Bảo mật trong cơ sở dữ liệu là gì năm 2024

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021, đã có 1.767 vi phạm được báo cáo, với gần 19 tỷ bản ghi đã bị xâm phạm và 12,723 lỗ hỗng được tìm thấy. Kết quả càng ngày càng đang lo ngại, đưa ra một thông điệp rõ ràng về sự cần thiết của các biện pháp bảo mật Cơ Sở Dữ Liệu hiệu quả.

Đối với CSDL, các biện pháp an toàn bảo mật có khác biệt với các biện pháp được áp dụng cho các website. Các biện pháp bảo vệ thường tập trung vào các hệ thống vật lý, máy chủ và quản lý nhân sự nội bộ. Tuy nhiên, điều quan trong không kém là bảo vệ CSDL của bạn để giảm thiểu các xu hướng ấn công tiềm tàng mà các tội phạm mạng có thể khai thác.

Hãy điểm qua 10 biện pháp tốt nhất có thể giúp tăng cừng sự an toàn cho các dữ liệu nhảy cảm trong CSDL

1. Triển khai bảo mật vật lý

Các trung tâm dữ liệu hoặc máy chủ có thể dễ bị tấn công vật lý từ bên ngoài hoặc thậm chí từ nội bộ. Nếu kẻ tấn công có quyền truy cập vào máy chủ cơ sở dữ liệu vật lý, dữ liệu có thể bị lấy cắp, làm hỏng dữ liệu hoặc thậm chí chèn phần mềm độc hại để giành quyền truy cập từ xa. Nếu không có các biện pháp bảo mật bổ sung, thường rất khó phát hiện các loại tấn công này vì chúng có thể vượt qua các giao thức bảo mật kỹ thuật số.

Khi chọn dịch vụ cung cấp hạ tầng, cần đảm bảo rằng đó là một công ty có thành tích tốt về việc coi trọng các vấn đề bảo mật. Tốt nhất bạn nên tránh các dịch vụ lưu trữ miễn phí, thiếu những cam kết về bảo mật.

Nếu sở hữu hệ thống hạ tầng riêng, bạn nên bổ sung thêm các biện pháp an ninh vật lý như camera, khóa và nhân viên an ninh. Hơn nữa, mọi truy cập vào các máy chủ vật lý phải được ghi lại và chỉ được cấp cho những người cụ thể để giảm thiểu rủi ro.

2. Tách biệt máy chủ CSDL

Cơ sở dữ liệu yêu cầu các biện pháp bảo mật chuyên biệt để giữ an toàn trước các cuộc tấn công. Hơn nữa, việc đặt CSDL của bạn trên cùng một máy chủ web của bạn cũng khiến dữ liệu dễ bị tấn công hơn.

Điều cần tránh là đặt cả website, dữ liệu không quan trọng và dữ liệu nhạy cảm trên cùng một máy chủ. Dù website được bảo vệ bởi các biên pháp bảo mật web, nhưng CSDL thì có thể không, và có thể bị bị tấn công thông qua trang web hay các nền tảng dịch vụ trực tuyến. Để giảm thiểu những rủi ro bảo mật này, hãy tách các máy chủ cơ sở dữ liệu của bạn khỏi mọi dịch vụ khác. Ngoài ra, hãy sử dụng thông tin bảo mật thời theo gian thực, giám sát riêng các sự kiện truy cập đến CSDL để có những hành động ngay lập tức trong trường hợp phát hiện vi phạm.

3. Thiết lập máy chủ proxy HTTPS

Máy chủ proxy đánh giá các yêu cầu được gửi từ máy trạm trước khi truy cập vào máy chủ cơ sở dữ liệu. Theo một cách nào đó, máy chủ này hoạt động như một người cổng trung gian ngăn chặn các yêu cầu không được phép. Các máy chủ proxy phổ biến nhất dựa trên HTTP. Tuy nhiên, nếu cần xử lý thông tin nhạy cảm như mật khẩu, thông tin thanh toán hoặc thông tin cá nhân, hãy thiết lập máy chủ HTTPS. Bằng cách này, dữ liệu đi qua máy chủ proxy cũng được mã hóa, cung cấp một lớp bảo mật bổ sung.

4. Tránh sử dụng các cổng mạng mặc định

Khi cài đặt các CSDL, đơn vị triển khai thường sử dụng các thiết lập truy cập qua các cổng mặc định (Vd: CSDL Oracle là cổng 1521), và các cổng mặc định này thường được sử dụng trong các cuộc tấn công. Khi không sử dụng các cổng mặc định, kẻ tấn công mạng nhắm mục tiêu vào máy chủ của bạn phải thử và do tìm trên các cổng khác nhau, mất thêm thời gian và công sức thực hiện.

5. Giám sát cơ sở dữ liệu theo thời gian thực

Liên tục giám sát cơ sở dữ liệu để tìm các truy cập khả nghi sẽ tăng cường bảo mật và cho phép bạn phản ứng với các cuộc tấn công tiềm tàng. Các giải pháp như Oracle Audit Vault có thể ghi lại tất cả các hành động được thực hiện trên máy chủ của cơ sở dữ liệu và cảnh báo chủ động khi có bất kỳ vi phạm nào. Ngoài ra, có thể thiết lập giao thức leo thang (escalate) trong việc ra xử lý trong trường hợp có thể xảy ra các cuộc tấn công để giữ cho dữ liệu nhạy cảm của bạn an toàn hơn nữa.

Một khía cạnh khác cần xem xét là thường xuyên kiểm tra và tổ chức các cuộc tấn công thử nghiệm, nhằm phát hiện ra các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn và vá chúng trước khi có kẻ tấn công khai thác.

6. Sử dụng tường lửa cơ sở dữ liệu

Bảo mật trong cơ sở dữ liệu là gì năm 2024

Tường lửa (Firewall) là một giải pháp thường được dùng trong các giải pháp an ninh cho hệ thống công nghệ thông tin. Ngoài việc tường lửa cho hệ thống mạng, cần cân nhắc kết hợp với hệ thống tường lửa chuyên dụng cho CSDL. Ví dụ như giải pháp tường lửa trong sản phẩm AVDF có thể cung cấp bảo vệ với 2 chế độ

  • Out-of-band: giám sát các truy xuất trực tiếp vào CSDL mà không ảnh hưởng đến tốc độ kết nối
  • Proxy: là trung gian giữa nguồn kết nối và CSDL, giám sát và trực tiếp ngăn chặn rủi ro từ truy cập trái phép.

7. Triển khai các giao thức mã hóa dữ liệu

Mã hóa dữ liệu của bạn không chỉ quan trọng cho việc giữ bí mật kinh doanh của tổ chức mà còn cần thiết khi lưu trữ thông tin nhạy cảm của người dùng. Việc thiết lập các giao thức mã hóa dữ liệu làm giảm nguy cơ vi phạm / đánh cắp dữ liệu. Khi dữ liệu được mã hóa, ngay cả khi kẻ xấu đã lấy được dữ liệu từ hệ thống thì cũng không đọc và khai thác được nó.

8. Thường xuyên sao lưu CSDL

Cơ sở dữ liệu cần thường xuyên được sao lưu với chiến lược và được lên lịch hợp lý, và cần được đảm bảo là bản sao lưu có thể dùng để khôi phục. Điều này làm giảm nguy cơ mất thông tin do các cuộc tấn công hoặc phá hoại dữ liệu. Bên cạnh đó, cần đảm bảo rằng bản sao lưu cũng được mã hóa và lưu trữ trên một máy chủ khác với máy chủ CSDL. Điều này đảm bảo CSDL có thể được phục hồi và an toàn nếu máy chủ cơ sở dữ liệu chính bị xâm phạm hoặc vẫn không thể truy cập được.

9. Luôn cập nhật

Nghiên cứu cho thấy cứ 10 ứng dụng thì có 9 ứng dụng không được cập nhật bản vá mới nhất. Điều này tạo ra rủi ro bảo mật nghiêm trọng, vì nguồn tấn công có thể bắt đầu từ bất cứ một thành phần nào trong hệ thống, kể cả là các phần mềm phụ, plugin, ứng dụng bên thứ ba. Luôn cập nhật các bản vá mới nhất được cung cấp từ hãng cho phần mềm CSDL, và cả các phần mềm ứng dụng khác trong hệ thống.

10. Sử dụng phương thức xác thực người dùng mạnh

Theo nghiên cứu gần đây nhất của Verizon, 80% các vụ vi phạm dữ liệu là qua mật khẩu. Rõ ràng là chỉ riêng mật khẩu không là không đủ, với lỗi chủ yếu từ phía người dùng khi sử dụng các mật khẩu dễ đoán và dễ bị đánh cắp. Để khắc phục việc này, cần thêm một lớp bảo mật khác vào cơ sở dữ liệu của bạnvới quy trình xác thực đa thành phần. Ngoài ra, có thể thiết lập để chỉ cho phép các địa chỉ IP xác định được phép truy cập vào cơ sở dữ liệu để giảm thiểu nguy cơ vi phạm tiềm ẩn.

Có thể thấy, giữ cơ sở dữ liệu của bạn an toàn trước các cuộc tấn công độc hại là một nỗ lực từ nhiều phía, từ máy chủ vật lý đến phần mềm, và hành vi củ người dùng. Mặc dù việc vi phạm dữ liệu ngày càng trở nên thường xuyên hơn, nhưng việc duy trì các giao thức bảo mật mạnh sẽ làm giảm nguy cơ trở thành mục tiêu và tránh cho việc mất mát thông tin trong CSDL.

Reference: https://www.tripwire.com/state-of-security/featured/database-security-best-practices-you-should-know/

Thế nào là bảo mật thông tin trong cơ sở dữ liệu?

Bảo mật thông tin (Information Security) là hoạt động duy trì, đảm bảo cho thông tin dữ liệu được lưu trữ, lan truyền một cách an toàn nhằm ngăn chặn những truy cập, hành vi trái phép liên quan tới tài sản, dữ liệu, thông tin riêng của tổ chức và cá nhân.

An toàn thông tin trong cơ sở dữ liệu là gì?

An toàn thông tin được hiểu là hành động phòng ngừa, ngăn cản sự truy cập, tiết lộ, chia sẻ, phát tán, ghi lại, sử dụng hoặc phá hủy những thông tin khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu.

Tại sao cần phải bảo mật thông tin?

Bảo mật dữ liệu giúp bạn bảo vệ dữ liệu nhạy cảm trong suốt vòng đời dữ liệu, hiểu rõ về ngữ cảnh hoạt động và dữ liệu của người dùng cũng như ngăn chặn việc sử dụng dữ liệu trái phép. Bảo mật dữ liệu bao gồm việc nắm rõ dữ liệu bạn có và vị trí lưu trữ, cũng như xác định mối đe dọa đối với dữ liệu đó.

Đâu là mục tiêu chính của việc bảo mật cơ sở dữ liệu?

Mục đích của việc bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin là gì: – Phòng ngừa hiện tượng đánh cắp dữ liệu. – Ngăn chặn tin tặc đánh cắp danh tính. – Tránh hậu quả dính tới pháp luật.