.
Các bài thuốc dân gianHoa hồng là một bài thuốc dân gian chữa trị băng huyết đặc biệt công hiệu: Lấy cánh hoa hồng mới nở ngâm trong một bình chứa 01 lít nước sôi và đậy kín khoảng 30 phút. Sau đó lọc lấy nước hòa với đường và uống tới khi nào cầm được máu.Ngoài ra, dùng hoa gạo, kim ngân và cỏ sẹo gà trộn cùng với nhau, đem đun sôi và lấy nước uống hàng ngày.

Điều trị tại cơ sở y tế uy tín

Bệnh nhân cần tới tiến hành kiểm tra sức khỏe và làm các thủ tục xét nghiệm cần thiết để có cách điều trị thích hợp.

Trong thời gian chữa bệnh, bệnh nhân nên nằm đầu thấp, có thể thở oxy nếu bệnh nặng kết hợp cùng với việc xoa bóp để đảm bảo máu lưu thông linh hoạt, tránh tập trung vào âm đạo quá nhiều. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng một số loại thuốc cầm máu nhưng không nên sử dụng bừa bãi, ảnh hưởng đến tính mạng.

Băng huyết – biến chứng nguy hiểm cần theo dõi sau sinh

Trên đây là những thông tin cần biết về “Băng huyết – biến chứng nguy hiểm sau sinh” được nhiều chị em quan tâm. Nếu cần tư vấn kỹ hơn, xin vui lòng gọi điện đến Tổng đài Bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 55 88 92 hoặc số điện thoại đường dây nóng 0936 388 288.

Video liên quan

Chủ Đề