Cách tính mức giá chung trong kinh tế vĩ mô

Chỉ số giá tiêu dùng CPI là một trong những biến số quan trọng giúp đo lường sức khỏe của nền kinh tế. Sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ biết được chỉ số giá tiêu dùng là gì, công thức tính và cách tính chỉ số giá tiêu dùng CPI, sự khác nhau khi phân biệt và so sánh chỉ số điều chỉnh GDP [GDP – Deflator] và chỉ số giá tiêu dùng CPI, một số ví dụ về chỉ số giá tiêu dùng, những lợi ích và hạn chế của chỉ số giá tiêu dùng CPI. 

Mức Giá Chung Và Chỉ Số Giá

Mức giá chung là mức giá trung bình của tất cả các hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay một khu vực trong một khoảng thời gian nhất định.

Chỉ số giá là chỉ số đo lường mức độ biến động tương đối của giá cả theo thời gian, được tính bằng cách lấy bình quân có trọng số của giá cả hàng hoá và dịch vụ theo thời gian.

Chỉ số giá được dùng để tính toán mức giá chung của nền kinh tế.

Có 2 loại chỉ số giá là Chỉ số giá Paasche [Paasche Price Index] được nhà thống kê và kinh tế học người Đức Hermann Paasche phát triển năm 1874 và Chỉ số giá Laspeyres [Laspeyres Price Index] được nhà kinh tế học người Đức Étienne Laspeyres phát triển năm 1864.

Chỉ số giá Paasche là chỉ số giá có trọng số là khối lượng hàng hóa của thời kỳ nghiên cứu, chỉ số này được dùng để tính chỉ số giảm phát theo GDP – GDP Deflator [Chỉ số điều chỉnh GDP] và Chỉ số giá sản xuất PPI.

Chỉ số giá Laspeyres là chỉ số giá có trọng số là khối lượng hàng hóa của thời kỳ gốc, chỉ số này được dùng để tính Chỉ số giá tiêu dùng [Hay còn gọi là chỉ số CPI].

Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Là Gì?

Chỉ số giá tiêu dùng [Consumer Price Index] là chỉ số thể hiện mức độ biến động tương đối của giá cả hàng hóa tiêu dùng theo thời gian.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng nói lên một điều rằng mức giá chung của nền kinh tế đang tăng lên theo thời gian.

Tùy vào mức độ tăng của chỉ số giá CPI mà chúng ta biết được mức độ biến động của giá cả là mạnh hay không, bên cạnh đó là mức độ của Lạm phát.

Chỉ số CPI có đơn vị tính là phần trăm [%] và được tính toán dựa trên công thức Chỉ số giá Laspeyres đã nói ở trên.

Thông thường, Chỉ số CPI được tính hàng tháng, cho 3 thời kỳ gốc là: tháng trước, cùng kỳ năm trước và tháng 12 năm trước

Ngoài ra còn có bình quân của quý [quý I, II, III, VI] năm nay so với cùng kỳ năm trước và bình quân năm.

Chỉ số CPI bình quân năm sẽ phản ánh tỷ lệ lạm phát [bình quân năm] của năm so sánh với năm gốc.

Ví dụ về chỉ số giá tiêu dùng năm 2020: 

Chỉ số giá tiêu dùng năm 2020 [bình quân năm 2020] là 103,23%

Với năm gốc là năm 2019 [có chỉ số CPI =100] thì ta nói chỉ số giá tiêu dùng năm 2020 tăng 3,23% so với bình quân năm 2019.

Đồng thời, tỷ lệ lạm phát [bình quân năm] của năm 2020 là 3,23%.

Chỉ số CPI được dùng để tính toán mức độ thay đổi tương đối của giá cả theo thời gian của 10 nhóm hàng hóa chính.

Bảng số liệu dưới đây là 10 nhóm hàng chính đó cùng với trọng số tương ứng để tính Chỉ số CPI trong giai đoạn 2015 – 2020 của Việt Nam

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

Lưu Ý:

– Giá của giỏ hàng hoá của thời kỳ gốc được qui định là 100 và giá của các kỳ khác được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm so với giá của thời kỳ gốc.

Ví dụ: Thời kỳ gốc là tháng 8/2021, Chỉ số CPI của tháng 9/2021 là 102,7%, thì có nghĩa là trong tháng 9/2021 giá của toàn bộ các mặt hàng đại diện tăng 2,7% so với tháng 8/2021.

– Chỉ số giá CPI không phản ánh mức giá mà chỉ phản ánh mức độ biến động của giá giữa hai thời kỳ.

Ví dụ: So với tháng 8/2021, Chỉ số CPI tháng 9/2021 của nhóm hàng “Thuốc lá và đồ uống” là 102,7% và của nhóm hàng “Giáo dục” là 101,5% thì không có nghĩa là mặt hàng “thuốc lá và đồ uống” đắt tiền hơn mặt hàng “giáo dục” mà là so với tháng 8/2021, giá của các mặt hàng “thuốc lá và đồ uống” tăng mạnh hơn giá của các mặt hàng “giáo dục”.

Xem thêm: Tỷ Lệ Lạm Phát Việt Nam Qua Các Năm Trong Giai Đoạn 2010 – 2020

Cách Tính Chỉ Số Giá Tiêu Dùng CPI

Áp dụng công thức của Chỉ số giá Laspeyres, ta có công thức tính Chỉ số giá tiêu dùng CPI như sau

Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng CPI

Chỉ Số CPI Có Ý Nghĩa Như Thế Nào?

Rõ ràng rằng, với tác dụng của mình là phản ánh sự thay đổi của mức giá hàng hóa trên thị trường thì Chỉ số giá CPI là một chỉ số kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi và đánh giá tình hình Lạm phát, quan hệ cung cầu trên thị trường, sức mua của người dân để từ đó có những chính sách phù hợp để điều tiết nền kinh tế vĩ mô.

Ngoài ra, Chi số CPI còn là cơ sở tham khảo cho việc điều chỉnh lãi suất ngân hàng, điều chỉnh tiền lương, tiền công trong các hợp đồng sản xuất kinh doanh.

Bằng việc tính toán chỉ số CPI và phối hợp với các chỉ số kinh tế khác, các nhà phân tích có thể tính toán và dự đoán được tỷ lệ lạm phát.

– Nếu Chỉ số CPI tăng lên mạnh mẽ thì đó là một dấu hiệu của sự bùng nổ lạm phát.

– Nếu Chỉ số CPI sụt giảm nhanh chóng thì báo hiệu một sự suy giảm trong tổng cầu dẫn đến nền kinh tế suy thoái.

Từ đó chính phủ có các chính sách áp dụng như Chính sách tài khóa hay Chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát hay kích cầu kinh tế.

Trên lý thuyết là vậy, nhưng thực tế, ngoài việc giúp có cái nhìn tổng quan về mức giá chung và sức mua của đồng tiền thì Chỉ số CPI chưa phản ánh chính xác và thật sự rõ ràng mức độ cũng như nguyên nhân của lạm phát [do có xu hướng thổi phồng mức giá chung]

Nên bên cạnh điều kiện cần là phân tích Chỉ số CPI thì cần có điều kiện đủ là sự phối hợp xem xét thêm các chỉ số kinh tế khác [như Chỉ số điều chỉnh GDP, Chỉ số PPI,…] để tìm ra đúng nguyên nhân và có chính sách phù hợp.

Khi chỉ số CPI tăng, đồng nghĩa với mức giá chung tăng và sức mua đồng tiền giảm.

Lúc này chính phủ sẽ có các chính sách điều chỉnh mức thu nhập cơ bản cho người dân để đảm bảo mức sống cũng như bù đắp chi phí sinh hoạt cho cộng đồng.

Việc theo dõi chỉ số CPI cũng góp phần giúp các cá nhân và hộ gia đình có quyết định chi tiêu sao cho phù hợp với thu nhập của mình.

Đối với các nhà đầu tư trên Thị trường tài chính, Chứng khoán thì việc theo dõi chỉ số CPI giúp họ có những quyết định đầu tư hợp lý hơn.

Khi Chỉ số CPI tăng nhanh, chi phí đầu vào tăng lên làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời chính phủ thực hiện Chính sách tiền tệ thắt chặt làm giảm khối lượng tín dụng dẫn đến làm sụt giảm lượng đầu tư vào tài chính, Chứng khoán.

Ngược lại, khi chỉ số CPI giảm hoặc ổn định thì các nhà đầu tư sẽ đầu tư nhiều hơn vào thị trường tài chính – chứng khoán.

Chỉ Số Giá Tiêu Dùng CPI Có Hạn Chế Gì?

Vì sử dụng rổ hàng hoá của thời kỳ gốc nên chỉ số CPI có các hạn chế như:

– Vì giỏ hàng hóa dùng để tính CPI chỉ gồm những một số nhóm hàng hóa chính, mang tính chất đại diện nên chỉ số CPI không bao quát hết tổng thể thế giới hàng hóa.

Khi một loại hàng hóa có giá tăng cao nhanh chóng thì người tiêu dùng sẽ từ chối nó và chuyển sang mua loại hàng hóa thay thế khác có giá rẻ hơn.

Loại hàng hóa thay thế này không được phản ánh trong CPI, nên CPI lúc này có xu hướng nâng cao mức giá so với thực tế.

– Khi trên thị trường có những loại hàng hóa mới được tung ra với giá cả hợp lý thì thông thường đại đa số người tiêu dùng sẽ sử dụng nó

Nhưng vì sử dụng giỏ hàng hóa cố định đã cũ nên chỉ số giá CPI không phản ảnh mức giá của hàng hóa mới dẫn đến thể hiện có phần sai lệch mức giá chung.

– Giả sử trong quá trình sản xuất có sự cải tiến nhờ tận dụng công nghệ nên hàng hóa dịch vụ được nâng cao chất hơn và giá thành thì không đổi, nên trên thực tế mức giá của hàng hóa dịch vụ sẽ giảm đi.

Lúc này CPI không những không phản ánh sự thay đổi trong chất lượng hàng hóa mà còn có xu hướng nâng cao mức giá chung cho so với thực tế. 

Xem thêm: Quy Luật Giá Trị Yêu Cầu Những Gì Trong Sản Xuất Và Lưu Thông Hàng Hóa?

So Sánh Chỉ Số Điều Chỉnh GDP Và Chỉ Số Giá Tiêu Dùng CPI

Bảng dưới đây so sánh sự khác nhau giữa 2 chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số điều chỉnh GDP [GDP Deflator], qua đó chúng ta có thể phân biệt 2 chỉ số này dễ dàng.

Nhìn vào bảng này chúng ta có thể thấy được chỉ số điều chỉnh GDP và chỉ số CPI khá là “ăn ý” với nhau, bởi hạn chế của chỉ số này chính là ưu điểm của chỉ số kia.

Kết Luận

Hi vọng rằng, sau bài viết này bạn đã biết được chỉ số giá tiêu dùng là gì, công thức tính CPI và cách tính chỉ số giá tiêu dùng CPI, sự khác nhau khi phân biệt và so sánh chỉ số điều chỉnh GDP và chỉ số giá tiêu dùng CPI, cùng những ưu điểm và nhược điểm của chỉ số CPI. Để từ đó bạn có thể vận dụng hiệu quả vào quá trình học tập của mình. Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề