Bị sốt có nên uống trà gừng

COVID-19 gây ra nhiều triệu chứng khác nhau ở mỗi người. Nhưng các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm: sốt, ho, khó thở, đau cơ, mệt mỏi, ngạt mũi, đau đầu, đau rát họng… Một số người có thể bị mất vị giác và khứu giác, dẫn đến chán ăn.

Đối với bệnh nhân mắc COVID-19, chế độ dinh dưỡng tốt kết hợp với điều trị đúng sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng và thúc đẩy quá trình hồi phục. Đặc biệt, người bệnh cần uống nhiều nước (40-45ml/kg cân nặng/ngày). Nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát. Trong trường hợp có sốt nên uống Oresol theo hướng dẫn để bù nước và điện giải.

Ngoài các loại nước như nước lọc, nước trái cây, người bệnh có thể dùng một số loại trà làm từ các nguyên liệu thảo mộc như: gừng, nghệ, quế, mật ong… Các loại gia vị thảo mộc này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ho, giảm nghẹt mũi, đau đầu, hỗ trợ tiêu hóa… hiệu quả, giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu và tăng cường miễn dịch cho người bệnh.

Bị sốt có nên uống trà gừng

Người mắc COVID-19 thường có triệu chứng khó chịu như: sốt, đau đầu, đau họng, ngạt mũi...

2. Một số loại trà thảo mộc tốt cho người mắc COVID-19

2.1. Trà gừng

Gừng có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Nó kích thích hệ thống miễn dịch tự bảo vệ tốt hơn để chống lại các virus gây bệnh như cúm, cảm lạnh.

Một trong những lợi ích của trà gừng được nhiều người biết đến là nhanh chóng làm giảm cảm giác buồn nôn và có lợi cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị tiêu chảy và đầy hơi.

Trà gừng cũng có tác dụng làm giảm cảm giác choáng váng, hoa mắt khi bị cảm lạnh, cảm cúm. Trà gừng có hiệu ứng làm nóng đường hô hấp và gần như ngay lập tức giảm triệu chứng nghẹt mũi.

Trong Đông y, gừng là vị thuốc hiệu quả dùng để trị cảm mạo phong hàn, đau đầu, rét, tắc ngạt mũi, đau bụng do lạnh, bụng đầy trướng, ăn không tiêu, trị ho, đờm nhiều…

- Nguyên liệu: Gừng tươi, nước, đường.

- Cách làm:

  • Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, thái nhỏ, cho vào nồi thêm nước đun sôi trên lửa nhỏ.
  • Cho nước gừng đã đun trộn với một chút đường, khuấy đều, uống ấm.

Bị sốt có nên uống trà gừng

Trà gừng giúp giảm triệu chứng buồn nôn, choáng váng, đầy bụng, ngạt mũi...

2.2. Trà gừng + mật ong

Trà gừng kết hợp với mật ong có đặc tính chống viêm cũng như chống vi khuẩn, có thể làm dịu cơn ho một cách an toàn. Mật ong cũng có thể bao phủ cổ họng bị viêm, bị kích thích, làm giảm phản xạ ho và ngăn không cho các chất kích thích hít vào làm kích thích thêm đường hô hấp trên.

- Nguyên liệu: Gừng tươi, mật ong, nước.

- Cách làm:

  • Gừng rửa sạch, cạo vỏ ngoài, thái nhỏ, cho thêm nước đun sôi nhỏ lửa.
  • Trộn nước gừng đã đun với mật ong, khuấy đều, uống ấm.

Bị sốt có nên uống trà gừng

Trà gừng mật ong có tác dụng giảm ho.

2.3. Trà gừng + nghệ + mật ong

Ngoài công dụng tạo màu, mùi thơm, khử chất tanh cho món ăn, nghệ còn chứa dưỡng chất curcumin với đặc tính chống viêm tự nhiên mạnh. Kết hợp gừng, nghệ và mật ong có tác dụng chống viêm, giảm buồn nôn, hỗ trợ hô hấp, tiêu hóa và tăng cường miễn dịch.

- Nguyên liệu: 1 cốc nước, nửa thìa bột nghệ, 1/4 thìa bột gừng, 1 thìa mật ong.

- Cách làm: Cho các nguyên liệu vào nồi, thêm nước vừa đủ, khuấy tan rồi đun sôi nhỏ lửa. Dùng uống ấm.

Chanh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống mệt mỏi... Chanh rất giàu vitamin C giúp tăng cường miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Trà mật ong và chanh giúp tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là làm dịu cổ họng, giảm ho hiệu quả.

- Nguyên liệu: Chanh tươi, mật ong, nước ấm.

- Cách làm:

  • Vắt nửa quả chanh lấy nước.
  • Trộn nước chanh với mật ong và nước ấm, khuấy đều, uống ngay khi còn ấm.

2.5. Trà cam + quế + mật ong

Bị sốt có nên uống trà gừng

Trà cam quế mật ong có tác dụng làm dễ chịu, cải thiện hô hấp, tiêu hóa.

Quế là loại gia vị có tính nóng, giúp giữ ấm cho cơ thể. Do vậy, sử dụng quế rất hiệu quả trong việc phòng và điều trị các bệnh như cảm lạnh hoặc cúm.

Quế có tính chất kháng khuẩn, chống viêm và rất giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng làm giảm các chất độc hại tiềm ẩn trong cơ thể, giúp cho máu lưu thông dễ dàng. Do đó, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và làm sạch đường hô hấp.

Cam là loại trái cây rất giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Vitamin C cũng giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như sắt và canxi.

Vì vậy, sử dụng quế kết hợp với mật ong, cam dưới dạng trà có tác dụng làm dễ chịu, cải thiện hô hấp, tiêu hóa và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

- Nguyên liệu: Quế, nước cam, mật ong.

- Cách làm:

  • Cho quế vào nồi, thêm nước, đun khoảng 2 -3 phút, lọc lấy nước.
  • Trộn nước cam đã vắt, nước quế và mật ong, khuấy đều, uống ấm.

BS. Tăng Mạnh Hoạt

Quế và mật ong là hai thành phần mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mật ong có chất chống oxy hóa và enzym giúp chữa lành từ bên trong. Nó cũng có đặc tính kháng khuẩn giúp tránh nhiễm trùng và các tế bào gây hại cho cơ thể.

https://suckhoedoisong.vn/3-mon-an-do...

Xem thêm video đang được quan tâm

Đề xuất F0, F1 đi làm - Phụ huynh F1 tiến thoái lưỡng nan khi có con là F0


Sốt xuất huyết trẻ em ở giai đoạn đầu thường là sốt cao và liên tục. Tình trạng này khiến cho trẻ mệt mỏi, yếu ớt và ăn uống kém đi. Do đó, việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị sốt xuất huyết đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.

Hiện nay, có nhiều bậc phụ huynh tỏ ra băn khoăn lo lắng không biết có nên cho trẻ bị sốt xuất huyết uống bột sắn dây hay trẻ sốt xuất huyết uống trà gừng hay không? Chế độ dinh dưỡng như thế nào mới là tốt nhất?

Thực tế, đặc điểm của sốt xuất huyết trẻ em là bệnh nhân thường xuyên sốt cao, mệt mỏi. Ngoài ra, có thể bị thoát huyết tương ra ngoài do xuất huyết, gây tình trạng cô đặc máu. Do đó, điều quan trọng nhất là bù nước, bù điện giải cho trẻ.

Với thắc mắc ‘sốt xuất huyết kiêng gì? hay sốt xuất huyết uống gì?’, các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò rất quan trọng đối với trẻ bị sốt xuất huyết, cha mẹ cần bổ sung cho trẻ năng lượng đầy đủ, cho trẻ uống nước thường xuyên, sử dụng thức năng mềm, lỏng, dễ tiêu...Không nên cho trẻ sử dụng đồ uống công nghiệp có màu đỏ, màu cam vì trong giai đoạn sốt, trẻ rất dễ bị nôn, nếu uống đồ uống có màu sẽ gây khó khăn cho việc nhận định và chẩn đoán tình trạng bệnh.

Ngoài việc để ý đến vấn đề trẻ “sốt xuất huyết uống gì, sốt xuất huyết kiêng gì?” thì các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý nếu trẻ ăn ít hoặc bị nôn thì cần cho trẻ ăn nhiều bữa để cung cấp đủ năng lượng tránh bị suy dinh dưỡng. Cần tránh các loại thức ăn có nhiều mỡ. Trẻ đang bú mẹ thì nên cho trẻ bú thêm số lần và kéo dài thêm thời gian. Cần dùng thêm sữa để cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ. Trường hợp muốn cho trẻ sốt xuất huyết uống bột sắn dây hay trẻ sốt xuất huyết uống trà gừng thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.

Mục tiêu của chăm sóc và theo dõi trẻ bị sốt xuất huyết là chăm sóc đúng và phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh trở nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế cấp cứu kịp thời. Do vậy, các bậc cha mẹ cần chủ động tìm hiểu các kiến thức liên quan đến căn bệnh này để có biện pháp xử trí kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo