Bệnh viện dã chiến 5c ở đâu

.

Cập nhật lúc: 10:52, 10/07/2021 [GMT+7]

[ĐN]- Thực hiện mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc tăng cường lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 tại TP.Hồ Chí Minh, sáng 10-7, tại Bệnh viện Quân y 7B [Quân khu 7], đóng tại TP.Biên Hòa, Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm [DCTN] số 5 [Bộ Quốc phòng] đã tổ chức lễ xuất quân thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo.

Lãnh đạo Bệnh viện Quân y 7B chia tay đoàn xe lên đường thực hiện nhiệm vụ

Bệnh viện DCTN số 5 được thành lập theo mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Bệnh viện có quy mô 500 giường được tổ chức biên chế gồm: Thượng tá, BS.CKII Phạm Hồng Hà, Phó giám đốc Bệnh viện Quân y 7 B làm Giám đốc Bệnh viện DCTN số 5; Thượng tá Trần Văn Duy, Chủ nhiệm Chính trị Bệnh viện Quân y 7 B làm Chính ủy Bệnh viên DCTN số 5. Quân số và trang bị được thực hiện theo hướng dẫn của Cục Quân y hành quân, đóng tại Sư đoàn 317 [Quân khu 7].

Bệnh viện DCTN số 5 sẽ phối hợp hiệp đồng với TP.Hồ Chí Minh sẵn sàng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân Covid-19 bắt đầu từ 12 giờ trưa 10-7 cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ theo quy định.

Tại lễ xuất quân, Đại tá, BS.CKII Trần Xuân Sang, Giám đốc Bệnh viện Quân y 7 B biểu dương tinh thần xung kích, tình nguyện, không ngại khó khăn, gian khổ của cán bộ, chiến sĩ, y, bác sĩ, nhân viên của bệnh viện trong đội hình của Bệnh viện DCTN số 5. Đồng thời, căn dặn các đồng chí nhận nhiệm vụ lần này dù có nhiều khó khăn, nguy hiểm, đi thẳng vào tâm dịch nên phải đoàn kết, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, bảo đảm an toàn tuyệt đối; tiếp tục tô thắm truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân.

Sáng cùng ngày, Bệnh viện Quân y 7B làm lễ xuất quân cho cán bộ, chiến sĩ, y, bác sĩ thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho công tác vận chuyển vacxin theo nhiệm vụ được giao. Trong đó, có 2 mẹ con cùng tham gia chống dịch là Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Lý Thị Lan Hương [tham gia Bệnh viện DCTN số 5] và con gái Nguyễn Thị Yến Nhi [tham gia nhiệm vụ bảo đảm an toàn vận chuyển vacxin phòng, chống dịch Covid 19].

Nguyệt Hà


Quân đội đã thành lập các tổ, nhóm cung cấp lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân trên phạm vi toàn TPHCM.

Quân đội đã bổ sung trên 1.000 bác sĩ, y sĩ từ Hà Nội vào TPHCM để phối hợp kiểm soát F0, tách người nhiễm bệnh ra khỏi cộng đồng. 

Ngoài ra, lực lượng bộ binh được huy động để kiểm soát việc thực hiện giãn cách. Trong những ngày TPHCM tăng cường các biện pháp chống dịch, bộ đội còn giúp đỡ người dân trong việc tiếp cận lương thực, thực phẩm, thuốc men và những thứ thiết yếu khác.

Thượng tướng Võ Minh Lương cho rằng, khi người dân cố gắng thực hiện nghiêm giãn cách, ai ở đâu ở đó, không ra khỏi nhà, kết hợp với chiến lược xét nghiệm của hệ thống y tế là đã trực tiếp góp phần vào thắng lợi của đợt giãn cách.

"Chúng ta thấy rằng trong các cuộc kháng chiến để thành công thì không bao giờ thiếu được vai trò của nhân dân. Nhân dân có một sức mạnh rất to lớn, tạo niềm tin cho lực lượng tuyến đầu. Chính vì vậy, các lực lượng quân đội, công an với việc gần dân, tuyên truyền để dân yên tâm, chấp hành, ủng hộ, thực hiện tốt giãn cách sẽ giúp chúng ta kiểm soát được dịch", Thượng tướng Võ Minh Lương nhấn mạnh. 

Thiếu tướng Đỗ Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị [Bộ Quốc phòng], cho biết quân đội đã thành lập các tổ, nhóm cung cấp lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân trên phạm vi toàn TPHCM. Bộ đội đã trao gói an sinh giá trị từ 300.000 đến 500.000 đồng đến tận nhà người dân có hoàn cảnh khó khăn. Trong khi trao quà, tiếp xúc với người dân, bộ đội tranh thủ tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, sau đó tổng hợp phản ánh lại với các cấp chỉ huy.

Cán bộ, chiến sĩ quân đội vừa cung ứng nhu yếu phẩm, vừa thông tin, cập nhật chính sách, thông tin mới, hướng dẫn phòng, chống COVID-19 và giúp dân những việc cần thiết. Việc này được thực hiện bằng loa tuyên truyền công suất lớn đặt trên ô tô, đi dọc tuyến đường gắn với địa bàn dân cư và loa tay đi vào từng ngõ nhỏ.

Việc thứ hai đã thực hiện từ trước và nay được tăng cường là chăm sóc y tế. Lực lượng quân y giúp tầm soát dịch bệnh, khám chữa bệnh, điều trị F0. Tính đến nay, đã có gần 2.000 bác sĩ, y tá, điều dưỡng, học viên quân y tăng cường vào TPHCM hỗ trợ đợt thắt chặt giãn cách, nâng tổng số lực lượng quân y hỗ trợ TPHCM lên hơn 4.000 người.

Lực lượng quân y được chia thành khoảng 400 tổ y tế lưu động. Mỗi tổ có 1-2 bác sĩ và 2-3 nhân viên quân y cùng các tình nguyện viên đến từng khu phố, hộ gia đình để thăm khám, chăm sóc người bệnh. Bệnh nhân có chiều hướng nặng sẽ được đưa đến bệnh viện dã chiến hoặc bệnh viện tuyến trên.

Khoảng 2.300 y bác sĩ vào hỗ trợ phòng, chống dịch trước đó đang làm việc tại 7 bệnh viện dã chiến [số 4, 5A, 5B, 5C, 5D, 6, 6B]. Bộ Quốc phòng cũng chuyển đổi công năng Bệnh viện Quân dân y miền Đông để điều trị bệnh nhân COVID-19; thành lập Trung tâm điều trị bệnh nhân COVID-19 vừa và nặng thuộc Bệnh viện 175. Các bệnh viện nói trên đã tiếp nhận khoảng 7.500 người nhiễm, trên 2.500 người đã được chữa khỏi.

Bộ Tư lệnh TPHCM vừa được Bộ Quốc phòng trao nhiệm vụ bàn giao 30 xe cấp cứu của Quân khu 7, Quân khu 9 cho Sở Y tế TPHCM.

Việc hỗ trợ thứ ba là quân đội tham gia các tổ, chốt, trạm kiểm soát cố định và cơ động. Bộ đội tham gia trực chốt, phối hợp cùng với công an, dân quân tự vệ, quản lý thị trường, các lực lượng khác theo chức năng.

Công việc của những người lính ở đây là vận động để người dân tự giác chấp hành quy định. Thành viên tổ chốt được trang bị công cụ hỗ trợ. Bên cạnh trực chốt cố định, bộ đội cũng tham gia các tổ cơ động kiểm soát dọc tuyến giao thông, giữ gìn trật tự an ninh trong thực hiện giãn cách xã hội.

Việc hỗ trợ thứ tư là lực lượng vận tải quân sự giữ vai trò quan trọng trong việc cơ động lực lượng, trang bị phương tiện, lương thực thực phẩm... Tất cả các hình thức vận tải đều được sử dụng, kết hợp cả vận tải đường không, đường sắt, đường thủy, đường bộ, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, an toàn để hỗ trợ cho TPHCM và các tỉnh phía nam.

Nhờ vận tải quân sự, mọi lực lượng, hàng hóa, vật tư thiết yếu đã được tập kết, sẵn sàng thực hiện theo kế hoạch trước giờ TPHCM thắt chặt giãn cách. Thiếu tướng Đỗ Thanh Phong cho biết, trong ngày 23/8, một chuyến bay vận tải hạng nặng đã được Lữ đoàn 918, Quân chủng Phòng không không quân, thực hiện, xuất phát từ Hà Nội vào TPHCM, chở theo hàng chục tấn lương thực thực phẩm, vật tư y tế, trang thiết bị.

Ngoài ra, hàng trăm chuyến xe đã vận chuyển hơn 610 tấn hàng thiết yếu, vật chất hậu cần cho phòng, chống dịch. Từ 9/7 đến 14/8, 43 chuyến xe đã vận chuyển hơn 8 triệu liều vaccine cho TPHCM.

Việc hỗ trợ thứ năm là quân đội lo chuyện hậu sự cho những người không may qua đời vì COVID-19. Do tính chất nguy hiểm của dịch bệnh nên khi có người qua đời vì COVID-19, những người thân không thể có mặt ngay để lo hậu sự, vì vậy Bộ Tư lệnh TPHCM đã thành lập các tổ công tác đặc biệt để giúp đỡ người dân thực hiện công việc nghĩa tình này. Đội công tác thay mặt gia đình thực hiện từ khâu khâm liệm đến lúc bàn giao tro cốt cho người nhà. Những gia đình chưa thể nhận tro cốt thì Bộ Tư lệnh TPHCM lưu giữ, lo hương khói đầy đủ, chu đáo, thể hiện trọn vẹn đạo lý của người Việt Nam.

Nhật Nam

Cập nhật: 22:03 - 22/07/2021 | Lần xem: 15818

Thành phố Hồ Chí Minh đang bước vào giai đoạn tập trung mọi nguồn lực tốt nhất có thể để có thể kiểm soát, ngăn chặn đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Ứng phó trước tình trạng số lượng người dương tính với SARS-CoV-2 tăng cao, các bệnh viện dã chiến liên tiếp được thành lập để giảm tải cho các bệnh viện điều trị COVID-19 hiện có. Sau thời gian 11 ngày thi công thần tốc, Bệnh viện dã chiến thu dung số 5 tại The Garden Mall trên đường Hồng Bàng, quận 5 đã được bàn giao cho thành phố để có thể đưa vào sử dụng ngay chiều ngày 22/7.

Chủ đầu tư The Garden Mall [Thuận Kiều Plaza] - Công ty CP Đầu tư An Đông, đã quyết định cải tạo toàn bộ mặt bằng khu thương mại tầng 1 và 2 với diện tích 20.000 m2 để TPHCM làm Bệnh viện dã chiến số 5, với 1.000 giường điều trị bệnh nhân COVID-19

Hình ảnh lực lượng dân quân vệ sinh bàn ghế trước giờ nhận bệnh

Lúc 13 giờ 30 phút ngày 22/7, chuyến xe đưa những bệnh nhân F0 đầu tiên điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 5 đã có mặt trước cửa bệnh viện

Các bệnh nhân xếp hàng chờ tiếp nhận điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 5 sau thời gian cách ly tạm tại địa phương

Các bệnh nhân xếp hàng chờ tiếp nhận điều trị tại bệnh viện dã chiến số 5 sau thời gian cách ly tạm tại địa phương

Bệnh nhân được đo thân nhiệt, lấy dấu sinh hiệu trước khi nhập viện

Nhân viên y tế xác minh thông tin bệnh nhân trước khi nhập viện

Nhân viên y tế được trang bị bộ đàm để sắp xếp, điều phối phòng cho bệnh nhân

Nhân viên y tế hướng dẫn bệnh nhân tư thế nằm để chụp X-Quang

Những chiếc ghế xinh xắn phục vụ cho bệnh nhân ngồi chờ tại tầng 1

Khu vực hành lang thông thoáng tại Bệnh viện dã chiến số 5

Nhân viên y tế hướng dẫn người bệnh đến nhận phòng

Sau thời gian cách ly tạm thời tại địa phương, 2 cô gái này đã được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 5.

Mỗi bệnh nhân được bố trí một giường. Các phòng đều có nhà vệ sinh riêng, được trang bị máy giặt, các vật dụng cần thiết như chăn màn, gối, đồ dùng cá nhân. Mỗi giường bệnh đảm bảo khoảng cách trên 2 mét

Tại thời điểm ghi nhận, vẫn còn nhiều giường trống tại các phòng điều trị bệnh nhân Covid-19

Một số phòng vẫn còn trống, chưa có bệnh nhân

Mỗi phòng đều có nhà vệ sinh riêng

Khu vực phòng cấp cứu

Hệ thống camera được lắp đặt hầu hết khu vực trong bệnh viện dã chiến số 5

Thùng thu gom rác thải y tế dọc các hành lang bệnh viện

Thùng thu gom rác thải y tế tại tầng 2

Phóng sự ảnh: Quốc Việt, Huy Cường – HCDC

Video liên quan

Chủ Đề