Cài đặt chế độ màn hình luôn sáng khi gọi điện Xiaomi

Màn hình sáng là một trong những tính năng ngốn pin nhất trên điện thoại, vì vậy tất cả các smartphone đều có thiết lập cho phép người dùng cài đặt thời gian màn hình sáng, sau một thời gian cụ thể mà người dùng không sử dụng sẽ tự động tắt. Điều này nhằm tiết kiệm pin tối đa và cũng để phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Hôm nay, FPTShop sẽ hướng dẫn các bạn cách để cài đặt thời gian tắt màn hình điện thoại tự động, tùy theo nhu cầu sử dụng.

Bước 1: Truy cập vào ứng dụng Cài đặt, di chuyển xuống phía dưới và chọn mục Màn hình khóa (điện thoại Xiaomi và Redmi). Tùy vào loại điện thoại bạn đang sử dụng mà tùy chọn sẽ khác nhau.

  • Với điện thoại Samsung thì tùy chọn sẽ là Cài đặt > Màn hình.
  • Với điện thoại Oppo, Realme, tùy chọn sẽ là Cài đặt > Màn hình và độ sáng.
  • Với điện thoại Vsmart, tùy chọn sẽ là Cài đặt > Màn hình khoá & Sinh trắc học.

Bước 2: Tiếp theo chọn mục Ngủ (điện thoại Xiaomi và Redmi), sang cửa sổ mới chọn thời gian tắt màn hình phù hợp. Có thể chọn 15 giây, 30 giây, 1 phút … và tối đa là 10 phút. Hoặc nếu muốn để màn hình luôn sáng thì chọn Không bao giờ.

  • Với điện thoại Samsung thì tùy chọn sẽ Thời gian sáng màn hình và thời gian tối đa là 10 phút.
  • Với điện thoại Oppo, Realme, tùy chọn sẽ là Tự động tắt màn hình và thời gian tối đa là 30 phút.
  • Với điện thoại Vsmart, tùy chọn sẽ là Thời gian chờ khóa màn hình và thời gian tối đa là 30 phút hoặc Không bao giờ.

Lưu ý: Tùy vào phiên bản Android mà điện thoại bạn đang sử dụng, tên thiết lập có thể hơi khác một chút nhưng các bước cơ bản sẽ không thay đổi.

Để tiết kiệm pin điện thoại, các nhà sản xuất đã mặc định thiết lập chế độ tự động khóa màn hình sau một khoảng thời gian không sử dụng. Tuy nhiên điều này đôi khi cũng gây ảnh hưởng tới người dùng, chẳng hạn khi bạn đọc sách mà màn hình liên tục tắt nếu không chạm vào. Vậy làm sao để màn hình điện thoại luôn sáng? Trên tất cả các thiết bị smartphone đều có mục điều chỉnh chế độ khóa màn hình như đổi thời gian tự động khóa màn hình trên iPhone, hay đổi thời gian chờ màn hình trên Windows. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách để màn hình luôn sáng trên Android.

Cách đổi thời gian chờ màn hình điện thoại Android

1. Đổi màn hình chờ trên điện thoại Xiaomi

Bước 1:

Người dùng truy cập vào mục Cài đặt trên điện thoại rồi nhấn vào mục Màn hình khóa & mật khẩu. Chuyển sang giao diện mới chúng ta tìm tới mục Màn hình khóa rồi nhấn vào mục Ngủ.

Bước 2:

Tiếp tục hiển thị giao diện với các tùy chọn thời gian khóa màn hình sau khi không có bất cứ hành động nào trên thiết bị, chọn Không bao giờ để màn hình Android luôn sáng. Lúc này tùy chọn Ngủ để được chuyển sang chế độ Luôn bật.

Bước 3:

Trong trường hợp chúng ta muốn tiết kiệm pin, để thiết bị tự động tắt màn hình sau một khoảng thời gian không sử dụng thì bạn chỉ cần chọn lựa thời gian mà thiết bị cung cấp, có thể là 30 giây, 1 phút tùy vào bạn chọn.

Sau khi chọn xong bạn cũng nhận được thông báo về thời gian mà màn hình điện thoại tự động tắt.

2. Cách chỉnh chờ màn hình điện thoại Samsung

Nếu Samsung của bạn chưa lên Android 9 và không có lựa chọn không bao giờ tắt màn hình thì chúng ta cũng có để màn hình sáng với thời gian lâu nhất. Chúng ta truy cập vào Cài đặt, chọn mục Màn hình rồi nhấn vào Thời gian sáng màn hình. Lúc này nhấn vào 30 phút để có thời gian chờ màn hình lâu.

3. Điều chỉnh sáng màn hình điện thoại LG

Với điện thoại LG người dùng truy cập vào Cài đặt trên thiết bị, sau đó nhấn vào mục Hiển thị để điều chỉnh màn hình. Sau đó chúng ta nhấn vào Thời gian chờ màn hình. Cũng hiển thị danh sách thời gian để chúng ta chọn khóa màn hình, nếu không muốn khóa màn hình thì nhấn vào Duy trì trạng thái bật của màn hình.

Việc điều chỉnh thời gian chờ của màn hình điện thoại Android rất đơn giản. Tuy nhiên bạn nên bật màn hình điện thoại luôn sáng chỉ khi có việc cần thiết, nên chọn thời gian tự động tắt màn hình nếu không dùng tới.

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Nếu điện thoại vẫn sáng, không tắt đi khi bạn thực hiện cuộc gọi thì rất dễ bị phần tai chạm nhầm vào các chức năng cảm ứng, lúc này hãy kích hoạt cảm biến tiệm cận nó sẽ phát huy công dụng.

Cài đặt chế độ màn hình luôn sáng khi gọi điện Xiaomi

Do ảnh hưởng từ thói quen sử dụng cùng thiết kế ảnh hưởng từ các dòng điện thoại phím phổ thông, khi có một cuộc gọi đến chúng ta thường sẽ bấm trả lời rồi áp điện thoại vào tai để nghe và nói. Đối với smartphone hiện nay, toàn bộ mặt trước phần lớn diện tích đều là màn hình cảm ứng.

Trong khi đó, cũng tại đây loa và micro cũng được sắp xếp ở 2 cạnh trên dưới tương tự như các dòng điện thoại phím phổ thông. Để tránh việc phần tai của người dùng vô tình chạm vào các chức năng không mong muốn trên giao diện cuộc gọi, các nhà sản xuất đã trang bị cảm biến tiệm cận (Proximity Sensors) cho smartphone.

Thông thường, cảm biến tiệm cận sẽ được đặt ở cạnh trên của màn hình gần loa trong. Công dụng của nó là công tắc khiến màn hình smartphone bị tắt đi khi người dùng áp điện thoại vào tai để thực hiện cuộc gọi. Khi điện thoại rời khỏi tai cũng như kết thúc cuộc gọi thì màn hình sẽ lại sáng trở lại một cách hoàn toàn tự động.

Từ đó khắc phục hiệu quả vấn đề chạm nhầm vào các nút tính năng trên màn hình cảm ứng khi áp điện thoại vào tai.

Cài đặt chế độ màn hình luôn sáng khi gọi điện Xiaomi
Cách hoạt động của cảm biến tiệm cận trên smartphone

Mặc định, cảm biến tiệm cận trên smartphone luôn được bật để phục vụ người dùng. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy nó không hoạt động trên smartphone của mình thì có thể kích hoạt lại. Cách bật tính năng cảm biến tiệm cận trên mỗi dòng smartphone là khác nhau, dưới đây mình sẽ hướng dẫn trên smartphone Xiaomi, bạn hãy tham khảo nhé.

Bước 1: Truy cập vào Cài đặt > Ứng dụng > Cài đặt ứng dụng hệ thống

Cài đặt chế độ màn hình luôn sáng khi gọi điện Xiaomi

Bước 2: Trong danh sách ứng dụng hệ thống vừa hiện, tìm chọn Cài đặt cuộc gọi > Cài đặt cuộc gọi đến.

Cài đặt chế độ màn hình luôn sáng khi gọi điện Xiaomi

Bước 3: Tìm đến tùy chọn Cảm biến tiệm cận rồi kích hoạt nó bằng nút gạt bên cạnh.

Ngoài ra tại đây cũng có tính năng nháy đèn flash khi có cuộc gọi, tin nhắn đến mà bạn cũng nên trải nghiệm.

Sau khi kích hoạt cảm biến tiệm cận, bạn có thể kiểm tra hoạt động của nó bằng cách thực hiện cuộc gọi rồi dùng tay che khu vực cảm biến – nếu màn hình tắt đi là thành công.

Cũng có một số trường hợp cảm biến tiệm cận bị lỗi, không hoạt động hoặc hoạt động không đúng cách – chẳng hạn như cứ thực hiện cuộc gọi là màn hình bị tắt. Thì lỗi này phần lớn đến từ các bản cập nhật của hệ điều hành, nhà sản xuất sẽ sớm triển khai các bản vá lỗi nên bạn cần chờ đợi.

Có bao giờ bạn gặp phải tình trạng điện thoại bị tắt màn hình khi nhận được cuộc gọi? Khi đó, bạn không thể nhận biết thông tin của cuộc gọi đến cũng như ai đang gọi, có nên bắt máy hay từ chối hoặc đôi khi vì màn hình không sáng mà bạn bỏ lỡ các cuộc gọi quan trọng liên quan đến công việc?. Vậy lỗi tắt màn hình khi gọi là do đâu và làm thế nào để khắc phục được tình trạng này? Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau nhé!

Nguyên nhân điện thoại android bị tắt màn hình khi gọi

Một số nguyên nhân khiến điện thoại bị tắt màn hình khi gọi như: 

  • Phần mềm và phần cứng xung đột
  • Lỗi phần cứng do mainboard, IC, ROM
  • Cảm biến tiệm cận bị lỗi
  • Hệ điều hành không tương thích với điện thoại
  • Điện thoại bị rơi vỡ, va đập hoặc ngấm nước
  • Cụm cảm biến không được vệ sinh sạch sẽ nên bị bụi bẩn che khuất

Cài đặt chế độ màn hình luôn sáng khi gọi điện Xiaomi

Cách khắc phục điện thoại bị tắt màn hình khi gọi

Tắt nguồn và khởi động lại 

Trước hết, hãy thử tắt nguồn và khởi động lại máy. Bởi sau một thời gian sử dụng, máy có thể bị đơ, lag. Khi bạn khởi động lại máy tức bạn đã refresh toàn bộ chương trình hệ thống, giúp chiếc điện thoại hoạt động ổn định hơn. Điều này giúp chiếc smartphone của bạn vận hành bình thường trở lại, có khả năng khắc phục được lỗi tắt màn hình khi gọi.

Vệ sinh khu vực cảm biến tiệm cận

Cụm cảm biến tiệm cận (proximity) được đặt cùng với loa thoại (vị trí cảm biến tiệm cận của mỗi dòng điện thoại có thể khác nhau) sử dụng với mục đích nghe gọi. Khi bạn sử dụng điện thoại sau một thời gian dài, khu vực này có thể bị đóng bụi gây nên sự sai lệch trong cảm biến như: máy nhận biết sai bụi bẩn đóng vào chính là bạn đã áp tai vào máy nên màn hình tự động tắt khi có cuộc gọi đến. Vì thế, hãy thử vệ sinh, lau chùi khu vực cảm biến tiệm cận. 

Bên cạnh đó, kính cường lực cũng ảnh hưởng đến khả năng cảm ứng nhạy bén của cụm cảm biến. Do đó, bạn nên gỡ kính cường lực để kiểm tra thử, nếu có, hãy thay miếng dán màn hình mới để tạo khe hở cho vùng cảm biến tiệm cận.

Một gợi ý nhỏ dành cho những bạn đang có nhu cầu sở hữu một chiếc smartphone và không muốn gặp phải tình trạng rắc rối này thì vivo S1 là sự lựa chọn đáng cân nhắc dành cho bạn. Vì các dòng điện thoại android mới ra mắt sau này đều kế thừa và khắc phục lỗi thường xảy ra ở những “đàn anh” đi trước nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không phải lo lắng về những lỗi cơ bản. 

Cài đặt chế độ màn hình luôn sáng khi gọi điện Xiaomi

Thường xuyên cập nhật hệ điều hành và cập nhật phần mềm mới nhất 

Như đã đề cập, hệ điều hành không tương thích cũng là nguyên nhân khiến điện thoại bị tắt màn hình khi gọi. Vì vậy, bạn cần lưu ý thường xuyên cập nhật hệ điều hành và cập nhật phần mềm mới nhất để giảm thiểu bớt một rủi ro mang đến lỗi này.

Khôi phục cài đặt gốc

Khôi phục cài đặt gốc, tức Restore lại máy, sẽ khôi phục lại trạng thái phần mềm nguyên bản. Đây là phương pháp hữu ích có thể giải quyết được phần lớn các lỗi từ phần mềm như: khiến điện thoại bị tắt màn hình khi gọi. Tuy nhiên, đừng quên sao chép những dữ liệu quan trọng trước khi Restore điện thoại nhé!

Cài đặt chế độ màn hình luôn sáng khi gọi điện 

Để có thể tự khắc phục tình trạng này, bạn cũng có thể chọn “Turn on proximity sensor” để điều chỉnh màn hình luôn sáng trong suốt cuộc gọi. Tính năng này được thực hiện bằng thao tác Contact >> Settings >> Call screen >> Turn on proximity sensor. 

Cài đặt chế độ màn hình luôn sáng khi gọi điện Xiaomi

Đến cửa hàng sửa chữa điện thoại để khắc phục lỗi 

Trong trường hợp bạn đã thử các phương pháp trên nhưng không thành công hoặc bạn cần sửa chữa nhanh chóng mà không cần phải tự mình thử nhiều cách, bạn có thể mang điện thoại đến các trung tâm sửa chữa bảo hành uy tín để kiểm tra, khắc phục tình trạng này. Bên cạnh đó, nếu điện thoại không may gặp phải các lỗi liên quan đến phần cứng như phần mềm và phần cứng xung đột, lỗi do mainboard, IC, ROM, bạn buộc phải đưa chiếc điện thoại đi sửa chứ không thể tự khắc phục tại nhà.

Trên đây là một số nguyên nhân và hướng khắc phục tình trạng điện thoại android bị tắt màn hình khi gọi điện. Hy vọng sẽ trở thành mẹo “bỏ túi” hữu ích cho các bạn đang dùng smartphone android.