Bên bảo đảm nào mà theo đó bên bảo đảm phải mở một tài khoản phong tỏa tại một Ngân hàng

Phong tỏa tài khoản, đóng tài khoản thanh toán

  • 1. Cơ sở pháp lý
  • 2.Tài khoản thanh toán là gì?
  • 3. Phong tỏa tài khoản là gì? Khi nào phong tỏa tài khoản thanh toán?
  • 4. Quy định về chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán
  • 5. Pháp luật liên quan quy định về phong tỏa tài khoản như thế nào?
  • 6. Quy định về đóng tài khoản
  • 7. Quy định về tạm đóng tài khoản

1. Cơ sở pháp lý

- Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017

- Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014

- Luật Tố tụng hình sự năm 2015

- Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012

- Nghị định 101/2012/NĐ-CP

- Nghị định 80/2016/NĐ-CP

- Thông tư 23/2014/TT-NHNN

2.Tài khoản thanh toán là gì?

Khoản 22 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng quy định "Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng"

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký tài khoản ngân hàng năm 2022 có gì mới ?

3. Phong tỏa tài khoản là gì? Khi nào phong tỏa tài khoản thanh toán?

Phong tỏa tiền, tài sản là việc cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giữ nguyên hiện trạng, không cho nhập vào, rút ra đôì với tài khoản.

Pháp luật ngân hàng quy định, tài khoản thanh toán của khách hàng tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nói chung, tại ngân hàng nói riêng, bị tạm khóa và phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền theo các quy định dưới đây. (khoản 7 Điều 3 Nghị định 122/2013/NĐ-CP và Điều 12 Nghị định 101/2012/NĐ-CP; Điều 16, 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN)

Thứ nhất, tài khoản được tạm khóa (tạm dừng giao dịch), chấm dứt tạm khóa và việc xử lý các lệnh thanh toán đi, đến trong thời gian tạm khóa tài khoản thực hiện văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo thỏa thuận bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Như vậy, pháp luật đã chuyển quy định phong tỏa và giải tỏa tài khoản theo thoả thuận giữa chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trước đó sang việc tạm khóa và chấm dứt tạm khóa tài khoản; (Khoản 1,2 Điều 9 Nghị định 64/2001/NĐ-CP).

Thứ hai, tài khoản được phong tỏa khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền;

Thứ ba, tài khoản được phong tỏa khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót khi ghi “Có” nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;

Thứ tư, tài khoản được phong tỏa khi có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản chung.

Ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo (bằng văn bản hoặc theo hình thức thông báo đã thỏa thuận tại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng mở tài khoản thanh toán) cho chủ tài khoản hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán; số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa. Trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường.

4. Quy định về chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán

>> Xem thêm: Trường hợp nào thị bị tạm khóa, đóng, phong tỏa tài khoản thanh toán của ngân hàng ?

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN, Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, kết thúc thời hạn phong tỏa;

Thứ hai, có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán;

Thứ ba, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền;

Thứ tư, có thông báo bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung về việc tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung đã được giải quyết.

Việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

5. Pháp luật liên quan quy định về phong tỏa tài khoản như thế nào?

Pháp luật liên quan quy định về việc phong tỏa tiền trong tài khoản và tài sản gửi khác liên quan đến tổ chức tín dụng như sau:

Thứ nhất, cơ quan quản lý thuế được quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản của người nộp thuế để thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý hoặc thanh tra thuế;

Thứ hai, chấp hành viên đang thi hành bản án được quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản để ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản (khoản 1 Điều 67 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014).

>> Xem thêm: Tài khoản thanh toán là gì? Đối tượng được mở tài khoản thanh toán là ai?

Thứ ba, trong tố tụng dân sự, việc phong tỏa tài khoản là để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án và chỉ được phong tỏa tài khoản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện;

Thứ tư, trong tố tụng hình sự, việc phong tỏa tài khoản của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc của người khác có liên quan, để bảo đảm hoạt động khỗi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại. Người được giao thực hiện lệnh phong tỏa, quản lý tài khoản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài khoản thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Thứ năm, trong phòng, chống tham nhũng, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, tịch thu hoặc thu hồi tài sản tham nhũng và trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp;

Thứ sáu, trong phòng, chống rửa tiền, việc phong tỏa tạm thời để trì hoãn giao dịch và phong tỏa tài khoản chính thức khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 34 luật phòng, chống rửa tiền).

Thứ bảy, trong phòng, chống khủng bố, việc phong toả tài khoản tiền, tài sản được thực hiện theo lệnh của cơ quan công an từ cấp tỉnh trở lên.

6. Quy định về đóng tài khoản

Pháp luật quy định các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nói chung, ngân hàng nói riêng đóng tài khoản thanh toán trong các trường hợp sau đây:

Căn cứ quy định tại Nghị định số 101/2012/NĐ-CP; Nghị định 80/2016/NĐ-CP và Điều 18 Thông tư 23/2014/TT-NHNN)

Thứ nhất, chủ tài khoản có yêu cầu và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán;

Thứ hai, chủ tài khoản là cá nhân bị chết, bị tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Sau khi đóng tài khoản trong trưòng hợp này, ngân hàng phải thông báo cho người giám hộ hoặc người thừa kế hợp pháp biết;

>> Xem thêm: Bảng danh mục hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp

Thứ ba, tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;

Thứ tư, chủ tài khoản vi phạm hợp đồng (vi phạm cam kết hoặc các thỏa thuận tại hợp đồng) mở và sử dụng tài khoản thanh toán vối tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

Thứ năm, chủ tài khoản hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán vi phạm các hành vi bị cấm và các quy định pháp luật khác trong hoạt động thanh toán;

Thứ sáu, các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định việc đóng tài khoản trong trường hợp “không duy trì đủ số dư tối thiểu và không phát sinh giao dịch trong thời gian dài”. Thời hạn không duy trì đủ số dư tốĩ thiểu, thời hạn thông báo cho chủ tài khoản trước khi đóng tài khoản và các vấn đề cụ thể khác liên quan đến việc đóng tài khoản trong trường hợp này do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định và thông báo công khai cho khách hàng1. Trường hợp này được quy định là theo sự thỏa thuận trong hợp đồng mở và sử dụng tài khoản, nhưng trước đó đã từng được quy định trong Nghị định, từ năm 2012 chỉ còn được quy định trong Thông tư.

Do pháp luật không quy định cụ thể về “số dư tối thiểu” và “thời gian dài” là bao lâu, nên ngân hàng hoàn toàn có thể đặt ra một con số khác nhau như 50 hoặc 100 nghìn đồng, 6 tháng hoặc 1 năm. Việc quy định đóng tài khoản khi không đạt số dư tối thiểu, dù là theo thỏa thuận, cũng không hợp lý, vì dù tài khoản còn rất ít tiền, nhưng đó vẫn là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng, không thể đóng để chuyển tiền sang cho ngân hàng. Đáng lẽ cần phải quy định điều kiện đóng tài khoản là số dư phải bằng không thì hợp lý hơn. Khi đó, ngân hàng bằng biện pháp kỹ thuật chỉ cần trừ đi số phí duy trì tài khoản thì tự khắc số dư sẽ dần về không và đó là thời điểm có thể đóng tài khoản.

Số dư còn lại sau khi đóng tài khoản thanh toán được xử lý như sau:

Thứ nhất, chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản trong trường hợp chủ tài khoản là người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người được thừa kế, đại diện thừa kế trong trường hợp chủ tài khoản thanh toán của cá nhân bị chết, bị tuyên bố là đã chết, mất tích;

Thứ hai, chi trả theo quyết định của Tòa án;

Thứ ba, xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp người thụ hưởng hợp pháp số dư trên tài khoản đã được thông báo mà không đến nhận hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản với chủ tài khoản, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

>> Xem thêm: Không trả lại tiền của người khác chuyển nhầm tài khoản có bị xử phạt không ?

Trước kia pháp luật quy định, thủ tục đóng tài khoản do ngân hàng quy định phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị mình và phải thông báo công khai.

Sau khi đã đóng tài khoản thanh toán, nếu khách hàng muốn sử dụng tài khoản thì phải làm thủ tục mở tài khoản lại theo quy định.

Pháp luật cũng quy định ngân hàng được quy định thủ tục mở, đóng tài khoản đối với trường hợp tài khoản đồng Việt Nam của cá nhân người nước ngoài là công dân của nước có chung biên giới với Việt Nam, được phép kinh doanh tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu, có Đồng Việt Nam thu được từ việc bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ và các nguồn thu Đồng Việt Nam khác được pháp luật Việt Nam cho phép, được mở và duy trì tài khoản Đồng Việt Nam tại các ngân hàng được phép đặt tại các tỉnh biên giới. (Thông tư 07/2001/TT-NHNN)

7. Quy định về tạm đóng tài khoản

Pháp luật cũng quy định về việc tạm khóa tài khoản (có thể hiểu là tạm đóng tài khoản) như sau: (Điều 16 Thông tư 23/2014/TT-NHNN)

Thứ nhất, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có thỏa thuận hoặc văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản); trừ trưòng hợp chủ tài khoản chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo quyết định cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa thanh toán xong các khoản nợ phải trả cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản;

Thứ hai, việc chấm dứt tạm khóa tài khoản thanh toán và việc xử lý các lệnh thanh toán đi, đến trong thòi gian tạm khóa thực hiện theo thỏa thuận hoặc yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán (hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản);

Thứ ba, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản thanh toán cho khách hàng có quyền từ chối thực hiện lệnh thanh toán của chủ tài khoản trong trường hợp tài khoản thanh toán đang bị tạm khóa, bị phong tỏa.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về nội dung "Phong tỏa tài khoản, đóng tài khoản ngân hàng khi nào".

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>> Xem thêm: Chuyển khoản là gì ? Khái niệm chuyển khoản theo quy định của pháp luật

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập)