Các nhóm tá dược trong bào chế dung dịch thuốc

Tá dược là các chất không hoạt tính (dược lý hoặc sinh học) được lựa chọn để xây dựng công thức bào chế cùng với các thành phần hoạt chất khác của thuốc, nhằm mục đích xây dựng công thức bào chế thuốc. Công thức bào chế thuốc có chứa các thành phần hoạt chất có tác dụng dược lý mạnh (hoạt lực mạnh), cần phải có các chất độn hay pha loãng là một trong các vai trò của tá dược. Tính chất này cho phép thực hiện thuận tiện và chính xác phân tán thuốc (các hoạt chất) khi sản xuất một dạng bào chế. Tá dược cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng giải phóng và hấp thu của dược chất trong cơ thể tức là ảnh hưởng đến đáp ứng lâm sàng của thuốc (các quá trình dược động học của thuốc trong cơ thể). Tá dược cũng có ích cho các quá trình sản xuất, pha chế thuốc như làm tăng độ hòa tan của thuốc, làm tăng tính chất trơn chảy của hạt thuốc (dập viên, đóng nang), tá dược còn đóng vai trò quan trọng trong độ ổn định của thuốc (dược chất, dạng bào chế) giúp thuốc đạt được tuổi thọ như mong muốn.

Chất chống dính được sử dụng để giảm độ dính giữa các hạt thuốc và làm cho các viên thuốc không bị dính vào nhau. Chất thường được dùng là magie stearat.

Chất kết dính

Chất kết dính giúp gắn các thành phần trong thuốc lại với nhau. Chất kết dính tạo một lực liên kết đủ mạnh giữa các hạt trong thuốc, và giúp tăng thể tích của các chất kém hoạt động trong thuốc. Chất kết dính thường dùng là:

  • Saccharide và các dẫn xuất:
    • Disaccharide: sucrose, lactose;
    • Polysaccharide và các dẫn xuất: tinh bột, cellulose hoặc các chế phẩm của cellulose như microcrystalline cellulose và cellulose ether như hydroxypropyl cellulose (HPC);
    • Đường polyol như xylitol, sorbitol, maltitol;
  • Protein: gelatin;
  • Polyme tổng hợp: polyvinylpyrrolidon (PVP), polyetylen glycol (PEG)...

Chất kết dính được phân loại theo mục đích sử dụng:

  • Chất kết dính hòa tan được hòa tan trong một dung dịch (như nước hoặc ethanol) dùng trong thuốc dạng nước. Ví dụ gelatin, cellulose, chế phẩm cellulose, polyvinylpyrrolidon, tinh bột, sucrose và polyetylen glycol.
  • Chất kết dính khô được thêm vào thuốc bột hoặc trong quy trình ép thuốc bột. Ví dụ cellulose, metyl cellulose, polyvinylpyrrolidon và polyetylen glycol.

Chất bao phủ

Vỏ bao thuốc bảo vệ thuốc khỏi sự phân hủy bởi độ ẩm, hoặc giúp cho những loại thuốc có mùi vị khó chịu dễ được nuốt hơn. Phần lớn các thuốc được bọc bởi một lớp cellulose ether hydroxypropyl metylcellulose (HPMC) không chứa đường và không chứa chất gây dị ứng. Thỉnh thoảng một vài chất khác được dùng như các loại polyme tổng hợp sơn cánh kiến, protein bắp zein hoặc các polysaccharide khác. Thuốc nang thường được bao bọc bởi gelatin.

Chất làm tan

Chất làm tan tan ra và hòa tan khi gặp nước, làm cho viên thuốc vỡ ra trong ống tiêu hóa, giải phóng các hoạt chất, giúp cho sự hấp thu. Chúng có vai trò bảo đảm khi viên thuốc gặp nước, thuốc sẽ bị vỡ ra thành nhiều mẩu nhỏ, tăng sự hòa tan.

Ví dụ các chất làm tan:

  • Các polyme mạch cầu: polyvinylpyrrolidon mạch cầu (crospovidon), natri carboxymetyl cellulose mạch cầu (croscarmellose natri).
  • Tinh bột biến tính...

Chất làm đầy

Chất làm đầy làm tăng thể tích của viên thuốc, giúp cho việc sản xuất và tiêu thụ thuận tiện hơn. Do làm tăng thể tích của thuốc, nó làm cho thuốc có thể tích phù hợp giúp bệnh nhân dễ uống hơn. Chất làm đầy tốt phải trơ về mặt hóa học, phù hợp với các thành phần khác, không hút ẩm, rẻ, kết đặc tốt, không có vị hoặc có vị dễ chịu. Cellulose một loại chất làm đầy được dùng phổ biến trong thuốc viên và thuốc nang. Dicalci phosphat cũng thường được dùng. Một số loại dầu thực vật cũng hay được dùng trong thuốc nang. Các chất làm đầy khác gồm có: lactose, sucrose, glucose, mannitol, sorbitol, calci cacbonat, magiê stearat.

Hương liệu

Chất tạo mùi được dùng để làm lấn át vị khó chịu của hoạt chất và giúp cho bệnh nhân chịu uống thuốc hơn. Nó có thể có nguồn gốc tự nhiên (chiết xuất từ hoa quả) hoặc tổng hợp.[1]

Ví dụ, để cải thiện:[1]

  • vị đắng - dùng mùi bạc hà, anh đào hoặc hồi
  • vị mặn - dùng mùi đào, mơ hoặc cam thảo
  • vị chua - dùng mùi quả mâm xôi hoặc cam thảo
  • vị rất ngọt - dùng mùi vani

Màu thực phẩm

Chất tạo màu được dùng để làm tăng mẫu mã cho thuốc. Độ bền của màu giúp dễ phân biệt các loại thuốc.

Chất bảo quản

Các chất bảo quản thường được dùng là

  • Chất chống oxy hóa như vitamin A, vitamin E, vitamin C.
  • Các amino acid như cysteine và methionine
  • Acid citric và natri citrat

Chất làm ngọt

Chất làm ngọt được dùng để làm cho thuốc có vị dễ chịu, nhất là các loại thuốc nhai như antacid hay thuốc nước như xirô ho. Đường cũng có thể được dùng để lấn át mùi, vị của thuốc.

  • Dược học
  • Hoạt chất
  • Dược lý học

  1. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2009.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tá_dược&oldid=67140128”

Các nhóm tá dược trong bào chế dung dịch thuốc

Rate this post

Các nhóm tá dược trong bào chế dung dịch thuốc
dung dịch natri clorid

I. Đại cương về dung dịch thuốc

1.Dung dịch thuốc là những chế phẩm lỏng được điều chế bằng cách hòa tan dược chất vào dung môi( 1 dung môi hoặc hỗn hợp các dung môi)

2.phân loại +theo cấu trúc hóa lý gồm dd thật, dd keo, dd cao phân tử

+theo bản chất của dung môi gồm dd nước, dd dầu, dd cồn

+theo trạng thái tập hợp của tiểu phân trong dung môi gồm dd lỏng/lỏng, dd rắn/lỏng, dd khí/lỏng

+theo xuất xứ của công thức pha chế

3.thành phần: dược chất,dung môi, chất phụ(chất làm tăng độ tan, chất làm tăng độ ổn định, chất màu, chất thơm…)

II. Dung môi dùng trong bào chế dung dịch thuốc

1.Nước

-có diện hòa tan rộng. Là dung môi phân cực mạnh nên hòa tan dễ dàng các chất phân cực như acid, đường chứa nhóm phân cực…

-nước thường được dùng trong bào chế là nước cất được điều chế từ nước sinh hoạt bằng phương pháp cất.

-ngoài ra còn dùng nước khử khoáng: là nước tinh khiết đã được loại sạch tạp ion bằng phương pháp hấp phụ ion.

2.Ethanol

-hòa tan với nước và glycerin theo bất kỳ tỷ lệ  nào.

-khi trộn ethanol với nước sẽ có hiện tượng tỏa nhiệt và co thể tích do hiện tượng hydrat hóa các phân tử ethanol để tạo thành phức hợp phân tử.

-với 1 số chất hỗn hợp ethanol với nước có khả năng hòa tan cao hơn so với nước hoặc ethanol riêng rẽ.

-tác dụng riêng sát khuẩn với nồng độ trên 10%

-nhược điểm: dễ bay hơi, dễ cháy nổ, kết tủa với albumin và các enzym, dễ bị oxy hóa, không hàn toàn trơ về mặt dược lý.

3.Glycerin

-là chất lỏng, sánh, không màu, vị ngọt, ddộ nhớt cao

-hòa tam với ethanol và nước ở bất kỳ tỷ lệ nào

-glycerin khan dễ hút ẩm, thường gây kích ứng da và niêm mạc nên được dùng dạng dược dụng có tỷ trọng 1,225-1,235 chứa 3% nước.

-tác dụng sát khuẩn với nồng độ trên 25%

4.glycol và dẫn chất: butylenglycol, propylenglycol, polyetylenglycol,…

5.dầu thực vật: dầu lạc, dầu hướng dương,…

6.cloroform: thường làm dung môi chiết xuất, ít dùng trong dung dịch thuốc.

III. Kỹ thuật điều chế dung dịch thuốc

các giai đoạn chính: cân/đong dược chất,dung môi

hòa tan

lọc

hoàn thiện sản phẩm

1.cân/đong dược chất, dung môi

cân đong chính xác đảm bảo hàm lượng thuốc theo quy định ( cân bằng cân phân tích, đong thể tích bằng hệ thống buret,…)

2. hòa tan

-quá trình hòa tan xảy ra theo nguyên lý nhiệt đọng học trong điều kiện khi biến thiên thế đẳng áp nhoe hơn không theo phương trình ΔG=ΔH-TΔS

trong đó ΔH là nhiệt  tỏa ra hay thu vào khi hòa tan. ΔS là entropy của hệ, T là nhiệt độ

-các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan:nhiệt độ, bản chất và đặc điểm cấu trúc chất tan và dung môi, kết tinh đa hình solvat hóa, pH dung dịch, kích thước tiểu phân, ion cùng tên, chất điện ly trong dung dịch

-các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ hòa tan: nhiệt độ,kích thước tiểu phân và sự khuấy trộn.

-các phương pháp hòa tan đặc biệt: tạo dẫn chất dễ tan

dùng hỗn hợp dung môi

dùng chất trung gian thân nước

dùng chất diện hoạt(chất hoạt động bề mặt)

Các nhóm tá dược trong bào chế dung dịch thuốc
máy lọc chân không

3.lọc dung dịch

-tốc độ lọc phụ thuộc vào:diện tích bề mặt lọc(tỷ lệ thuận), bán kính lỗ lọc, hiệu số áp suất tác dụng lên 2 bề mặt màng lọc, chiều dài mao quản, độ nhớt của dung dịch cần lọc.

-vật liệu lọc:giấy lọc, phễu lọc, bông, vải,len dạ,…

4.hoàn thiện sản phẩm

-kiểm tra chất lượng:phải đạt các yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng đề ra

-dung dịch thuốc được đóng trong  lọ thủy tinh hoặc lọ chất dẻo đạt yêu cầu chất lượng theo Dược điển đề ra

-năp, nút cao su không được hấp phụ dược chất, không đưa tạp chất vào thuốc.

5.lưu trữ, bảo quản.