Bé bị hăm có có nên bôi phấn rôm

Hăm ở dạng nhẹ sẽ tự động khỏi không cần điều trị. Chỉ cần bôi kem trị hăm vào các vết hăm hoặc dùng dầu hướng dương đã sát trùng sẽ có tác dụng khử mùi rất tốt. Nếu bị hăm ở dạng nặng hoặc có mủ, tốt nhất là không bôi kem.

Một số vết hăm khó điều trị có thể là do biến chứng của dạng dị ứng thức ăn. Do đó, nếu mẹ vẫn đang cho con bú thì không nên ăn các thức ăn có thể gây dị ứng cho con như: cà phê, cá, trứng, sữa, đồ hộp, bánh ngọt,…

Hạn chế dùng sữa tươi và các sản phẩm làm từ sữa. Nếu trẻ được nuôi bộ nên đổi sữa bột cho trẻ, tránh không cho trẻ uống nước hoa quả ép.

Ngoài ra, PGS.TS Nguyễn Ngọc Sáng - Trường Đại học Y - Dược Hải Phòng cho biết thêm:

Hăm là một chứng bệnh ngoài da. Thông thường lớp da tại vùng tiếp xúc sẽ hơi đỏ, nặng hơn có thể nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ ở khu vực da bị hăm.

Trong những trường hợp như vậy, chứng hăm chỉ xuất hiện ở những ngấn da. Một điều khá may mắn là hăm ở trẻ tuy phổ biến nhưng lại rất dễ chữa trị và phòng ngừa. Các bà mẹ cần lưu ý dấu hiệu ở trẻ và vấn đề tốt nhất trong phòng ngừa chính là vệ sinh cho bé thật sạch, thật đúng cách.

Những điều các bậc cha mẹ không nên làm khi bé bị hăm: Bôi phấn rôm sẽ làm bít các lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm, sử dụng nhiều loại kem bôi mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng.


Việc dùng bột ngô hay phấn rôm để trị hăm là thói quen sai lầm, khiến vùng da bị hăm thêm nghiêm trọng.

7 bước quan trọng cần nhớ khi tắm cho trẻ sơ sinh Trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm và hệ miễn dịch yếu. Vì vậy, tắm đúng cách cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của các cha mẹ để bảo vệ sức khỏe cho bé.

Khi vừa chào đời, làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh nên dễ bị hăm do nhiễm khuẩn, giữ vệ sinh kém. Vùng bị hăm trên da của bé thường xuất hiện ở hậu môn, háng, cổ, ngấn tay và chân. Hăm ở trẻ không phải là vấn đề quá nguy hiểm, nhưng đòi hỏi cha mẹ phải biết chăm sóc để giúp da không bị sưng tấy, trẻ cảm thấy thoải mái và dễ chịu.

Các vị trí có thể bị hăm da ở trẻ gồm:

Hăm ở mông, hậu môn do tã [bỉm]

Hăm tã là vấn đề thường gặp nhất, nó khiến cho bé bị phát ban, sưng đỏ ở vùng hậu môn hoặc gần bộ phận sinh dục. Nguyên nhân là dị ứng với tã, tã cọ xát vào da, mặc tã quá lâu và bẩn mà không được thay thường xuyên, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm men.

Cổ là một trong những vùng dễ bị hăm ở trẻ. Ảnh: Wholistic.

Hăm ở cổ

Hăm ở cổ có biểu hiện với những nốt và phát ban đỏ tại các nếp gấp ở cổ. Nguyên nhân có thể là ban nhiệt vào mùa hè gây kích ứng làn da mỏng manh của bé, các nếp gấp ở vùng da cọ xát với nhau trong khi mồ hôi gây ẩm ở vùng này khiến da bé bị đỏ nhưng không được vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, vùng da ở cổ bị nhiễm nấm men cũng có thể dẫn đến hăm.

Hăm ở ngấn chân, ngấn tay

Ngấn chân và tay là nơi có nếp gấp khiến da bị cọ xát dễ dẫn tới hăm. Nếu việc vệ sinh kém kèm mồ hôi ẩm ướt ở phần ngấn này có thể khiến bé bị hăm, gây khó chịu.

Cách trị hăm cho trẻ

Nhiều cha mẹ vẫn truyền tai nhau dùng phấn rôm để chữa hăm, tuy nhiên đây là thói quen sai lầm. Phấn rôm có thể bám vào các nếp gấp trên da và giữ ẩm khiến vùng da bị hăm lâu khỏi hơn. Ngoài ra, nếu phụ huynh bất cẩn có thể khiến cho bé hít phấn rôm vào phổi ảnh hưởng hệ hô hấp.

Một số người cho rằng dùng bột bắp hoặc các loại bột có thể chữa hăm. Tuy nhiên, phụ huynh không nên làm theo, do một số loại vi khuẩn sẽ được bột bắp nuôi dưỡng khiến cho hăm nghiêm trọng hơn, hoặc dẫn đến nhiễm trùng.

Vùng da bị hăm có thể khỏi sau vài ba ngày. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo cho trẻ không khó chịu, ngứa ngáy, nhiễm trùng.

Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ

Khi trẻ bị hăm, cha mẹ cần cho trẻ mặc quần áo được may từ chất vải thoáng mát. Nếu mặc quần áo chật chội và vải thô cứng có thể khiến vùng hăm bị cọ xát dẫn đến nhiễm trùng. Quần áo làm bằng chất liệu cotton là giải pháp hàng đầu khi trẻ bị hăm, nếu hăm ở cổ tránh vùng cổ bị cọ xát. Nếu bị hăm tã, cha mẹ lưu ý thay tã 2-3 tiếng/lần.

Ngoài ra, khi giặt quần áo, cha mẹ nên chọn loại bột giặt hoặc chất tẩy nhẹ nhàng, không có hóa chất độc hại hoặc gây dị ứng cho da trẻ. Người lớn cho trẻ nằm, chơi ở nơi thoáng khí, tránh nơi nóng nực gây mồ hôi.

Tắm rửa sạch sẽ, giữ vệ sinh

Khi trẻ bị hăm trên da, cha mẹ cần lưu ý đến việc giữ gìn vệ sinh. Trước khi tắm, thay quần áo, bế trẻ, người lớn phải rửa tay sạch sẽ. Sau khi tắm, trẻ cần được lau khô bằng khăn sạch, mềm, không dùng các loại giấy ướt có chứa hóa chất. Đặc biệt, khi bị hăm tã, phụ huynh cần tránh để nước tiểu, phân tiếp xúc với vùng da sưng đỏ.

Sử dụng nước đun sôi để nguội khi tắm

Khi da bị hăm, có nghĩa vùng da đó có thể bị nhiễm khuẩn, đau rát và đỏ tấy. Vì vậy, nước tắm cho trẻ phải được đun sôi để nguội nhằm diệt khuẩn. Phụ huynh không dùng nước quá nóng để tắm cho trẻ. Bởi, nước quá nóng gây khô da làm cho chỗ hăm ngày càng nặng hơn. Sau khi tắm, bạn nhớ lau khô cơ thể bé một cách nhẹ nhàng đặc biệt phần da bị hăm rồi mới mặc quần áo.

Dùng dầu dừa

Với trẻ bị hăm da, cha mẹ có thể thoa dầu dừa lên vùng hăm, sau đó massage cho bé và lau sạch bằng khăn một cách nhẹ nhàng. Dầu dừa không chỉ giúp da sạch sẽ, mềm mại, mà còn có tính chất kháng khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu và bác sĩ nhi khoa để xem cơ địa của bé có phù hợp hay không.

Dùng kem dưỡng da, kem chống hăm dành cho em bé

Bạn nhớ phải tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để sử dụng kem dưỡng cho bé. Tuy nhiên, phụ huynh phải chọn loại kem an toàn, phù hợp, không chứa các chất độc hại hoặc gây dị ứng da. Nếu tự tiện sử dụng, bạn có thể khiến cho bé bị dị ứng với thành phần trong kem dưỡng dẫn đến hăm nghiêm trọng hơn.

Dùng baking soda

Bạn có thể thêm 2 thìa cà phê baking soda vào nước và thoa lên vùng da bị hăm nhằm xoa dịu, giảm bớt khó chịu và đau rát. Sau đó, cha mẹ lau nhẹ nhàng để vùng da bị hăm được khô, thoáng. Tuy nhiên, việc dùng baking soda vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ. 

Tuy nhiên, nếu sau 2-3 ngày, vùng da bị hăm sưng tấy, đỏ, có dấu hiệu mưng mủ, rỉ nước, trẻ bị sốt và khóc nhiều, cần đưa đi khám bác sĩ nhi để có cách điều trị hợp lý.

"Bé bị hăm có nên bôi phấn rôm không?" là thắc mắc của rất nhiều mẹ bởi tính tiện dụng và mùi hương được ưa thích, tuy nhiên các mẹ đâu biết lý do bé mắc hăm tã là như thế nào và cần làm gì mỗi khi bé bị hăm. Sau đây là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Ngọc Sáng - Trường Đại học Y - Dược Hải Phòng về bệnh hăm tã:

Hăm là một chứng bệnh ngoài da. Thông thường lớp da tại vùng tiếp xúc sẽ hơi đỏ, nặng hơn có thể nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ ở khu vực da bị hăm.

Trong những trường hợp như vậy, chứng hăm chỉ xuất hiện ở những ngấn da. Một điều khá may mắn là hăm ở trẻ tuy phổ biến nhưng lại rất dễ chữa trị và phòng ngừa. Các bà mẹ cần lưu ý dấu hiệu ở trẻ và vấn đề tốt nhất trong phòng ngừa chính là vệ sinh cho bé thật sạch, thật đúng cách.

Khi bé bị hăm nặng bôi phấn rôm vô tình khiến bệnh của bé càng trầm trọng hơn

Những sai lầm nghiêm trọng khi trị hăm cho bé bằng phấn rôm:

Những điều các bậc cha mẹ không nên làm khi bé bị hăm: Bôi phấn rôm sẽ làm bít các lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm, sử dụng nhiều loại kem bôi mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng.

Có nhiều mẹ sau khi tắm xong thường thoa phấn rôm cho con. Họ lầm tưởng rằng phấn rôm có thể làm mát da mát thịt, chống rôm sẩy và chống hăm vì cảm giác bé thơm tho, mát mẻ. Nhưng họ không hề biết rằng phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện.

Sử dụng phấn rôm không đúng cách và quá lạm dụng sẽ rất nguy hiểm cho vùng hăm của bé

Không dùng chung kem chống hăm cho nhiều bé. Khi dùng kem hăm các mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ. Các mẹ nên để da bé tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian ngắn sau khi thay bỉm. Như vậy da bé mới khô hẳn, giúp bé cảm thấy dễ chịu và vết hăm cũng sẽ mau lành hơn, bé sẽ thoải mái hơn.

Nếu được xử lý nhánh chóng thì vùng da bị hăm sẽ nhanh khỏi. Quan trọng nhất là chú trọng rửa vệ sinh cho bé. Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau, xây xước da và phải rửa vùng kín cho bé bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới.

Bên cạnh phấn rôm và những loại kem chống hăm trên thị trường, hiện nay có nhiều bài thuốc dân gian chống hăm cho bé rất hiệu quả, được các mẹ truyền tai nhau như: Dùng bụ vối, lá chè xanh hoặc lá trầu không rửa sạch, cho nước vào đun sôi lên. Khi nước còn ấm, dùng rửa vùng da bị hăm cho bé. Cách thứ 2 là lấy một nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước chấm vào chỗ da bị hăm.

Chia sẻ của bác sĩ Lê Đức Thọ - Trưởng khoa Da Liễu - Bệnh viện Fortis Hoàn Mỹ Sài Gòn

Về tác hại của phấn rôm, bác sĩ Lê Đức Thọ - Trưởng khoa Da Liễu - Bệnh viện Fortis Hoàn Mỹ Sài Gòn cũng cảnh báo trên VnExpress, trẻ sơ sinh hít phải bột phấn rơm có thể bị ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, nôn ói, tím tái và bị phù phổi. Biểu hiện lâm sàng thường nặng dần theo thời gian, nặng thì viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi và tắc nghẽn tiểu phế quản.

Theo Bác sĩ Thọ, việc tiếp xúc lâu ngày với phân rôm, các khối u ở một số động vật thí nghiệm cũng phát triển thêm. Người ta đã được chứng minh bột talc có thể gây ra các khối u ác tính trong buồng trứng và phổi ở người. 30 năm qua, các nhà khoa học đã xem xét kỹ lưỡng hạt talc và nhận thấy chúng có mức độ nguy hiểm tương đương với amiăng.

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa việc sử dụng thường xuyên bột talc ở vùng sinh dục phụ nữ và ung thư buồng trứng. Người ta đã tìm thấy những hạt talc trong các khối u buồng trứng ở phụ nữ khỏe mạnh đã sử dụng phấn rôm ở vùng sinh dục thường xuyên.

Người hít phải phấn rôm bôi da lâu ngày còn có thể gây “bệnh bụi phổi” do thành phần bột talc, silica và amian tích tụ lâu ngày trong phổi, gây xơ hóa mô kẽ và tạo các u hạt. Biện pháp loại thải độc chất thông thường không có tác dụng đối với ngộ độc do hít phải phấn rôm. Bệnh chỉ có thể chữa trị triệu chứng và không có thuốc giải độc đặc hiệu. Những trường hợp ngộ độc hô hấp do phấn rôm cần được theo dõi lâu dài di chứng tắc nghẽn về sau.

Trao đổi trên báo Sức khỏe & Đời sống, PGS.TS Nguyễn Ngọc Sáng - Trường Đại học Y - Dược Hải Phòng phân tích, hăm là một chứng bệnh ngoài da. Thông thường lớp da tại vùng tiếp xúc sẽ hơi đỏ, nặng hơn có thể nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ ở khu vực da bị hăm.

Trong những trường hợp như vậy, chứng hăm chỉ xuất hiện ở những ngấn da. Một điều khá may mắn là hăm ở trẻ tuy phổ biến nhưng lại rất dễ chữa trị và phòng ngừa.

PGS.TS Sáng cảnh báo, bôi phấn rôm sẽ làm bít các lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm, sử dụng nhiều loại kem bôi mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng. Các bà mẹ cần lưu ý dấu hiệu ở trẻ và vấn đề tốt nhất trong phòng ngừa chính là vệ sinh cho bé thật sạch, thật đúng cách.

>>> Bé bị hăm cổ

>>> Hăm háng ở trẻ sơ sinh

Chia sẻ của Bác sỹ Nguyễn Thị Thanh - Trưởng khoa Dịch vụ I, Bệnh viện Nhi đồng II, trả lời: 

Trước tiên, cần giải thích với bạn rằng hăm là phản ứng của da khi hệ thống bài tiết tại da bị bít kín như đổ mồ hôi nhiều mà không được thông thoáng. Thông thường, các cháu đóng bỉm bị hăm là do cha mẹ đã để bỉm ướt quá lâu. Hăm có thể gây ra mụn nhỏ li ti, gây ngứa. Nếu trẻ gãi có thể khiến da bị trầy xước, dễ nhiễm nấm, vi khuẩn. 

Bạn để ý xem, nếu thấy da bé bị ửng đỏ từ 2 - 3 ngày, chỗ mụn đỏ lan rộng thì có thể vùng da đã bị bội nhiễm, cần phải được khám xét và điều trị kịp thời. 

Cách phòng hăm cho trẻ sơ sinh là: 

- Thử loại bỉm khác, xem bé phù hợp với loại nào. Nên chọn loại bỉm thấm nước tốt. 

- Nên thay bỉm mới khi thấy bỉm đã đủ ướt. Vệ sinh cho bé nhẹ nhàng bằng nước sạch, thấm khô bằng vải mềm, không nên lau bằng giấy. 

- Không nên đóng bỉm cho bé 24/24h. Ban ngày, nên cho bé mặc quần bằng chất liệu cotton 100%, không rộng quá cũng không chật quá.

- Có thể đun nước mướp đắng, sài đất cho bé tắm. Hoặc dùng nước sát trùng để pha tắm rửa cho bé. 

Dùng phấn rôm để rắc vào chỗ hăm như bạn là rất sai lầm. Vì điều này có thể làm vùng da bị tổn thương càng nặng thêm. 

Ở những chỗ bị hăm, bạn nên thoa vaselin lên da bé trước khi đóng bỉm. Lưu ý là, chỉ nên sử dụng kem có chứa corticoid trong trường hợp được bác sỹ/dược sỹ hướng dẫn cách sử dụng. 

Lưu ý khi sử dụng phấn rôm cho trẻ em [Đặc biệt là các bé thừa cân]

– Khi thay tã cho bé, nên để phấn ở xa tầm tay của trẻ, tránh để bé nghịch, chơi với chai đựng phấn.

– Không nên sử dụng phấn trực tiếp trên da bé. Thay vì vậy, mẹ nên đổ lên tay và xoa nhẹ lên da của con.

Từ lâu, dầu dừa đã được biết đến rộng rãi với công dụng làm đẹp, nhưng có thể bạn chưa biết những công dụng của nó đối với việc chăm sóc bé

– Không nên mở quạt hay ngồi gần của sổ khi đang đổ phấn trên tay để tránh làm bé hít phải bột phấn.

– Đặc biệt chú ý những vùng da có nếp gấp như da cổ, nách. Không nên sử dụng quá nhiều. Lượng phấn dư thừa có thể kết hợp với mồ hôi gây kích ứng da.

– Không nên sử dụng phấn ở những vùng nhạy cảm như mũi và mắt.

– Ngưng sử dụng ngay nếu nhận thấy da bé có nổi các mẫn đỏ, ngứa, sưng tấy

Hết mệt mỏi vì hăm tã, hăm da chỉ cần 3 phút mỗi ngày sau 2 ngày thì hết:

Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Văn Lộc - Nguyên Phó giám đốc Bệnh Viện Nhi Trung Ương chia sẻ:

Muốn bé hết hăm tã nhanh :

  • Mẹ phải vệ sinh sạch sẽ vùng hăm cho bé, đặc biệt là sau khi ăn hoặc sau khi bú bé có thể bị "trớ" thức ăn rơi xuống cổ vùng nếp gấp và sau khi bé đi ngoài [đặc biệt là bé bị đi ngoài thì phải rửa không được dùng khăn ướt hay giấy để lau tránh cọ sát gây tổn thương da bé], tránh các chất dễ gây kích ứng da như quần áo giặt không sạch, chất liệu không đảm bảo
  • Cho bé "Nude" nếu cần thiết để giữ da luôn khô thoáng
  • Tắm giặt hàng ngày cho da bé luôn sạch sẽ
  • Dùng sản phẩm kháng khuẩn tự nhiên cho bé để tránh hăm tái phát trở lại

Để đảm bảo được các yêu cầu đó các mẹ có thể sử dụng Bột Tắm Nhân Hưng - Chỉ cần hòa với nước ấm và tắm cho bé hàng ngày, sau 02 - 03 ngày các vùng hăm sẽ hết đặc biệt với các bệnh ngoài da khác như: mẩn ngứa, rôm sảy, kê sữa, mụn sữa, chàm sữa, mụn nhọt đều là khắc tinh của Bột tắm Nhân Hưng

Video liên quan

Chủ Đề