Cách điều trị bệnh ghẻ ở lợn

Ghẻ là một bệnh ngoài da do ngoại ký sinh trùng gây ra với đặc điểm là sưng tấy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của heo.

Các tên khác: Sarcoptic mange, Sarcoptes scabiei, scabies

Thông tin

Ghẻ là một bệnh ngoài da do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra. Người ta thường không tìm thấy bệnh ghẻ do Demodex phylloides gây ra trên heo. Ghẻ sarcoptic là phổ biến nhất và đáng lưu ý vì nó gây khó chịu cho heo, khiến heo phải cọ xát nhiều và gây tổn thương da. Nó làm giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn. Vòng đời của con mạt/con ghẻ ngắn, mất 14-15 ngày để hoàn thành. Con mạt chết nhanh nếu rời khỏi vật chủ là heo trong vòng ít hơn năm ngày ở hầu hết các điều kiện (mặc dù có thể từ vài giờ đến 15 ngày). Điều quan trọng là phải ghi nhớ điều này để kiểm soát bệnh ghẻ. Nếu một trại không có con mạt, thì bệnh ghẻ là một trong những bệnh dễ phòng ngừa nhất, bởi vì bệnh chỉ có thể xâm nhập vào trại qua những động vật bị mạt kí sinh. Tuy nhiên, sau khi xâm nhập được vào trại, nó có xu hướng trở thành loài đặc hữu nếu không thực hiện các biện pháp loại trừ.

Triệu chứng

Với bệnh cấp tính:

  • Heo lắc tai.
  • Chúng cọ người liên tục vào thành chuồng. Khoảng ba đến tám tuần sau khi bị nhiễm trùng ban đầu, da trở nên nhạy cảm với protein của con mạt, và heo có thể bị dị ứng dữ dội dẫn đến nổi các đốm đỏ nhỏ bao phủ toàn bộ da của chúng.
  • Ngứa ngáy dữ dội có thể khiến con vật gãi đến mức chảy máu.
  • Các chấm đỏ nhỏ khắp da.

Với bệnh mãn tính:

  • Các bệnh tích dày, giống như amiăng (asbestos) xuất hiện ở tai, hai bên cổ, khuỷu tay, mặt trước của khớp gối và phần lưng của cổ.
  • Ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi thức ăn và tăng trọng hàng ngày, đặc biệt là trong trường hợp nhiễm trùng nặng.

Nguyên nhân / Yếu tố đóng góp

  • Con mạt/con ghẻ lây trực tiếp từ heo sang heo, qua tiếp xúc với da hoặc tiếp xúc với các bề mặt mới bị vấy nhiễm.
  • Nọc giống góp phần vào việc nhiễm ghẻ kéo dài trong trang trại vì nó thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với da của những heo nái giống và trở thành là vật mang trùng mãn tính.
  • Nếu heo được nuôi theo bầy (nuôi nhốt chung), việc lây lan sẽ dễ dàng hơn.
  • Mua phải heo mắc bệnh.
  • Sử dụng ô chuồng liên tục.
  • Nếu không thực hiện các biện pháp kiểm soát hoặc không đưa ra biện pháp điều trị, nó sẽ dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng.

Chẩn đoán

Chẩn đoán được xác nhận bằng cách chứng minh có con mạt hiện diện. Lấy mẫu da từ các bệnh tích đáng ngờ, đặc biệt là từ bên trong tai. Có thể dùng thìa cà phê để lấy mẫu từ bên trong tai. Có thể nhìn thấy mạt bằng mắt thường; chúng tròn và dài 0,5 mm. Để thấy rõ được con mạt, hãy đặt ráy thu được từ tai lên một tờ giấy đen và để ở đó trong 10 phút.

Ngoài ra còn có một xét nghiệm ELISA để thực hiện xét nghiệm máu, mặc dù không phổ biến.

Kiểm soát/Phòng ngừa

Ghẻ là một bệnh tốn kém, không chỉ vì ảnh hưởng về mặt kinh tế trên heo, mà còn do chi phí và nhu cầu điều trị lặp đi lặp lại và làm hỏng thiết bị trang trại.

Ngoại ký sinh trùng trên lợn hay bệnh ghẻ là một bệnh ngoài da rất phổ biến ở lợn. Nguyên nhân gây bệnh là do Sarcoptes scabiei suis gây ra. Ngay từ tên bà con cũng dễ thấy, đây là một loại ngoại ký sinh trùng - nó được đánh giá là mầm gây bệnh thường gặp nhất của lợn. 

Cách điều trị bệnh ghẻ ở lợn


Bên cạnh đó, nguyên nhân gây bệnh khác là do các loại ve rận, bọ chét và nấm. Do công tác chăn nuôi lợn tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, điều này trực tiếp dẫn tới việc, bệnh ngoại ký sinh trùng trên lợn phổ biến và khó kiểm soát

Triệu chứng lâm sàng bệnh ngoại ký sinh trùng

Triệu chứng lâm sàng của bệnh là ngoại ký sinh trùng sẽ đào hang ở da, hút dịch viêm và ăn các tế bào non. Điều này khiến lợn ngứa ngáy, khó chịu, liên tục chà xát vào tường, rào ngăn và dẫn đến viêm da. 

Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là những nốt nhỏ màu đỏ xuất hiện trên da lợn. Các nốt này có vảy, diện tích các vảy lan rộng và dày lên theo thời gian lợn nhiễm bệnh. Nếu không phát hiện sớm, lợn sẽ bị nhiễm trùng kế phát, nặng hơn các vết thương sẽ viêm, có mủ, dịch khó điều trị. Những mụn mủ nổi lên toàn thân lợn khiến kém ăn, giảm tăng trọng và lây lan nhanh chóng cho các lợn khác trong đàn.

Bệnh kéo dài, lợn sẽ rụng hết lông, dày và nhăn nheo với các lớp vảy dày, khô. 

Lợn bị ghẻ có dễ phát hiện không?

Thực tế, bà con chăn nuôi chỉ phát hiện ra bệnh khi da lợn xuất hiện các nốt đỏ. Tuy nhiên đây không phải là biểu hiện đặc thù nên nhiều bà con sẽ nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm da, nấm da, bệnh đậu lợn, lợn bị bỏng nắng và dị ứng với ánh sáng hay các bệnh truyền nhiễm…

Bên cạnh đó, ở mỗi vùng sẽ khác nhau do sự khác biệt về khí hậu và môi trường, hệ thống chăn nuôi lợn, bệnh ngoại ký sinh trùng cũng sẽ có những biểu hiện khác biệt. Do vậy, bà con cần đặc biệt quan sát và nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia để phát hiện bệnh. 

Những điều cần làm khi phát hiện lợn mắc bệnh ngoại ký sinh trùng

Khi bà con phát hiện lợn mắc bệnh ngoại ký sinh trùng, cần ngay lập tức thực hiện các biện pháp sau để hạn chế việc lây lan bệnh sang toàn đàn: 

  • Cách ly toàn bộ lợn bệnh ghẻ ra 1 nơi riêng biệt.
  • Dọn dẹp, phun sát trùng định kỳ 2-3 lần/tuần toàn bộ trong và ngoài trại.
  • Tắm rửa sạch sẽ, khô ráo cho từng lợn bệnh.
  • Tăng sức đề kháng cho lợn: bổ sung điện giải, vitamin, các nguyên tố vi lượng, các vi sinh vật có lợi để cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột…

Trong trường hợp, điều trị mà thấy lợn vẫn không khỏi, bà con cần kiểm tra lại toàn bộ công tác vệ sinh của chuồng trại để đảm bảo mầm bệnh đã được diệt sạch. Đồng thời sử dụng các loại dung dịch sát trùng phun lên da của toàn bộ lợn bệnh 1 lần/ngày, trong 3-4 ngày liền.

Cách điều trị bệnh ngoại ký sinh trùng ở lợn

Sau thời gian dài là một trong những sản phẩm “Best Seller” của Viavet, chúng tôi rất tự tin giới thiệu tới bà con sản phẩm Viamectin 25 - Thuốc đặc trị, nội và ngoại ký sinh trùng với thành phần trong 100ml chứa:

  • Ivermectin...........................................250 mg
  • Dung môi vừa đủ..............................100 ml
     

Cách điều trị bệnh ghẻ ở lợn

Viamectin 25 được chỉ định tẩy sạch các loại nội ký sinh: Giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, giun phổi, giun xoắn, giun lươn, giun tim. Đồng thời, diệt sạch các loại ngoại ký sinh: ve, ghẻ, chấy, rận, bọ chét ở trâu, bò, dê, cừu, lợn, chó, mèo.

Viamectin 25 có cách dùng và liều lượng khá đơn giản. Bà con tiêm dưới da (S.C) lợn: 1,5ml/10kgTT. Thuốc thú y Việt Anh Viavet cũng mong rằng bà con sẽ lặp lại sau 07 ngày để thuốc phát huy hết tác dụng. 

Lưu ý, thuốc cần được dừng trước 7 ngày khi thịt. 

Bên cạnh đó, bà con có thể sử dụng Thuốc thú y - VIATOX - một sản phẩm diệt sạch ngoại ký sinh được đông đảo bà con tin dùng với thành phần trong 100ml chứa:

Deltamethrin..................................5 mg

Dung môi vđ...............................100 ml

Thuốc được chỉ định diệt và phòng bọ chét, bọ, ve, chấy, rận, ghẻ, ruồi, kiến, gián, mối, bọ, mạt....ở chó, mèo, heo, dê, cừu, bò, gà và trong gia đình. Bà con chỉ cần Phun ngược chiều lông cho đều toàn thân, với khoảng cách 10 cm, đặc biệt là vùng đầu, tai, cổ, bàn chân và đuôi của lợn để diệt sạch các loại ngoại ký sinh.

Trên đây là tổng hợp các thông tin về cách nhận biết, phòng và điều trị bệnh do ngoại ký sinh trùng gây nên ở lợn. Rất mong bà con sẽ lưu tâm. Để nắm thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, bà con vui lòng truy cập liên kết giới thiệu sản phẩm https://vietanhviavet.com/thuoc-thu-y-viacostrim để có thể tìm hiểu và tìm mua sản phẩm. 

Công ty cổ phần đầu tư liên doanh Việt Anh, đơn vị sản xuất hàng trăm sản phẩm thuốc thú y chất lượng khác rất hân hạnh được phục vụ bà con. 

Việt Anh luôn đưa ra các sản phẩm thuốc thú y uy tín, chất lượng cao và nỗ lực hết mình vì chăm sóc sức khỏe vật nuôi nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung. 

Để biết thêm thông tin về các sản phẩm thuốc và thực phẩm hỗ trợ chất lượng trong chăn nuôi từ Việt Anh Viavet bạn có thể ghé thăm website: https://vietanhviavet.com/collections/san-pham