Bao nhiêu cây xanh bị đổ trong chiều 29 8 năm 2024

Ghi nhận sau trận bão số 1 vừa qua, hầu hết các tuyến phố, quận huyện đều có cây xanh bị gãy, đổ. Nhiều nhất là ở địa bàn quận Hà Đông, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng và Đống Đa.

Người xưa nói "có sâu rễ mới bền gốc". Nhưng thực tế, ở Hà Nội, hiện nay, môi trường sống của cây xanh đang bị xâm hại nghiêm trọng. Do phát triển đô thị, hạ ngầm các công trình, nên diện tích đất dành cho trồng cây ở Hà Nội đã bị thu hẹp. Rễ cây bị hạn chế cắm sâu mà chỉ cắm ngang vào đất. Tuy nhiên, khi phát triển ngang, rễ cây cũng bị chặt đứt trong quá trình cải tạo, chỉnh trang vỉa hè. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho cây xanh dễ bị đổ khi có tác động của các đợt gió và lốc xoáy. Ngoài ra, mực nước ngầm của Hà Nội đang bị ô nhiễm, khiến cho hệ thống rễ cây khó phát triển theo chiều sâu.

Bộ rễ là vậy. Khi cây sống trưởng thành, phía gốc cây cũng bị người dân Thủ đô xâm hại bằng nhiều cách như đổ nước sôi, đổ dầu luyn, lên gốc vì "can tội" nằm chắn ngang mặt tiền, cửa hàng kinh doanh. Như trên đường Lò Đúc, trước cửa ngôi nhà số 43, gốc một cây sao đen có tuổi đời gần 100 năm, luôn phải đeo thêm một "khối u", do mỗi ngày, người dân đặt bếp than tổ ong đun nấu bên cạnh. Một nửa thân cây luôn ở tình trạng cháy xém, chết hết phần vỏ.

Khi cây xanh bị đổ, gãy đã không ít người dân Thủ đô tỏ ra xót xa, tiếc nuối. Song, có một thực tế mà nhiều người biết, đó là việc xây dựng những ngôi nhà cao tầng, khiến không gian sống của cây xanh đường phố bị thu hẹp. Khi đó, cây thường có xu hướng nghiêng ra phía mặt đường để lấy ánh sáng. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng cây bị nghiêng, mất cân bằng giữa tán cây và hệ thống rễ khiến cây gãy đổ khi có mưa bão.

Chưa hết, người ta còn đóng đinh, treo biển quảng cáo, hay chằng những dây đèn trang trí, dây cáp viễn thông vào quanh thân, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh trưởng của cây.

Còn tùy tiện trong cách trồng

Mục tiêu chung đến năm 2020, Hà Nội sẽ tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong công tác tổ chức, quản lý cây xanh trên địa bàn 12 quận nội thành; trong đó, có việc trồng 1 triệu cây xanh. Để thực hiện được mục tiêu này, Hà Nội đã tham vấn các nhà khoa học, các cơ quan chuyên môn về chủng loại cây đô thị trồng trên địa bàn thành phố để lựa chọn các giống cây như Muồng Hoàng Yến; Phượng; Bằng Lăng nước; Hoàng Lan; Ngọc Lan trắng; Sếu; Sấu, Sao đen; Trẹo; Long não; Lát hoa; Vàng Anh; Muồng nhạt; Giáng Hương; Nhội và Sưa trắng.

Đi kèm với mục tiêu này, Hà Nội đưa ra các giải pháp; trong đó, có việc xã hội hóa việc trồng cây xanh và dùng tiền ngân sách để trồng chăm sóc, duy tu hệ thống cây xanh, công viên thảm cỏ.

Việc xã hội hóa trồng cây cũng được nhiều đơn vị, doanh nghiệp hưởng ứng. Họ mua cây, rồi trồng, sau khi cây sống sẽ bàn giao cho Công ty TNHH MTV công viên cây xanh thành phố quản lý, chăm sóc tiếp. Chính việc các "mạnh thường quân" được chủ động chọn chủng loại cây đến cách thức trồng, dẫn đến cách làm tùy tiện của một số doanh nghiệp. Thế mới xảy ra chuyện, khiến dư luận Thủ đô cũng như cả nước khó quên về vụ việc cây Vàng tâm hay cây Mỡ được trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh.

Thêm nữa, ở một số khu chung cư, đô thị, ban quản trị hoặc chủ đầu tư cũng mua cây về trồng theo cách riêng của họ. Do không có sự đồng nhất về mặt quy cách, đến việc giám sát, hậu kiểm, mới có chuyện khi mưa bão cây bật gốc, lộ rõ bầu của cây còn quấn nilon, bao lưới...

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, nhằm thống nhất việc trồng cây trên địa bàn thành phố, cơ quan này đã ban hành quy trình trồng cây xanh; đồng thời tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học để xây dựng danh mục các loại cây phù hợp nhất với thổ nhưỡng và khí hậu của Hà Nội.

Việc trồng cây xanh ở Hà Nội rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, cần được thực hiện một cách khoa học, có trách nhiệm nhằm phát huy tốt giá trị bảo vệ môi trường, hạn chế tình trạng cây bị sâu mục, gãy đổ, mỗi khi xảy ra bão, gió gây ra thiệt hại về người và của cho Thủ đô./.

Đã nhiều năm qua, các cơ quan chức năng, các đơn vị chăm sóc cây xanh cho nghiên cứu, tìm tòi học hỏi chăm sóc cây xanh nhưng dường như chưa thật sự đạt hiệu quả. Cuối cùng dường như “ông trời” lại là nơi người ta quy trách nhiệm.

Dường như năm nào cũng có người tử vong

Điểm lại những vụ tai nạn nghiêm trọng trên địa bàn TP Hà Nội do cây gãy, đổ, có thể kể đến như: Ngày 7/6/2014, cây đổ trên đường Hùng Vương (quận Ba Đình, Hà Nội) khiến một tài xế taxi tử vong. Sáng 8/8/2013, một cây muồng trên phố Bà Triệu (quận Hai Bà Trưng) bất ngờ đổ xuống làm chết một người đi đường.

Ngày 5/9/2013, một cây xà cừ lớn cũng trên phố Bà Triệu đã bất ngờ bật gốc, đổ xuống đè lên chiếc xe buýt đang lưu thông trên đường. Đầu tháng 8/2012, một cây xà cừ trên phố Lò Đúc đổ đè bẹp chiếc taxi, khiến một tài xế chết tại chỗ.

Trong đó, trận giông lốc xảy ra vào ngày 13/6/2015 được xem là kinh khủng nhất khi khiến 2 người tử vong do bị cây đổ đè vào đều xảy ra ở quận Hai Bà Trưng; 5 người bị thương. Cơn giông cũng khiến 1.000 cây xanh bị đổ, trong đó có nhiều cây đường kính lớn; 139 căn nhà bị tốc mái (quận Hoàng Mai 28, Long Biên 10, Nam Từ Liêm 100...; 13 ôtô và nhiều xe máy bị hư hại; mất nguồn tại hơn 170 trạm điện, gãy 21 cột điện…

Tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 26 - 30/8/2016, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 3 vụ cây đổ đè trúng người dân khiến 2 nạn nhân tử vong, 1 người bị trọng thương. Cụ thể, trong cơn mưa lớn chiều 28/8 đã khiến cây dầu cổ thụ trên đường An Dương Vương (phường 3, quận 5, TP HCM) bất ngờ bị bật gốc. Thân cây đổ sập ra đường, đè trúng chiếc ô tô 4 chỗ và 8 chiếc xe máy. Đáng tiếc hơn, anh Từ Minh Khải (25 tuổi, quê Kon Tum) đang ngồi trước nhà bị cây đè trúng bất tỉnh, tử vong sau đó vì chấn thương sọ não.

Trước đó hai ngày, bà Trương Thị Ngọc Mai (60 tuổi, ngụ quận 1) đang đi thể dục trong công viên Tao Đàn (phường Bến Thành, quận 1) bị nhánh cây gãy, rơi xuống đè trúng người. Bà Mai đã tử vong sau 3 ngày cấp cứu vì chấn thương quá nặng.

Ngày 25/11/2018, bão số 9 trong cơn mưa kèm gió mạnh, cây xanh đường kính khoảng một mét trên đường Nguyễn Văn Linh qua địa bàn xã Bình Hưng (huyện Bình Chánh, TP HCM) bất ngờ bật gốc ngã ra đường đè trúng một người đàn ông. Sau đó, người dân và lực lượng chức năng đưa đi cấp cứu. Chiều tối cùng ngày, nạn nhân là ông Nguyễn Văn Tân (58 tuổi, quê Đồng Tháp) đã tử vong tại bệnh viện.

Trước thực trạng trên người dân hết sức lo lắng cũng như quan ngại về tình trạng cây xanh gãy, đổ trên địa bàn các thành phố lớn.

“Hôm đó gió thổi rất mạnh, người điều khiển xe đạp, xe máy bị ngã, đổ hàng loạt. Hàng trăm người bỏ xe giữa đường chạy vào các hàng quán tránh bão. Rất nhiều người bị ngã, nhiều chị em bị cả chiếc xe đè lên người. Đến đầu giờ chiều, trên vỉa hè tại tòa nhà Golden Palace khu vực ngã năm Mễ Trì vẫn ngổn ngang cây đổ, biển quảng cáo rơi, đó là khoảng năm 2016” - anh Trịnh Văn Trường, Mễ Trì, Quận Bắc Từ Liêm nói về những ngày đầu tiên đến Hà Nội sinh sống chứng kiến cảnh mưa bão, cây đổ ảnh hưởng đến giao thông, an toàn của người dân.

“Sống ở Hà Nội nhiều năm rồi giờ tôi cũng quen tình trạng cây đổ, biển quảng cáo rơi mỗi khi mưa bão. Mỗi khi như thế tôi chỉ ra đường khi thực sự cần thiết. Năm nào báo chí cũng nhắc, cũng thông tin mưa bão, cây đổ, gãy gây tai nạn. Nhẹ thì hỏng ô tô, xe máy nặng thì dẫn đến chết người, nghĩ mà sợ.

Vừa rồi đầu tháng 7/2019 do ảnh hưởng của bão số 2, tại phố Trích Sài (phường Bưởi, quận Tây Hồ), một cây xanh bất ngờ đồ xuống đường khiến 2 người phụ nữ đi xe máy bị thương. Mấy hôm sau tại Trung Liệt (phường Trung Liệt, quận Đống Đa), một cây cổ thụ bị mục đã đổ ngang đường. May mắn vụ việc không làm ai bị thương nhưng đó cũng là hồi chuông báo động, cho thấy cần phải xử lý cây xanh có nguy cơ gẫy đổ, nhất là thời điểm mùa mưa bão đang đến gần” - anh Trường cho biết thêm.

Bao nhiêu cây xanh bị đổ trong chiều 29 8 năm 2024

Cắt tỉa cây có nguy cơ gãy đổ

Để phòng ngừa hiện tượng cây gãy đổ sau mỗi trận mưa, bão, Hà Nội đã, đang thực hiện nhiều nhiệm vụ ưu tiên, cắt tỉa cành cây trước mùa mưa bão năm nay (2019).

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đầu tháng 6/2019 các đơn vị đã thực hiện cắt tỉa 30.173 cây nguy hiểm, nặng tán.

Cụ thể, tại khu vực nội thành, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội đã cắt tỉa 12.491 cây trên 159 tuyến phố, đạt 44% kế hoạch. Trong đó, cắt tỉa khoảng 10.000 cây nặng tán. Ngoài ra, đơn vị cũng thực hiện cắt tỉa, hạ độ cao 1.005 cây xà cừ trên 47 tuyến phố; chằng chống, gia cố 13.935 bộ cọc chống với cây mới trồng.

Tại khu vực ngoại thành, các đơn vị thực hiện gói thầu hoàn thành cắt tỉa 17.682 cây trên 53 tuyến đường, đạt 41% kế hoạch, trong đó, tập trung cắt tỉa 12.431 cây nặng tán, đồng thời, cắt tỉa hạ độ cao 854 cây xà cừ.

Theo kế hoạch, việc cắt tỉa cây nêu trên sẽ được các đơn vị tiếp tục triển khai trong tháng 6 và quý III, quý IV/2019 với khối lượng là 37.428 cây.

Bao nhiêu cây xanh bị đổ trong chiều 29 8 năm 2024
Công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội cắt tỉa cây (Ảnh minh họa)

Bao giờ “ông trời” mới hết bị quy trách nhiệm?

Mặc dù đã thường xuyên kiểm tra, chặt tỉa, nhưng việc cây đổ trong mùa mưa bão khó tránh khỏi, nhất là mưa lâu ngày, kèm theo gió lớn, cây rất dễ bị giật đổ.

Theo các chuyên gia, khi mưa lớn, đất nền yếu, gần đây lại thêm việc chặt rễ cây khi thi công công trình ngầm đã làm giảm độ vững chắc của cây, nên khi có gió giật cây rất dễ đổ. Ngoài ra, hiện tượng cây nghiêng làm tán mất cân bằng cũng tạo áp lực dễ đổ. Và đó là những nguyên nhân thường trực những tác động của cây xanh và đã có thiệt hại về người, tài sản.

Tuy nhiên, đến nay, việc xác định ai, cơ quan nào phải chịu trách nhiệm trước tình trạng cây xanh tại nhiều thành phố gãy, đổ trong mưa, giông gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và tính mạng người dân vẫn đang còn bỏ ngỏ… bởi nguyên nhân luôn được xác định là tại “ông trời”.

Bàn luận về vấn đề này, dựa trên những quy định pháp luật hiện hành và một số văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm và nghĩa vụ của những đơn vị quản lý cây xanh trên địa bàn TP Hà Nội và TP HCM, chuyên gia luật Bùi Gia Duy Công ty Cổ phần tư vấn luật DLS Việt Nam nêu quan điểm sau:

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo khoản 3 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS), trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

“Hiện nay, hầu hết cây xanh trên địa bàn TP HCM được TP giao nhiệm vụ trồng, quản lý và chăm sóc cây cho Công ty TNHH MTV công viên cây xanh TP HCM. Đối với cây xanh trên địa bàn Hà Nội, trách nhiệm thuộc về Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội. Như vậy, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do cây xanh ngã, đổ có thể khởi kiện công ty để yêu cầu bồi thường thiệt hại, căn cứ vào mức độ thiệt hại gồm tài sản, tính mạng, sức khỏe... được quy định trong BLDS 2015”, ông Duy cho biết.

Bên cạnh đó, ngoài điều khoản chung quy định như trên, BLDS 2015 cũng quy định bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể.

Ví dụ: Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra, Điều 604 nêu chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra; bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra thì Điều 605 nêu chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.

Ông Duy cũng cho rằng cần lưu ý trong một số trường hợp, dù thiệt hại có xảy ra nhưng nạn nhân sẽ không được bồi thường nếu sự cố xảy ra do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng theo quy định tại khoản 2, điều 584, BLDS năm 2015.

Vậy thế nào là sự kiện bất khả kháng? Sự việc bất khả kháng là sự việc xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép

Còn mưa bão, gió lớn ở Việt Nam hầu như năm nào cũng có, cũng diễn một cách thường niên. Nước ta cũng chi tiêu cho việc chăm sóc cắt tỉa cây xanh mỗi năm nhất là mùa mưa bão rất lớn. Vì vậy, chủ sở hữu, nơi quản lý cây xanh, biển quảng cáo phải có dự liệu và biện pháp phòng chống giảm thiểu thiệt hại một cách tối thiểu. Còn nếu họ chưa làm hết trách nhiệm, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo luật định của pháp luật.