Cách đo chỉ số spo2

Khi mắc Covid-19, một số bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng thiếu oxy thầm lặng, tức độ bão hòa oxy trong máu giảm nhưng bệnh nhân vẫn hoàn toàn thấy khỏe mạnh và không hề khó thở. Do đó việc đo nồng độ oxy trong máu sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện được tình trạng này và can thiệp y tế kịp thời.

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bách, Bác sĩ Nội hô hấp, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City

1. 6 bước kiểm tra độ bão hòa oxy trong máu (SpO2) tại nhà

Để kiểm tra độ bão hòa oxy trong máu (SpO2) tại nhà bạn có thể thực hiện theo 6 bước sau:

  • Bước 1: Làm sạch móng tay, không để móng tay dài, móng giả, sơn móng tay
  • Bước 2: Nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo.
  • Bước 3: Xoa 2 bàn tay để làm ấm tay.
  • Bước 4: Bật máy, đưa ngón tay giữa hoặc ngón trỏ vào miệng của máy để ngón tay được kẹp chặt.
  • Bước 5: Nhấn nút nguồn để khởi động máy. Không cử động tay trong khi đo. Kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây.
  • Bước 6: Khi kết thúc đo, rút ngón tay ra, sau vài giây máy sẽ tự tắt, ghi lại kết quả đo.

Tuy nhiên, các kết quả đo có thể không chính xác đối với những người đã từng sử dụng thuốc cản quang, những người có nồng độ hemoglobin bất thường, đặc biệt đối với các trường hợp ngộ độc carbon monoxide và ngộ độc các chất gây methemoglobin, những người bị hạ huyết áp, co thắt mạch máu nghiêm trọng, thiếu máu hoặc hạ thân nhiệt.

Bên cạnh đo Spo2, F0 cần liên hệ nhân viên y tế khi nhịp mạch nhỏ hơn 60 lần/phút hoặc lớn hơn 100 lần/phút khi người được đo đang nghỉ ngơi. Ngưỡng giá trị này không áp dụng cho trẻ em, các vận động viên và những người có tiền căn bệnh lý tim mạch, rối loạn nhịp tim.

Chỉ số SpO2 được xem là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể, được ứng dụng trong hồi sức cấp cứu, phát hiện ngộ độc khí CO, chẩn đoán huyết áp thấp, chẩn đoán thiếu máu, phát hiện giảm thông khí khi bệnh nhân đang thở bình thường, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý hô hấp.

Cách đo chỉ số spo2

Kiểm tra độ bão hòa oxy trong máu

2. Tham khảo thang đo chỉ số SpO2 tiêu chuẩn

Chúng ta có thể tham khảo thang đo chỉ số SpO2 tiêu chuẩn dưới đây:

  • SpO2 từ 97 - 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt
  • SpO2 từ 94 - 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy
  • SpO2 từ 90% - 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, cần xin ý kiến của bác sĩ chủ trị
  • SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: Dấu hiệu suy hô hấp rất nặng
  • SpO2 dưới 90%: Biểu hiện của một ca cấp cứu trên lâm sàng
  • Chỉ số SpO2 ở trẻ sơ sinh: trên 94%

Cách theo dõi chỉ số SpO2:

Nhằm có được số đo chính xác, cần theo dõi chính xác sóng SpO2 theo nhịp đập của mạch. Theo dõi chặt chẽ, liên tục để cảnh giác các báo động xảy ra để xử trí kịp thời khi SpO2 xuống thấp.

Các chú ý khi đo chỉ số SpO2:

Nếu bệnh nhân dùng máy đo dài ngày thì cần phải lưu ý vì có thể bị tổn thương ở ngón tay dùng để đo, hoặc khi đầu dò kẹp tay quá chặt.

Nếu bệnh nhân có SpO2 quá thấp, cần phải quan sát những biểu hiện lâm sàng để cấp cứu kịp thời.

Giá trị SpO2 cũng có thể không chính xác nếu bệnh nhân bị tụt huyết áp hoặc co mạch khiến dòng máu và độ nảy ở tiểu động mạch bị giảm.

Trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc khí CO thì ngoài việc đo SpO2 cần phải thực hiện xét nghiệm khí máu động mạch để đánh giá chính xác độ bão hòa oxy trong máu.

Hướng dẫn cách đo Spo2 tại nhà đúng cách

XEM THÊM:

  • Cơ chế gây ngộ độc khí CO
  • Dấu hiệu ngộ độc khí carbon monoxide
  • Buồn nôn, khó thở, đau thắt ngực có phải dấu hiệu nhồi máu cơ tim?

Khi bạn hoặc những người thân yêu mắc bệnh, sự lo lắng và bối rối vì không rõ nên làm gì, chăm sóc như thế nào là tốt nhất là điều dễ hiểu. Đặc biệt đối với những người bệnh nặng, luôn cần theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn. MEDLATEC sẽ hướng dẫn cho bạn cách xác định chỉ số SpO2 bình thường và bất thường qua bài viết sau đây.

12/10/2021 | Những lưu ý khi chăm sóc và theo dõi chỉ số SpO2 ở bệnh nhân Covid-19 tại nhà
12/10/2021 | Hướng dẫn cách sử dụng bình oxy y tế tại nhà an toàn, hiệu quả
29/09/2021 | Giải đáp: Bệnh nhân mắc Covid-19 khi nào cần sử dụng bình oxy?

1. Thông tin về chỉ số SpO2 

Khi không khí được đưa vào cơ thể, hệ thống hô hấp sẽ giữ lại khí Oxygen bằng cơ chế lọc tại phổi. Đồng thời các hemoglobin trong máu vận chuyển chúng đến mọi tế bào trong cơ thể, nhằm duy trì các chức năng sinh lý và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

SpO2 có tên gọi cụ thể là Saturation of peripheral Oxygen, là chỉ số thể hiện mức độ bão hòa Oxygen trong máu có thể đo được ở tế bào ngoại vi. Đặc biệt là những bệnh nhân đang có chuyển biến xấu, có nguy cơ suy hô hấp và suy tuần hoàn cao sẽ luôn cần được theo dõi liên tục chỉ số này, song song với các dấu hiệu sinh tồn khác như mạch, nhịp tim, nhịp thở,…

Chỉ số SpO2 bình thường

Khi cơ thể ở trong trạng thái bình thường, các chức năng sinh lý hoạt động ổn định, không có các dị vật hoặc tác nhân làm cản trở quá trình hô hấp, chỉ số SpO2 sẽ dao động ở mức 95 - 100%.

Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh mà mức giới hạn sẽ có sự dao động khác nhau. Để hiểu rõ điều này, bạn cần tham vấn kỹ với bác sĩ về tình hình sức khỏe hiện tại của bệnh nhân nói chung và các dấu hiệu sinh tồn nói riêng, đảm bảo hiệu quả chăm sóc cách tốt nhất.

Cách đo chỉ số spo2

Chỉ số SpO2 bình thường sẽ dao động ở mức 95 - 100%

Chỉ số SpO2 bất thường

Nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy thiết yếu và không được hỗ trợ, can thiệp kịp thời, cơ thể sẽ rơi dần vào trạng thái đình trệ, suy kiệt cuối cùng là tử vong. Với những bệnh nhân vẫn còn khả năng chăm sóc, họ có thể chủ động gọi hoặc ra hiệu cho người thân hoặc nhân viên y tế giúp đỡ. Còn trong tình huống là bệnh nhân hôn mê sẽ có nguy cơ rất cao dẫn đến hậu quả đáng tiếc. 

Chỉ số SpO2 được gọi là thấp hay thiếu lượng Oxygen trong máu là dưới 95%. Và có các mức cụ thể về tình trạng theo chỉ số đo như sau : 

  • Chỉ số SpO2 dao động từ 94 đến 96%: lượng oxy trong máu đang ở mức trung bình nhưng chưa đáng báo động, cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn thở oxi và vẫn có thể chăm sóc tại nhà.

  • Chỉ số SpO2 dao động từ 90 đến 93%: chỉ số báo động tình trạng nguy hiểm, cần được hỗ trợ ngay.

  • Dưới 90%: tình trạng khẩn cấp, cần được áp dụng các biện pháp cấp cứu ngay. 

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý chỉ số nhịp tim của bệnh nhân (thông thường các máy đo SpO2 đều có hiển thị kết quả nhịp tim kèm theo):

  • Mạch nhanh: kết quả từ 100 lần/phút trở lên.

  • Mạch chậm: dưới 60 lần/phút.

Cách đo chỉ số spo2

Máy đo chỉ số SpO2 hiện nay thường kiêm thêm chức năng đo nhịp tim (dòng chữ PRbpm)

2. Kết quả chỉ số SpO2 đo được có bị tác động làm sai lệch không?

Mặc dù chỉ số SpO2 có thể dễ dàng kiểm tra một cách đơn giản với máy Pulse Oximeter rất thông dụng trên thị trường. Tuy nhiên, bạn đọc cũng nên lưu ý một số yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo như sau:

Người bệnh có sơn móng tay/chân

Lớp sơn có thể ảnh hưởng đến sự chính xác của tín hiệu từ máy và cho ra kết quả sai lệch. Vì vậy, bạn cần chắc chắn đã tẩy sạch lớp sơn trên móng trước khi đo cho bệnh nhân.

Nhiễu do cử động

Để xác định chính xác chỉ số SpO2 bình thường hay bất thường, bệnh nhân cần cố gắng giữ yên vị trí đo để máy không bị nhiễu do cử động nhiều. Đồng thời, nên cho người bệnh nghỉ ngơi khoảng 5 - 10 phút với tư thế thoải mái, mạch và nhịp thở trở lại trạng thái ổn định sẽ cho ra kết quả chính xác hơn.

Chất lượng thiết bị

Thiết bị đo phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành nhằm đảm bảo sự chính xác cho thiết bị. Không nên sử dụng thiết bị trôi nổi ngoài thị trường vì khả năng xảy ra tình trạng sai lệch là rất cao.

Thời tiết lạnh

Các mạch máu ngoại biên tại tay hoặc chân thường bị co lại hơn trong môi trường nhiệt độ thấp, có thể khiến việc kết quả kiểm tra bị sai lệch. Vì vậy, người bệnh cần được chú ý ủ ẩm trước khi đo.

Một số yếu tố khác

  • Hiện đang sử dụng thuốc vận mạch.

  • Huyết áp thấp.

  • Môi trường ánh sáng quá mạnh.

3. Một số dấu hiệu nhận biết độ bão hòa oxy bất thường không cần sử dụng máy

Nếu bạn không có sẵn máy đo SpO2, bạn cần nắm rõ cách nhận biết một số dấu hiệu và triệu chứng đi kèm với tình trạng giảm độ bão hòa oxy trong máu như sau:

  • Nhịp thở không đều, có biểu hiện khó thở.

  • Âm thở bất thường: tiếng thở rít, khò khè,…

  • Sử dụng cơ hô hấp phụ để thở: co kéo hõm ức, khoảng gian sườn.

  • Da xanh tím ở môi, ngón tay, ngón chân,…

  • Rối loạn tri giác: vật vã, kích động, hôn mê,…

Cách đo chỉ số spo2

Ngoài việc đo chỉ số SpO2 bằng máy, bạn cũng cần ghi nhớ những dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm trên người bệnh

4. Theo dõi SpO2 quan trọng như thế nào đối với bệnh nhân mắc COVID-19? 

Như đã nói trên, việc đánh giá kết quả chỉ số SpO2 có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc bệnh có nguy cơ chuyển biến nghiêm trọng như COVID-19. Cần thường xuyên theo dõi bệnh nhân để nhằm phát hiện các tiến triển bất thường trên cơ thể, đồng thời giúp bác sĩ phân loại bệnh nhân và áp dụng biện pháp điều trị, hỗ trợ phù hợp, ngăn chặn kịp thời các biến chứng nguy hiểm và nguy cơ tử vong cho người bệnh.

Với các bệnh nhân mắc bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng hô hấp nói chung, việc theo dõi và xác định chỉ số SpO2 bình thường và bất thường có vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc nâng cao kiến thức sẽ giúp chăm sóc người bệnh cách tốt hơn, đồng thời vượt qua được các giai đoạn chuyển biến nghiêm trọng của bệnh. Nếu bạn còn những vấn đề thắc mắc liên quan, hãy liên lạc với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với số 1900.56.56.56 để được tư vấn cụ thể và chi tiết.