Biện pháp bảo vệ tài sản Nhà nước

Nội dung câu hỏi:  Kính gửi công ty Luật Hoàng Phi, Tôi có 1 câu hỏi muốn hỏi quý công ty như sau: Hiện nay pháp luật Việt Nam quy định có các loại biện pháp nào để bảo vệ quyền sở hữu?

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong hệ thống pháp luật Việt Nam:

–  Biện pháp hành chính.

Luật hành chính bảo vệ quyền sở hữu thông qua việc quy định những thể lệ nhằm quản lý và bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân công dân. Trong một số trường hợp Nhà nước sử dụng biện pháp cưỡng chế bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với một cá nhân hay tổ chức nhất định về mặt vật chất hay tinh thần nhằm buộc các cá nhân hay tổ chức phải thực hiện hay không thực hiện những hành vi nhất định để bảo vệ những quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác; hoặc người đó phải phục tùng những hạn chế nhất định đối với tài sản của mình hoặc tự do thân thể nhằm bảo đảm quyền lợi cho các chủ thể khác. Chủ thể thực hiện quyền bảo vệ này chính là các cơ quan hành chính Nhà nước và trong một số trường hợp nhất định thì Toà án cũng là chủ thể sử dụng các biện  pháp này áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức đã có hành vi vi phạm hành chính xâm phạm đến tài sản, quyền sở hữu tài sản hoặc cản trở trái pháp luật chủ sở hữu.

–  Biện pháp hình sự.

Luật hình sự bảo vệ quyền sở hữu thông qua việc quy định một số hành vi nhất định xâm phạm quyền sở hữu là tội phạm và quy định các mức hình phạt tương ứng với những loại hành vi phạm tội đó. Việc bảo vệ bằng biện pháp hình sự mang tính chất trừng trị và răn đe. Người nào có hành vi xâm phạm đến sở hữu XHCN hoặc xâm phạm sở hữu của công dân  thì phải chịu trách nhiệm pháp lý tùy theo mức độ phạm tội.

–  Biện pháp dân sự.

Luật dân sự bảo vệ quyền sở hữu bằng việc quy định những các phương thức dân sự để có thể tự bảo vệ quyền sở hữu hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu cho mình. Cụ thể căn cứ vào Điều 255 Bộ luật Dân sự 2005 quy định : “chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng các quy định của pháp luật”. Ngoài ra pháp luật dân sự còn quy định cho chủ sở hữu , người chiếm hữu hợp pháp có quyền “yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại” . Cụ thế có thể kiện dân sự trước Tòa án để chủ sở hữu có thể thông qua đó mà đòi lại tài sản của mình đang bị người khác chiếm giữ bất hợp pháp; yêu cầu người khác chấm dứt hành vi cản trở hoặc có quyền yêu cầu ngăn chặn khi chủ sở hữu thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản; hoặc chủ sở hữu có thể đòi người khác phải bồi thường những thiệt hại về tài sản nếu người đó có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình. 

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.

- Ý kiến của Lan là đúng, vì rừng là tài sản Quốc gia, Nhà nước giao cho kiểm lâm, Ủy ban nhân dân quản lý, vì thế các cơ quan này mới quyền can thiệp và xử lý những việc đó.

- Ở trường hợp đó em sẽ báo tới các cơ quan có thẩm quyền đê kịp thời can thiệp

b) Theo em, nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng của công dân thể hiện như thế nào ?

Trả lời:

- Có ý thức bảo vệ tài sản Nhà nước;

- Bảo vệ lợi ích công cộng;

- Chống lãng phí, tham ô, tham nhũng;

- Tiết kiệm;

- Tuyên truyền giáo dục, thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.

- Đấu tranh với hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước.

c) Kể tên một số tài sản nhà nước mà em biết.

Trả lời:

- Đất đai;

- Rừng núi;

- Sông hồ;

- Nguồn nước;

- Tài nguyên trong lòng đất;

- Khu du lịch;

- Mỏ dầu dưới thềm lục địa;

- Nhà xưởng;

- Tư liệu sản xuất của hợp tác xã.

Bài 1 (trang 49 sgk Giáo dục công dân 8): Giờ ra chơi, các bạn nam lớp 8B rủ nhau đá bóng trong sân trường. Đang hăng say, Hùng sút mạnh, quả bóng bay chệch về phía lớp học làm vỡ cửa kính. Thấy thế cả đám liền bỏ chạy. Em hãy nêu ý kiến của mình về việc làm của các bạn nam lớp 8B.

Lời giải:

Việc các bạn lớp 8B đá bóng trong sân trường là sai với nội quy của nhà trường là không được đá bóng trong sân vì xung quanh sân trường là những dãy nhà lớp học.

Khi Hùng sút bóng làm vỡ cửa kính là Hùng đã làm hỏng tài sản của nhà trường, Hùng và các bạn phải có trách nhiệm trước việc làm của mình nhưng lại bỏ chạy trốn đề tránh trách nhiệm là sai. Các bạn nam lớp 8B phải tự kiểm điểm, nhận lỗi vì hành vi của mình và có trách nhiệm bồi thường cho nhà trường.

Bài 2 (trang 49 sgk Giáo dục công dân 8): Ông Tám được giao phụ trách máy pho-to-co-py của cơ quan. Ông giữ gìn rất cẩn thận, thường xuyên lau chùi bảo quản và không cho ai sử dụng. Ngoài những việc của cơ quan, ông thường nhận tài liệu bên ngoài pho-to để tăng thu nhập. Vào mùa thi, ông nhận in tài liệu thu nhỏ để thí sinh dễ mang vào phòng thi.

Hỏi :

a) Việc làm của ông Tám đúng ở điểm nào, sai ở điểm nào, vì sao ?

b) Người quản lí tài sản nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm gì đối với tài sản được giao ?

Lời giải:

a) Điểm đúng của ông Tám: giữ gìn cẩn thận, thường xuyên lau chùi, bảo quản tài sản được giao.

- Điểm chưa đúng của ông Tám:

+ Sử dụng tài sản được Nhà nước giao quản lý vào mục đích bất hợp pháp (In thu nhỏ tài liệu cho thí sinh dễ mang vào phòng thi).

+ Sử dụng tài sản được Nhà nước giao vào mục đích kiếm lời cho cá nhân.

b) Người quản lý tài sản Nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm:

+ Bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô, lãng phí.

+ Không xâm phạm (lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân tài sản Nhà nước).

Bài 3 (trang 49 sgk Giáo dục công dân 8): Học sinh chúng ta thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng bằng cách nào ?

Lời giải:

Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước, lợi ích công cộng của học sinh thể hiện qua các việc làm sau:

- Giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các tài sản trong lớp như bàn ghế, cửa sổ, bóng điện, quạt...

- Thực hiện đúng các quy định của nhà trường (nội quy khi mượn sách ở thư viện, nội quy ở các phòng học chung, nội quy khi học ở phòng thí nghiệm...).

- Không vứt rác bừa bãi ra sân trường, nơi công cộng;

- Đấu tranh chông những hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước;

- Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Bài 4 (trang 49 sgk Giáo dục công dân 8): Nhà nước ta có những biện pháp nào để bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng ? Cho một ví dụ.

Lời giải:

- Nhà nước thực hiện quản lý tài sản bằng việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân (tài sản Nhà nước).

- Tuyên truyền, giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước, lợi ích công cộng.

Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong dân sự (qui định từ Điều 164 đến Điều 170 Bộ luật dân sự 2015)
– Biên pháp tự bảo vệ: Được thực hiện moi biện pháp, miễm không trái pháp luật
Yêu cầu Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác can thiệp bảo vệ, khôi phục lại quyền của chủ thể (Buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.)

» Luật sư tranh tụng vụ án dân sự

Điều 163. Bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

1. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.

2. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.

Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 165. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:

a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.

2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Điều 166. Quyền đòi lại tài sản

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.

Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình

Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

Điều 168. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình

Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này.

Điều 169. Quyền yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.

Điều 170. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.

» Tư vấn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

» Tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự