Cách làm Kombucha chuối

access_time 27 Tháng hai, 2020 person Mạc Linh

OH CHEWCHA KHÁC GÌ SO VỚI KOMBUCHA TỰ NUÔI TẠI NHÀ? 

LÀ CÂU HỎI RẤT RẤT RẤT NHIỀU CHỊ QUAN TÂM VÀ GỬI TỚI CHÚNG EM.

Tụi mình í, tự tay làm món gì yêu thích là rất vui. Mà hông phải vậy đâu, lúc buồn cũng lôi mấy món đó ra làm ra chơi lận^^ Ví như nấu chè, pha trà, ngâm bồ hòn emzym vậy đó. Nên là, nếu tự làm được, chúng mình rất khuyến khích nha. Mấy việc này các bà mẹ nội trợ, hoàn toàn dành thời gian cho con cái ở nhà hay làm lắm luôn❤

Kombucha cũng vậy thôi hà, các chị có thể tự nuôi để dùng. Như đang nuôi thêm một con Pet cưng, ngày ngày đi vô đi ra, ngó ngó cái, hồi hộp xem nó lớn, cũng gọi là sở thích nha.

Còn với các mẹ bận rộn với công việc, công thêm việc chăm sóc gia đình, con cái, không có đủ thời gian mà yêu thích lối sống, ăn uống tự nhiên, lành mạnh. Thì lựa chọn một sản phẩm có sẵn sẽ hợp lý hơn cho mình.

Vậy Oh Chewcha khác Kombucha ở điểm nào?

- Về quy trình: cơ bản nó hoàn toàn giống nhau, đó là quá trình lên men từ trái cây trong một khoảng thời gian cùng con men gốc, chỉ khách nhau về đầu vào nguyên liệu và đầu ra có hương vị như thế nào. Oh Chewcha sử dụng hoàn toàn trái Chuối chín canh tác không hóa chất, quá trình lên men 3-9 tháng KHÔNG dùng tới đường và nước. Thu được nước cốt ở dạng đậm đặc tối màu.

- Về thời gian sử dụng: việc tự nuôi ở nhà yêu cầu chúng mình phải chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng, nếu không, quá trình lên men chuyển hóa thành giấm, và sau đó thành rượu diễn ra rất nhanh. Nếu không kiểm soát được, thì việc uống hằng ngày sẽ không còn đảm bảo và phải liên tục nuôi cho đợt mới. Riêng với Oh ChewCha, nhà mình để dùng 1 năm, nước cốt thu được giàu dinh dưỡng và lợi khuẩn, quá trình chuyển hóa sau khi thu được diễn ra cực kỳ chậm, không làm mất đi dinh dưỡng của thành phẩm.

- Về hương vị: Oh Chewcha có màu tối, vị chua chua ngọt ngọt, pha cùng nước lọc nguội hoặc ấm, cho đá uống như một thứ đồ uống giải khát.

- Cảm quan: Oh Chewcha uống vào có mùi thơm, lưu hương trong miệng rất rõ, từ ngọt chua chua đến ngọt đầy miệng. Với người uống lần đầu, có thể hơi nồng vị chuối lên men. Cảm giác khi uống vào, bạn sẽ ứa nước bọt ra.Và cuối cùng, Oh Chewcha tiện hơn cho cả gia đình bạn đều có thể sử dụng hàng ngày, bất cứ lúc nào khát hoặc thèm.

Chúc các bạn luôn có một niềm yêu riêng, yêu lối sống lành mạnh và tràn đầy năng lượng❤


Một trong những món đầu tay mà mình hay sử dụng là trà Kombucha, tên tiếng Việt là trà thủy sâm, trà bất tử...

Lịch sử của nó, chắc là có 1 cô đầu bếp nào đó ở Trung quốc, lấy lá của cây chè [trà xanh] ngàn năm tuổi, nấu nước trà, thêm đường vô để uống, mà vô tình để quên, vài ngày sau, vi khuẩn và nấm men lọt vô, sử dụng đường cùng các chất có lợi trong lá trà để sinh sôi, lên men, làm nước trà từ ngọt + chát chuyển sang vị chua + thơm dịu. Rồi bọn vi khuẩn có lợi + nấm men đó sinh sôi dày lên, đóng thành váng nổi trên bề mặt của bình trà. Cô đầu bếp gọi váng này là scoby. Scoby càng ngày càng dày, sinh ra hết lớp này đến lớp khác. Và cổ đem tặng scoby cùng 1 ít trà kombucha [ nước mồi] cho bạn bè cổ tự làm... Thế là món trà bất tử [vì làm từ lá cây trà ngàn năm tuổi] lan từ Trung Quốc, qua láng giềng là Nga, Nhật... Rồi 1 ông bác sĩ mang nó qua bên Tây để chữa ung thư, bệnh chuyển hoá, tiểu đường và cao huyết áp, rồi vòng về lại tới Việt Nam tới tay bạn Hân ^^

Bạn Hân ngày đầu tiên làm kombucha, hồi hộp, bỡ ngỡ, run lắm, sợ làm hỏng thì phí mất mấy trăm ngàn tiền mua con scoby hữu cơ. Kia mà phải làm thôi, trà này chữa bệnh cho mình kia mà.

Làm rồi mới phát hiện ra là Kombucha dễ cực kỳ, đến nỗi lâu nay bạn Hân toàn nhờ ba bạn í [60 tuổi] làm giùm, và ba bạn ấy làm còn ngon lành hơn bạn ^^

Nay bạn Hân xin chia sẻ lại cách làm, công thức cho 3 lít trà kombucha, bạn Hân có ghi ra giấy và chụp đăng ở phần bình luận. Bạn bè tham khảo nha.

Hình chụp này là minh hoạ để bạn dễ hình dung hơn.

- Bình số 1 - bình 5 lít, nước trà là 3 lít: là mẻ kombucha mới làm được vài ngày, con scoby nổi lên trắng trắng ở bề mặt. H có chừa 1 khoảng trống từ mặt nước tới miệng bình. Miệng bình có đậy lại bằng vải mùng, buộc dây chun và đậy nắp hờ.

- Bình số 2: là mẻ trà được 1 tháng [ chính là f1], trà chua như giấm, và cứ để đó, scoby tiếp tục sinh sôi từng lớp mới và dày lên.

- Bình số 3, 4, 5... Là mẻ trà f1 đó, Hân cho vào bình khác, thêm táo mèo, me, nhàu, thơm vào ngâm [chính là f2].

1. Một số câu hỏi về cách làm trà kombucha

- Trà: lá chè tươi, lá trà khô, trà đen, trà trắng đều okie. Mỗi loại lá trà sẽ tạo ra 1 món kombucha có hương vị riêng.

- Đường: dùng đường tự nhiên: đường mía thô, mật mía, mật ong, mạch nha... Không dùng đường tinh luyện [đường trắng, đường phèn tẩy...].

- 3 ngày tự nhiên thấy nổi váng, là scoby mới sinh ra, nổi lên trên bề mặt.

2. Trải nghiệm về Kombucha

‌- Thời điểm có thể sử dụng: từ ngày thứ 7 hoặc thứ 10 trở đi [tùy nhiệt độ, nóng thì mau chua, nhanh có dùng hơn].

‌- Trà kombucha có đường. Chính xác là sau 7 - 10 ngày, trong trà vẫn còn đường chưa được lên men hết, khắc phục bằng cách cho ít đường trong lúc làm, và nên để lâu lâu, 2 tuần, 3 tuần hãy sử dụng. Uống mỗi lần 1 ít, không lạm dụng [ 50ml/lần, không quá 500ml/ngày]

‌- Trà kombucha để càng lâu càng chua, uống vẫn tốt như thường. Có lần mình đến quán ăn, gọi món trà kombucha gừng [ 30k cho ly trà tầm 200ml gồm trà + đá]. Hút 1 phát tí sặc. Quá chua là chua. Thế là mình nhấm nháp từ từ, sau đó ăn salad ngon hơn bình thường. Trà hỗ trợ tiêu hoá thức ăn mà^^

‌- Trà có pH acid nhẹ, và dạ dày chúng ta cần acid để tiêu hoá thức ăn, acid còn diệt vi khuẩn HP nữa. anh bạn mình quen ở tp HCM kể rằng ảnh bị đau dạ dày do HP khá nặng, rồi ảnh uống kombucha thì đỡ hẳn [không dám nói là hết hihi]. Lần đầu tiên uống có thể nghe cồn cào dạ dày, là do tình trạng dư acid tạm thời, chẳng sao cả. Hồi nhỏ, mỗi lần mình bị mụt, nhọt ở chân, ba toàn pha thau nước muối rồi rửa cái nhọt cho mình, đau thôi rồi luôn, mà cái nhọt khô và bớt cái rẹt. Dĩ độc trị độc thôi mà, hihi. Bạn có thể pha loãng ra, và uống từng tí 1.

‌- Nên tráng rửa bình thủy tinh bằng nước sôi, để kombucha xa bếp ăn, xa thiết bị phát wifi, lò vi sóng, xa nơi có hoá chất hoặc các món lên men khác.

3. KOMBUCHA có nhiều ứng dụng trong đời sống.

- Uống trước bữa ăn sáng, sau bữa ăn tối. Như động tác tráng, làm sạch dạ dày.

- Thêm vào nước ép, sinh tố, mang đi xa vẫn tươi ngon.

- Làm giấm trong món rau trộn, tạo vị chua.

- Ngâm các loại gia vị, thảo dược để bảo quản và tăng vị ngon: dứa, chuối, táo, lá hương thảo, củ dền, nhàu...

- Pha 1 muỗng canh vào 1 lít nước để súc ruột.

- Pha 1 muỗng canh vào nước, gội đầu, ngâm tắm. Da và tóc mềm, mịn hơn.

- Cho vào thùng bồ hòn làm enzymes tẩy rửa, giúp nhanh có dùng hơn.

- Pha vào nước sạch để rửa rau củ...

P/S: Bài viết có sử dụng 1 tí gió cho dễ diễn đạt, tuy nhiên sự thật chính vẫn được đảm bảo. Mong bạn bè bỏ qua, hihi.

Scoby nhà Hân đang sinh sôi kha khá. Bạn bè ở Bình Sơn có thể ghé nhà Hân lấy scoby nha ^^

Bạn bè ở xa, có thể xin Kombucha ở các nhóm, hội này.

//www.facebook.com/groups/KefirwithloveVietnam/

//www.facebook.com/groups/2103347326600975/

Tham gia vào nhóm, đăng lên hỏi bạn bè nào ở gần nơi mình ở có tặng scoby và xin scoby về làm.

Tác giả: Thu Hân Lê [//www.facebook.com/casauh]

Phần 1: Ung thư - Con đường đi tìm sự sống - Phần 1- PHÁT HIỆN BỆNH

Phần 2: Ung thư - Con đường đi tìm sự sống - Phần 2 - NIỀM LẠC QUAN BỊ DẬP TẮT

Phần 3: Ung thư - Con đường đi tìm sự sống - Phần 3 - TỪ BỎ HOÁ TRỊ VÀ XẠ TRỊ

Phần 4: Ung thư - Con đường đi tìm sự sống - Phần 4 - DI CHỨNG SAU CƠN BÃO HOÁ TRỊ

Phần 5: Ung thư - Con đường đi tìm sự sống - Phần 5 - THẢI ĐỘC NGAY VÀ LUÔN

Phần 6: Ung thư - Con đường đi tìm sự sống - Phần 6 - LỢI KHUẨN VÀ NƯỚC ÉP RAU - THẢI ĐỘC NHANH CHÓNG

Phần 7: Ung thư - Con đường đi tìm sự sống - Phần 7 - MÁY ÉP CHẬM - TRỢ THỦ THẢI ĐỘC ĐẮC LỰC

Phần 8: Ung thư - Con đường đi tìm sự sống - Phần 8 - KIÊNG 100% TINH BỘT + ĐẠM ĐỘNG VẬT + TIVI

Phần 9: Ung thư - Con đường đi tìm sự sống - Phần 9 - SÚC RUỘT - THẢI ĐỘC NHANH

Phần 10: Ung thư - Con đường đi tìm sự sống - Phần 10 - TẢO XOẮN - SPIRULINA - THẢI ĐỘC - BỔ DƯỠNG

Phần 11: Ung thư - Con đường đi tìm sự sống - Phần 11- TRAMPOLINE - LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT TOÀN THÂN

Phần 12: Ung thư - Con đường đi tìm sự sống - Phần 12- TRÀ KOMBUCHA THẢI ĐỘC - TỐT CHO DẠ DÀY

Giấm là nguyên liệu nấu ăn khá quen thuộc trong mỗi căn bếp. Điện máy XANH mách bạn 2 mẹo để làm giấm từ những nguyên liệu đơn giản và dễ làm tại nhà. Vào bếp ngay nhé!

Xem nhanh

Nguyên liệu làm Giấm chuối Cho 6 lít

Chuối chín 5 trái Rượu gạo 100 ml Nước sôi để nguội 5 lít Dừa tươi 1 trái Dừa tươi 1 trái Đường cát trắng 100 g Đường cát trắng 100 g

Dụng cụ: hũ thủy tinh, nồi, chén...

Cách chế biến Giấm chuối

  • 1

    Bạn bóc sạch vỏ chuối, sau đó bạn có thể để nguyên hoặc cắt làm đôi để dễ dàng cho vào hũ.

    Cho nước dừa tươi, chuối đã bóc vỏ và rượu vào hũ. Châm thêm nước sôi và chỉ châm đến 8/10 hũ.

    Sau đó đậy nắp và để hũ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Bạn nên để yên hũ và hạn chế xê dịch để giấm có thể lên men 1 cách tốt nhất.

    Khoảng 45 - 60 ngày sau [số ngày có thể thay đổi tùy theo thời tiết], trên mặt hũ sẽ xuất hiện 1 lớp váng có màu trắng đục, đó được gọi là "con giấm".

    Càng để lâu con giấm sẽ càng dày lên và có hình dáng giống như 1 con sứa lớn. Để càng lâu thì độ chua của giấm sẽ càng tăng, bạn cần nếm thử xác định độ chua phù hợp của giấm.

    Lúc này bạn cần chiết giấm ra 1 cách thật nhẹ nhàng để con giấm không bị vỡ ra.

  • 2

    Khi đã chiết hết nước giấm ra, bạn vẫn phải để nguyên xác chuối ở trong hũ.

    Sau đó pha nước đường với tỷ lệ 1 chén đường, 6 chén nước lọc. Bạn khuấy đều cho đường hoà tan, rồi đổ lại hũ giấm ban đầu và chỉ đổ nước đường ở mức 8/10 hũ.

    Khi cho nước đường vào hũ giấm thì thời gian chua sẽ nhanh hơn lúc đầu và sẽ hình thành những con giấm khác. Bạn vẫn phải để hũ ở những nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.

    Sau 1 thời gian giấm chua thì bạn tiếp tục chiết ra rồi lại cho nước đường vào hũ theo tỷ lệ ban đầu.

  • 3

    Sau mỗi lần chiết giấm và châm nước đường, con giấm mới sẽ được hình thành và lớp con giấm đầu tiên sẽ rất dày.

    Khi con giấm ban đầu đã quá dày thì bạn cần phải gây 1 hũ giấm mới. Bạn vớt nhẹ tay con giấm và cho qua 1 hũ thủy tinh khác, sau đó châm nước đường theo tỷ lệ 1:6 như ban đầu là được.

  • 4

    Giấm đã chiết ra là đã có thể sử dụng, muốn giấm ngon hơn bạn có thể cho giấm qua 1 tấm vải thưa hoặc 1 cái rây lọc và lọc lại 1 lần nữa.

    Mách bạn: Muốn sử dụng lâu thì bạn đem giấm đi nấu sôi sau đó để nguội, cho vào chai/lọ thủy tinh là dùng được. Vì khi không đun sôi, giấm để lâu sẽ tiếp tục hình thành con giấm và chua hơn.

  • 5

    Giấm làm tại nhà bằng chuối sẽ có màu trắng trong và hơi đục. Giấm có thể bảo quản và sử dụng nhiều lần và có thể làm gia vị chế biến nhiều ăn.

  • 25 phút
  • 23 giờ
  • Trung bình

Nguyên liệu làm Giấm táo Cho 1 lít

Táo mèo 200 g [sơn tra] Nước ấm 1 lít [40 - 50 độ C] Chuối chín 1 trái [chuối sứ hoặc chuối già]

Dụng cụ: hũ đựng thể tích 2 lít, thau, khăn xô [vải màng hoặc giấy thấm dầu]...

Cách chế biến Giấm táo

  • 1

    Bạn cắt bỏ phần đầu và phần đuôi của táo mèo. Vì những phần thường chứa nhiều bụi bẩn và các con mọt, không bỏ đi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấm.

    Sau đó cắt làm đôi quả táo và cho ngay vào một thau nước muối pha loãng. Vì táo này đa số là táo mọc tự nhiên, khi người dân thu hoạch không tránh khỏi việc rớt hoặc dập, nên bạn cần bỏ đi những phần bị dập nát đó để giấm ngon hơn.

    Ngâm táo khoảng 10 - 15 phút trong nước muối loãng thì bạn vớt táo ra và cho ra rổ rồi để thật ráo nước.

  • 2

    Cho hết số táo đã rửa sạch vào hũ, cho thêm 1 trái chuối chín để nguyên hoặc cắt thành từng khúc đều được.

    Đổ nước ấm vào hũ sao cho nước ngập hết phần táo. Sau đó dùng khăn, vải mùng hoặc giấy thấm dầu đậy kín nắp hũ. Việc làm này sẽ giúp giấm có sự trao đổi khí để giấm lên men nhanh hơn và không bị hỏng.

    Để hũ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và ngâm trong khoảng 30 - 35 ngày là có thể sử dụng được.

  • 3

    Giấm hoàn thành sẽ có màu vàng đục và có một lớp màng mỏng trắng ở phía trên. Giấm đạt sẽ có mùi thơm dễ chịu và không có các loại côn trùng bay "lãng vãng" xung quanh nắp hũ.

  • Giấm là một loại chất lỏng có vị chua được lên men từ rượu và một loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp của các chị em nội trợ.
  • Thành phần chính của giấm là axit axetic [CH3COOH] và có nồng độ pH từ 2,4. Chất axit trong giấm mạnh hơn cả cà phê và nước cam. Tuy nhiên nồng độ đó vẫn thấp hơn nồng độ axit trong dạ dày.
  • Kích thích tiêu hóa: Giấm có tác dụng làm cho bạn tiết nước bọt và làm tăng cảm giác thèm ăn.
  • Hỗ trợ sát khuẩn đường ruột: giấm có thể chế ngự nhiều loại vi khuẩn ở đường ruột, nhờ đó mà giấm có thể nâng cao khả năng diệt khuẩn ở đường ruột.
  • Tăng hấp thụ canxi: giấm có khả năng hòa tan canxi trong động vật.
  • Bảo vệ vitamin C: bạn nên cho thêm một chút giấm đối với các món ăn có nhiều vitamin C để làm giảm lượng thất thoát trong lúc nấu ăn.
  • Giảm xơ cứng động mạch: giấm cũng có tác dụng giảm huyết áp và giảm xơ cứng động mạch.
  • Đau bụng giun: uống 50 ml giấm pha với 50 ml nước ấm có thể làm giảm các cơn đau bụng do giun gây ra.
  • Bên cạnh đó, giấm còn có một số tác dụng khác như: giúp dễ ngủ, hỗ trợ táo bón và chống say xe.

Nguồn tham khảo: vfa.gov.vn - Tác dụng đến sức khỏe của giấm.

Cách chọn nguyên liệu và mẹo thực hiện thành công

Cách chọn nguyên liệu

Để làm giấm chuối ngon, bạn nên chọn những quả chuối sứ và chuối chín vừa, không nên chọn chuối còn cứng.

Cách chọn táo mèo ngon:

  • Khi làm giấm thì bạn nên chọn những quả táo nhỏ hoặc vừa. Chọn những quả dẹt, bên ngoài sần và vỏ ráp.
  • Chọn táo mèo có vỏ hồng trắng hoặc vàng và màu nhìn tự nhiên là những quả táo ngon.
  • Ngoài ra, những quả táo có vị chua nhẹ, hơi chát và không quá ngọt thì đấy là những quả táo tự nhiên và chuẩn vùng Tây Bắc.
  • Nếu không mua được táo mèo bạn có thể sử dụng các loại táo khác có bán trên thị trường. Nhưng nếu có điều kiện bạn nên cân nhắc lựa chọn táo mèo vì đây là một loại quả có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
  • Táo mèo chỉ xuất hiện vào khoảng tháng 7 - tháng 10 hằng năm, do đó bạn cần tranh thủ mua nếu muốn làm món giấm này nhé.

Mẹo thực hiện thành công

  • Bạn nên đậy nắp hủ bằng 1 tấm vải hoặc 1 tờ giấy thấm dầu để giấm có thể trao đổi khí và lên men nhanh hơn.
  • Bạn có thể xin được con giấm của người đã làm giấm trước đó, việc này cũng có thể giúp cho giấm bạn làm lên men nhanh hơn việc tạo ra 1 hũ giấm cái.
  • Bên cạnh việc sử dụng chuối, bạn có thể cho thơm [dứa] vào để giấm có màu vàng đẹp và có mùi thơm.
  • Bạn phải để hũ giấm ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp kể cả hũ giấm cái hay giấm đã được chiết.

Cách bảo quản giấm

  • Để hạn chế các phản ứng của axit trong giấm với các chất khác có trong chai/lọ nhựa, bạn hãy cho giấm vào các chai/lọ bằng thủy tinh hoặc nhựa polyetylen và nhựa PET để bảo quản được lâu nhé.
  • Không nên chứa giấm trong các vật đựng bằng gốm, sứ. Vì các vật đựng bằng gốm, sứ thành phần chủ yếu là đất nung nên khả năng sẽ có chứa các kim loại nặng. Việc đựng giấm trong các vật dụng ấy sẽ làm cho khả năng phơi nhiễm chất độc cao do tính axit của giấm sẽ tác dụng với các kim loại đó.

Một số lưu ý khi sử dụng giấm

  • Những người đang sử dụng thuốc loại sulfathiazole thì không nên sử dụng giấm vì loại thuốc này dễ kết tinh trong môi trường axit và gây hại cho thận. Khi đang dùng thuốc có tính kiềm, các loại thuốc giãn cơ dạ dày thì các chất sẽ triệt tiêu lẫn nhau khi bạn sử dụng giấm.
  • Giấm sẽ làm cho những vết thương ở xương đau nhức khó chịu, và làm cho vết gãy rất lâu lành. Nên những ai đang bị thương ở xương thì không nên sử dụng giấm.
  • Những ai bị sỏi mật cùng không nên dùng giấm hoặc các món ăn có giấm. Tính axit trong giấm sẽ khiến cho đường ruột tiết ra các kích thích tố làm cho túi mật co thắt và quặng đau.
  • Những người bị viêm loét dạ dày không nên sử dụng giấm vì giấm sẽ khiến vết loét ngày càng nghiêm trọng hơn.

Thật đơn giản để thực hiện phải không nào. Vào bếp và thực hiện ngay nhé. Chúc bạn thành công.

*Tham khảo hình ảnh và công thức từ cooky.vn, vfa.gov.vn, kienthuc.net.vn, suckhoedoisong.vn và kênh YouTube Handmade VN.

Biên tập bởi Lương Thị Thanh Trúc • Đăng 01/04/2020

Video liên quan

Chủ Đề