Cách tính phương pháp nhập trước xuất trước

Phương pháp FIFO đó là một kỹ thuật định giá hàng tồn kho có chữ cái đầu tương ứng với “First In, First Out” (nhập trước, xuất trước). Trong kế toán phương pháp này cũng có thể được sử dụng để quản lý hàng tồn kho. Bài viết dưới đây của Isinhvien sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Phương pháp FIFO trong kế toán là gì? Cũng như các tính năng và ví dụ khi sử dụng phương pháp này

FIFO là viết tắt của “First-In, First-Out” ( Nhập trước – xuất trước). Đây là một phương pháp được sử dụng cho mục đích giả định dòng chi phí trong việc tính giá vốn hàng bán. Phương pháp FIFO giả định rằng các sản phẩm lâu đời nhất trong kho của công ty đã được bán trước. Chi phí phải trả cho những sản phẩm cũ nhất là những chi phí được sử dụng trong tính toán.

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng tuân thủ theo nguyên tắc là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.


Cách tính phương pháp nhập trước xuất trước
Ảnh minh họa

Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

Theo phương pháp FIFO, các sản phẩm đầu tiên được mua là sản phẩm đầu tiên bị xóa khỏi tài khoản hàng tồn kho. Điều này khiến các sản phẩm còn lại trong kho được hạch toán cho các chi phí phát sinh gần đây nhất. Do đó, tài sản hàng tồn kho được ghi trong bảng cân đối kế toán sẽ chứa chi phí khá gần với chi phí gần đây nhất có thể có được trên thị trường.

Tuy nhiên, phương pháp FIFO này cũng có nghĩa là các chi phí lịch sử lâu đời nhất được so sánh với doanh thu hiện tại, khi chúng được ghi nhận trong giá vốn hàng bán. Điều này có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận gộp không nhất thiết phản ánh sự kết hợp đầy đủ giữa thu nhập và chi phí.


Nếu giá đang tăng, FIFO cho chúng ta một dấu hiệu tốt hơn về giá trị của hàng tồn kho cuối cùng trong bảng cân đối kế toán, nhưng cũng làm tăng thu nhập ròng, bởi vì hàng tồn kho có thể vài năm tuổi được sử dụng để định giá giá vốn hàng bán..

– Doanh nghiệp ước tính được ngay trị giá vốn hàng hóa xuất kho trong từng lần.

– Đảm bảo kịp thời cung cấp số liệu cho kế toán chuyển số liệu thực tế cho các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý.

– Giá trị hàng tồn kho tương đối sát với giá thị trường khi giá cả hàng hóa không đổi hoặc có xu hướng giảm dần giúp cho chỉ tiêu hàng tồn kho trên các báo cáo tài chính mang ý nghĩa thực tế hơn.

– Doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại (do doanh thu có được của doanh nghiệp tạo ra bởi những giá trị đã có được từ cách đó rất lâu).


– Với những doanh nghiệp lớn với số lượng, chủng loại mặt hàng nhiều, nhập xuất phát sinh liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cao cũng như khối lượng hạch toán, ghi chép sẽ tăng lên rất nhiều.

Ví dụ tình hình nguyên vật liệu của 1 DN trong tháng 8 năm 2018 như sau:

– Nguyên vật liệu chính (A) có số dư đầu kỳ 1.000kg, đơn giá 10.000đ/kg.

– Trong kỳ phát sịnh các nghiệp vụ sau:

  • Ngày 01/08 mua 4.000kg NVL A, đơn giá 10.500đ/kg
  • Ngày 15/08 mua 1.000kg NVL A, đơn giá 11.000đ/kg
  • Ngày 20/08 xuất cho sản xuất trực tiếp sản phẩm 5.500kg NVL A
  • Ngày 25/08 xuất bán 100kg NVL A

⇒ Giá thực tế NVL A xuất trong kỳ được tính như sau:

Ngày 20/08: xuất cho sản xuất trực tiếp sản phẩm 5.500kg NVL A
Giá trị xuất:

1.000 kg x 10.000 đ = 10.000.000 đ

4.000 kg x 10.500 đ = 42.000.000 đ


500 kg x 11.000 đ = 5.500.000 đ

Tổng cộng: 57.500.000 đ

Ngày 25/08: xuất bán 100kg NVL A
Giá trị xuất:

100 kg x 11.000 đ = 1.100.000 đ

Cuối kỳ tồn kho 400 kg NVL A, đơn giá 11.000 đ/kg

Các doanh nghiệp sẽ áp dụng phương pháp này trong trường hợp giá cả hàng hóa có tính ổn định hoặc giá cả hàng hóa đang trong thời kỳ có xu hướng giảm.

Thường là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có hạn sử dụng ngắn mà thiết yếu như: thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm,…

Trên đây là bài viết tổng hợp về phương pháp FIFO trong kế toán là gì? Các tính năng và ví dụ chi tiết mà Isinhvien muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn, doanh nghiệp hiểu thêm về phương pháp FIFO trong kế toán. Mời bạn truy cập vào chuyên mục Kế toán tài chính để đọc thêm nhiều bài mới bổ ích hơn nhé!


Bài viết khác liên quan đến FIFO và LIFO

Phương pháp nhập trước xuất trước là phương pháp xuất kho được nhiều doanh nghiệp ứng dụng. Phương pháp này tuân thủ theo nguyên tắc hàng hóa mua trước sẽ thực hiện xuất bán trước và tính giá dựa trên giá thực tế của lô hàng cũ. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết về phương pháp nhập trước xuất trước trong bài viết dưới đây

1. Phương pháp nhập trước xuất trước FIFO là gì?

Phương pháp nhập trước xuất trước (First-in, First-out – FIFO) là phương pháp quản lý và định giá tài sản (hàng tồn kho), trong đó các mục hàng hóa nhập trước được xuất trước. Phương pháp này giả định rằng, mục hàng hóa ở kho lâu nhất sẽ được ghi nhận là đã bán trước và chi phí phải trả cho những sản phẩm cũ nhất là các chi phí được sử dụng trong tính toán.

FIFO được sử dụng để xác định trị giá hàng bán cho một doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp sử dụng FIFO sẽ giảm được số hàng tồn kho cũ bởi các mặt hàng lưu trữ trong kho lâu nhất sẽ được bán trước. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tránh tình trạng hàng hóa lỗi thời hoặc quá hạn sử dụng, tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể cho việc thanh lý hàng tồn kho cũ hay tiêu hủy hàng hết hạn. 

Ví dụ:

Đối với mặt hàng sữa, khi chuyển hàng từ kho phân phối tới các cửa hàng, doanh nghiệp cần xuất kho các lô hàng đã sản xuất trước. 

>> Đọc thêm: Mẫu file excel quản lý kho đơn giản miễn phí

2. Đối tượng áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước

Phương pháp FIFO thường được áp dụng với các đối tượng:

  • Các doanh nghiệp áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước trong trường hợp giá hàng hóa có tính ổn định hoặc đang trong thời kỳ có xu hướng giảm
  • Các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có hạn sử dụng ngắn nhưng là sản phẩm thiết yếu như thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm…

3. Đặc điểm của phương pháp nhập trước xuất trước

Phương pháp FIFO có những đặc điểm cơ bản sau:

  • FIFO tuân theo dòng tồn kho tự nhiên, các sản phẩm lâu đời sẽ được bán trước giúp cho việc ghi sổ kế toán được thực hiện dễ dàng và ít xảy ra các sai sót hơn so với các phương pháp khác.
  • Với phương pháp nhập trước xuất trước, sản phẩm đầu tiên được mua hoặc có được là mặt hàng đầu tiên xuất ra. Vì vậy trong các nền kinh tế lạm phát, FIFO ghi nhận theo mức giá cũ (thấp hơn mức giá khi xuất kho do vấn đề lạm phát) sẽ dẫn đến thu nhập ròng giảm phát, khiến doanh nghiệp phải trả thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn 

4. Ví dụ về phương pháp nhập trước xuất trước

Công ty TNHH Kezla kinh doanh sắt thép trong tháng 2/2022 có số liệu như sau:

a. Tồn đầu kỳ: Bằng 0

b. Số liệu nhập kho hàng hóa trong tháng:

STT Ngày tháng Tên hàng
Thép phi 10 Thép phi 20
Số lượng (tấn) Đơn giá

(triệu đồng)

Số lượng (tấn) Đơn giá

(triệu đồng)

1 11/02/2022 100 14 50 12
2 16/02/2022 50 15 100 13
3 18/02/2022 200 16 50 14

c. Trong tháng công ty xuất bán hàng với chi tiết như sau:

– Ngày 17/2/2022 xuất bán 140 tấn thép phi 10, 60 tấn thép phi 20

– Ngày 19/2/2022 xuất bán 180 tấn thép phi 10, 120 tấn thép phi 20

Theo phương pháp FIFO, ta có:

Ngày 15/2/2022:

  • Trị giá xuất bán 140 tấn thép phi 10 được xác định như sau:

(100×14) + (40×15) = 2.000 trđ

  • Trị giá xuất bán 60 tấn thép phi 20 được xác định như sau:

(50 x 12) + (10 x 13) = 730 trđ

Ngày 19/2/2022 

  • Trị giá xuất bán 180 tấn thép phi 10 được xác định như sau:

(10 x 15) + (170 x 16) = 2.870 trđ

  • Trị giá xuất bán 120 tấn thép phi 20 được xác định như sau:

(90 x 13) + (30 x 14)= 1.590 trđ

>> Đọc thêm: Các phương pháp tính giá xuất kho – Có bài tập ví dụ

5. Ưu nhược điểm của phương pháp nhập trước xuất trước

5.1. Ưu điểm 

Phương pháp FIFO có những ưu điểm nổi bật như:

  • Doanh nghiệp ước tính được ngay trị giá vốn hàng hóa xuất kho trong từng lần
  • Cung cấp kịp thời các số liệu cho kế toán để ghi chép, chuyển số liệu thực tế cho các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý
  • Giá trị hàng tồn kho tương đối sát với giá thị trường khi giá cả hàng hóa không đổi hoặc có xu hướng giảm dần, do đó chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.

5.2. Nhược điểm của phương pháp nhập trước xuất trước

  • Theo phương pháp này, doanh thu được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hóa đã có từ lâu do đó sẽ làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với các khoản chi phí hiện tại
  • Nếu doanh nghiệp lớn có nhiều mã hàng hóa với số lượng lớn và được nhập xuất liên tục thì các chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng hạch toán sẽ tăng lên rất nhiều.

Để đảm bảo tính chính xác khi tính giá hàng hóa xuất kho, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng phần mềm để quản lý kho hiệu quả hơn. Các phần mềm kế toán như phần mềm kế toán online MISA AMIS, MISA SME được tích hợp các tính năng quản lý kho tiện ích như:

  • Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tất cả nghiệp vụ nhập, xuất kho
  • Tính giá xuất kho tự động theo tất cả các phương pháp
  • Cho phép quản lý, theo dõi hàng hóa chi tiết theo nhiều đặc tính như: màu sắc, size, số máy, số khung, mã vạch, hạn dùng; Cho phép quản lý hàng hóa dễ dàng theo nhiều đơn vị tính
  • Đặc biệt, phần mềm có khả năng nhắc nhở thông minh, đưa ra cảnh báo tồn kho để doanh nghiệp có kế hoạch nhập mới hay có giải phóng hàng hóa sắp hết hạn sử dụng.

>> Xem thêm: Phần mềm quản lý kho hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Tham khảo ngay phần mềm kế toán online MISA AMIS để quản lý công tác tài chính – kế toán hiệu quả hơn.

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

 331 

Cách tính phương pháp nhập trước xuất trước