Card màn hình laptop là gì

Card đồ họa là gì? Phân loại chi tiết card và những thông tin cần biết

Card đồ họa là gì? Chúng có chức năng như thế nào trong việc duy trì hoạt động bình thường của máy tính, laptop? Loại card đồ họa nào phù hợp với máy tính cũng như nhu cầu sử dụng của bạn? Tất cả sẽ được Siêu thị điện máy HC giải đáp trong bài viết ngay sau đây. Cùng theo dõi nhé!

1. Card đồ họa là gì?

- Là bộ phận có chức năng xử lý các tác vụ liên quan tới đồ họa gồm hình ảnh, video trên laptop. Cụ thể là màu sắc, chi tiết độ phân giải, độ tương phản hình ảnh.

- Sử dụng card đồ họa mang lại những hình ảnh sống động, sắc nét và chi tiết. Đây là điều mà việc một mình CPU (bộ xử lý) không thể làm được.

Card màn hình laptop là gì

Xem thêm:3 Cách kiểm tra card màn hình laptop cực dễ

2. Phân loại các loại card đồ họa

Card đồ họa được chia làm 02 loại:

- Card onboard (tích hợp sẵn trên main máy tính)

- Card đồ họa rời

2.1. Card onboard (card đồ họa tích hợp sẵn trên main)

Ưu điểm:

- Được tích hợp trên bo mạch chủ (main) nên không cần tốn công lắp đặt, không tốn chi phí trang bị

- Có mức giá tầm trung, phù hợp với nhiều đối tượng

- Hoạt động ổn định, ít gặp lỗi

Nhược điểm:

- Sử dụng sức mạnh của CPU, RAM máy tính để hỗ trợ xử lý hình ảnh nên khá "ngốn" RAM, giảm hiệu năng và làm máy nhanh nóng

- Cùng một cấp độ, khi so sánh với card đồ họa rời thì hiệu quả xử lý hình ảnh card onboard

Card màn hình laptop là gì

2.2. Card đồ họa là gì: Card đồ họa rời

Ưu điểm:

- Có đầy đủ bộ phận riêng để hoạt động độc lập, hỗ trợ xử lý các phần mềm đồ họa và hình ảnh nặng cực tốt, hình ảnh chất lượng cao không bị giật, lag, xé hình

- Có hệ thống tản nhiệt riêng

- Sử dụng GPU riêng, không ngốn RAM, không ảnh hưởng tới hệ thống chung của laptop

- Cùng một cấp độ, chất lượng hình ảnh, màu sắc, độ phân giải,.. của card đồ họa rời sẽ tốt hơn card onboard

Nhược điểm:

- Giá của card rời thường khá cao, bạn nên mua nếu nhu cầu sử dụng liên quan nhiều tới thiết kế đồ họa, dựng video, game,..

- Hệ thống tản nhiệt riêng của card rời thường không tốt, cần trang bị thêm hệ thống tản nhiệt cho máy tính để duy trì nhiệt độ tối ưu nhất

Card màn hình laptop là gì

3. Phân loạiCard onboardtheo CPU

Sau định nghĩaCard đồ họa là gì và các loại card đồ họa hiện nay, tiếp theo là phân loại Card onboardtheo CPU. Một trong những dòng card đồ họa tích hợp nổi tiếng nhất phải kể tới Intel.

- Tên các card onboard tích hợp trong CPU của Intel được đặt tên theo: Intel HD Graphics XXXX. Trong đó, XXXX là mã dòng card đồ họa, thể hiện độ mạnh yếu khi xử lý đồ họa.Mỗi thế hệ CPU của Intel sẽ được hãng tích hợp các thế hệ card đồ họa khác nhau.

- Một số dòng card đồ họa cao cấp: Iris Graphics, Iris Pro Graphics

Ví dụ: CPU thế hệ thứ 2 Sandy Bridge có 03 loại card đồ họa:

+ HD Graphics

+ HD Graphics 2000

+ HD Graphics 3000

- Khi tìm hiểu thông tin về card onboard, bạn nên chú ý tới chỉ số GFLOPS. GFLOPS càng cao tức tốc độ xử lý đồ họa càng nhanh.

Dưới đây, HC sẽ giới thiệu tới bạn các dòng card onboard được Intel tích hợp qua từng thế hệ CPU của hãng.

Card màn hình laptop là gì

4. Card đồ họa rời phổ biến

Tiếp theo sau khi đến với định nghĩaCard đồ họa là gì và phân loại chi tiết cardonboardtheo CPU. Sau đây là các loại card rời phổ biến.

- Trên thị trường hiện nay, 02 nhà sản xuất card đồ họa lớn nhất là NVIDIA và AMD. Mỗi hãng đều có những ưu, nhược điểm riêng biệt. Song, không thể phủ nhận rằng cả hai "ông lớn" này đều sở hữu những chip đồ họa cực kì

mạnh mẽ và được đông đảo người dùng lựa chọn.

Card màn hình laptop là gì

- Tên gọi chip xử lý trên card đồ họa:

+ AMD ATI: VPU (Video Process Unit)

+ NVIDIA: GPU (Graphic Process Unit)

- Điểm đặc biệt là các hãng này không trực tiếp phân phối sản phẩm của mình tới người dùng mà sẽ thông qua bên thứ 3 như Asus, Powercolor, MSI, Gigabyte,..

- Chắc hẳn sẽ có nhiều người dùng thắc mắc nên chọn AMD hay NVIDIA. Mỗi hãng đều có những ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên, HC xin phép chia sẻ chi tiết hơn với bạn trong các bài viết tiếp theo nhé.

5. Cách đặt tên card đồ họa rời

Khi muốn thay thế hoặc lắp thêm card đồ họa rời cho laptop, làm thế nào để bạn biết rằng chúng phù hợp với nhu cầu của bạn? Tên gọi của card đồ họa sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất như:

- Card thế hệ mới hay cũ

- Dòng card đồ họa này phù hợp với thiết kế đồ họa hay gamer

- Nên sử dụng cho laptop hay máy tính cây

- Sức mạnh của chip đồ họa

Tiếp theo trong bài viết, ngoài định nghĩaCard đồ họa là gì và cách phân loại, HCsẽ chia sẻ với bạn cách "đọc vị" chip đồ họa NVIDIA.

Ví dụ: NVIDIA GeForce GTX 940MX

Card màn hình laptop là gì

- NVIDIA: tên hãng sản xuất

- GeForce: dòng chip chuyên dùng cho mục đích chơi game

Thông tin thêm:

+ Quardo: chuyên dành cho thiết kế 3D

+ Tegra: ít tiêu tống điện năng cho thiết bị di động

- GTX: dòng sản phẩm có hiệu năng mạnh cho laptop chơi game, xử lý đồ họa

Thông tin thêm:

+ GT, GTS: dòng sản phẩm cấp thấp

+ GTX Ti: cao cấp hơn GTX

+ Các dòng GT, GTX, GTX Ti có cùng thiết kế nhưng khác nhau về số nhân cũng như xung nhịp chip nên tốc độ và khả năng xử lý đồ họa sẽ khác nhau

- Dãy số 940 (các thế hệ mới có thể có 4 chữ số)

+ Số 9: chỉ thế hệ card đồ họa

+ Số 40: chỉ hiệu năng card đồ họa so với những card trong cùng thế hệ

VD: 950 mạng hơn 940

- Hai chữ cái sau cùng: chỉ ra sản phẩm dùng trong thiết bị nào

+ M: dòng chip dành cho laptop, thiết bị di động. Tiêu thụ điện ít, diện tích nhỏ, ít nóng

+ MX: Dòng chip dành cho laptop, thiết bị di động nhưng hiệu năng cao hơn dòng M. Cần sử dụng tản nhiệt tốt hơn để duy trì nhiệt độ tốt nhất cho máy

Trên đây là những thông tin về card đồ họa máy tính. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ hiểu hơn card đồ họa là gì, và nên chọn loại card nào cho laptop của mình.

Siêu thị điện máy HC

Card màn hình là gì là câu hỏi được rất nhiều người sử dụng máy tính, laptop quan tâm.  Theo các chuyên gia, card màn hình laptop là thành phần không thể thiếu trong việc xử lí đồ họa. Vậy card màn hình dùng để làm gì chúng ta cùng đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Card màn hình laptop là gì
Card màn hình gồm 2 loại card rời và card onboard

Card màn hình laptop là gì? Đó là một loại thiết bị gắn liền với laptop có nhiệm vụ xử lí thông tin về hình ảnh. Card màn hình hay còn có tên gọi khác là card đồ họa (tên tiếng Anh Graphics card) là bộ phận quan trọng không thể thiếu, nó quyết định về việc chơi game, xem video, thiết kế độ họa trên thiết bị.

Tìm hiểu về card màn hình sẽ thấy, thiết bị này gồm có 2 loại là card onboard và card rời.

Loại card gắn liền với máy tính, laptop được tích hợp trên bo mạch chủ (main) mà cụ thể hơn là tích hợp trên bộ vi xử lí trung tâm, bộ não xử lí mọi hoạt động của máy tính (gọi tắt là CPU). Nó sử dụng sức mạnh của CPU và RAM để xử lí hình ảnh.

Nếu so sánh card màn hình cho laptop giữa card onboard và card rời thì có nhiều cái để nói. Trong khi card rời có thể xử lí hình ảnh nhanh hơn, tốt hơn thì card onboard lại có giá thành rẻ hơn. Hơn nữa, với những nhu cầu về thiết kế 3D thì những card onboard vẫn hoàn toàn đảm đương được.

Có tính năng hoạt động như đối với card onboard nhưng ngoài ra nó có đầy đủ tính năng để có thể hoạt động riêng rẽ mà không cần phụ thuộc vào máy tính. Các loại card rời chuyên xử lí dữ liệu về hình ảnh, có thể hoạt động riêng lẻ nên cho tốc độ nhanh hơn, xử lí đồ họa tốt hơn. Chỉ cần tìm hiểu một chút thông tin, bạn sẽ biết được card máy tính là gì và dùng để làm gì.

Card màn hình laptop là gì
Card đồ họa dùng để phục vụ cho công việc xử lí hình ảnh

Tác dụng của card màn hình rất rõ ràng. Thông qua kết nối màn hình nó có chức năng xử lí thông tin về hình ảnh như: độ phân giải, độ tương phản,.. Từ đó người dùng có thể dễ dàng thao tác, làm việc trên thiết bị.

Nói về công dụng của card màn hình thì phải nhấn mạnh đến GPU (Graphic Processing Unit). Đây là bộ phận quan trọng nhất của card màn hình laptop. GPU càng tốt thì tốc độ xử lí hình ảnh càng dễ dàng và mượt mà. Đặc biệt, đối với các game thủ thì có card đồ họa là rất quan trọng.

Bạn đã biết card màn hình là gì và card màn hình có tác dụng gì nhưng bạn có biết về nguyên lí hoạt động của nó? Bạn hãy chú ý nhé.

Hình ảnh mà chúng ta có thể nhìn thấy trên màn hình của máy tính là do nó được tạo bởi rất nhiều các điểm ảnh khác nhau (gọi là pixel). Trong các thiết lập độ phân giải thì màn hình hiển thị đến 1 triệu điểm ảnh, và máy tính sẽ là yếu tố quyết định cần làm gì đối với các điểm ảnh đó để tạo ra một hình ảnh.

Card màn hình laptop là gì
Để có thể hoạt động, card màn hình có nguyên lí riêng của nó

Để làm được điều đó, máy tính sẽ sử dụng một bộ chuyển đổi lấy dữ liệu nhị phân từ CPU. Sau đó, máy tính sẽ chuyển chúng thành hình ảnh hiển thị lên màn hình mà chúng ta có thể nhìn thấy được.

Về phía CPU, khi nó nhận được yêu cầu xem 1 hình ảnh lập tức sẽ chuyển tới card đồ họa để quyết định dùng pixel nào hiển thị hình ảnh. Sau đó, nó sẽ thông qua dây cáp gửi thông tin lên để màn hình quyết định.

Quá trình tạo hình ảnh (không phải dữ liệu nhị phân) sẽ đòi hỏi phức tạp hơn rất nhiều lần. Bạn có biết, để tạo ra được một hình ảnh 3D thì quá trình của nó sẽ là: card đồ họa tạo ra khung điện từ – quét hình ảnh – thêm độ sáng và màu. Nếu là game sử dụng hình ảnh 3D thì quá trình này cần lặp đi lặp lại tới 60 lần/s.

Như vậy, bạn đã hiểu card đồ họa có tác dụng quan trọng như thế nào rồi chứ. Nếu không có nó, CPU sẽ không thể xử lí kịp và hậu quả sẽ là các hình ảnh hiển thị lên màn hình bị vỡ, bị giật.

Ngoài ra, để card đồ họa có thể hoạt động trơn tru thì nó cần sự hỗ trợ của bo mạch chủ, bộ nhớ, màn hình, bộ xử lí. Các bộ phận này được kết nối với mainboard để nhận dữ liệu + nguồn điện rồi sau đó sử dụng bộ xử lí để quyết định. Cuối cùng, dùng bộ nhớ lưu trữ tạm thời về các pixel trước khi cho chúng hiển thị.

Như vậy bạn đã hiểu được card màn hình là gì và tác dụng của nó rồi đúng không. Điều quan trọng khi lựa chọn là cần chú ý vào thông số card màn hình để biết được độ tương thích của nó với máy tính và chất lượng của nó đối với việc xử lí hình ảnh.