Cát lậu tại dự án hóa dầu long sơn năm 2024

Những ngư dân xã Long Sơn, thị trấn Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thường hoạt động đánh bắt tại vùng biển mà xà lan cát lậu hoạt động, đã đồng loạt kêu cứu vì tai nạn trên biển. Chỉ trong tuần qua, 2 vụ ghe đánh bắt hải sản của ngư dân bị đâm chìm, trong đó có một vụ cơ quan chức năng đã tìm ra khi chiếc xà lan đã chạy khỏi địa bàn đến tận tỉnh Long An.

Hoạt động về đêm, sáng ra, hàng chục cho đến hàng trăm chiếc xà lan trọng tải hàng ngàn tấn đậu kín trước mặt Cảng vụ TP Vũng Tàu chờ khi đêm đến lại tiếp tục hoạt động.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

(TN&MT) - Mặc dù chưa được phê duyệt ĐTM, chưa lập hồ sơ đăng ký khối lượng cát, đất thải từ hoạt động nạo vét Bến cảng số 6 tại xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa), nhưng Công ty Công Thanh vẫn tự ý khai thác, vận chuyển cát trái phép.

Trước đó, ngày 11/12/2020, Báo Điện tử Tài nguyên và Môi trường đăng tải bài viết: "Nghi Sơn (Thanh Hóa): Cần làm rõ việc Công ty Công Thanh khai thác cát trái phép tại Bến cảng số 6"; phản ánh những bức xúc của người dân xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn trước việc Công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu Công Thanh (Công ty Công Thanh) khai thác cát trái phép gần khu vực Bến cảng số 6 - Cảng tổng hợp Nghi Sơn. Sau đó, một lượng cát lớn đã được vận chuyển về Dự án Nhà máy Nhiệt điện Công Thanh tại xã Hải Yến để san lấp mặt bằng, khiến tài nguyên khoáng sản bị “chảy máu”, gây thất thoát nguồn thu thuế.

Cát lậu tại dự án hóa dầu long sơn năm 2024

Chưa được phê duyệt ĐTM nhưng Công ty Công Thanh vẫn tổ chức nạo vét, vận chuyển khoáng sản tại Bến cảng số 6, xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn

Tiếp nhận phản ánh của PV, ngày 8/12/2020, UBND thị xã Nghi Sơn đã có Công văn số 4077/UBND-TNMT yêu cầu UBND xã Hải Hà khẩn trương tổ chức kiểm tra hiện trạng, làm việc với Công ty Công Thanh để xác minh làm rõ nội dung phản ánh; nếu phát hiện hành vi vi phạm thì tổ chức ngăn chặn và xử lý theo quy định; trường hợp vượt thẩm quyền phải báo cáo UBND thị xã và các cơ quan liên quan được biết để xem xét xử lý; báo cáo kết quả thực hiện về UBND thị xã trước ngày 15/12/2020.

.jpg)

“Cát lậu” được chở về san lấp mặt bằng tại Dự án Nhà máy Nhiệt điện Công Thanh thuộc xã Hải Yến, thị xã Nghi Sơn

Ngày 14/12/2020, Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (Ban) có Văn bản số 3576/BQLKKTNS&KCN-TNMT gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thị xã Nghi Sơn với nội dung: Theo phản ánh của Báo Tài nguyên và Môi trường, ngày 8/12/2020 Ban đã phối hợp với UBND thị xã Nghi Sơn, UBND xã Hải Hà tiến hành kiểm tra, cụ thể sự việc như sau:

Công ty được Chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận vị trí đổ thải (cát, sét) từ hoạt động nạo vét khu nước trước bến và tuyến luồng Bến cảng số 6 – Cảng tổng hợp Nghi Sơn tại văn bản số 11873/UBND-CN ngày 27/8/2020. Trong đó, yêu cầu Công ty lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với hoạt động nạo vét, đổ thải trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; đồng thời, lập hồ sơ đăng ký khối lượng cát, đất thải thu hồi từ hoạt động nạo vét gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay Công ty chưa thực hiện chỉ đạo nêu trên.

Yêu cầu Công ty dừng ngay hoạt động nạo vét, đổ thải khu nước trước bến và tuyến luồng Bến cảng số 6. Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thị xã Nghi Sơn khẩn trương kiểm tra, xử lý vi phạm đối với Công ty theo thẩm quyền.

Cát lậu tại dự án hóa dầu long sơn năm 2024

Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các Khu công nghiệp đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thị xã Nghi Sơn khẩn trương xử lý vi phạm đối với Công ty Công Thanh

Theo Phòng TN&MT thị xã Nghi Sơn, qua kiểm tra cho thấy Công ty Công Thanh đang tiến hành vận chuyển cát từ Bến cảng số 6 về mặt bằng Dự án Nhà máy Nhiệt điện Công Thanh tại xã Hải Yến. UBND thị xã đã tiến hành lập biên bản làm việc và có văn bản chỉ đạo.

Trao đổi qua điện thoại với PV, ông Phạm Văn Hoành, Trưởng phòng Tài nguyên khoáng sản – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết: Dự án nạo vét tại Bến cảng số 6 của Công ty Công Thanh thuộc xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn chưa được phê duyệt ĐTM, chưa đăng ký khối lượng cát, đất thải thu hồi. Chúng tôi có nhận được Công văn đề nghị xử lý vi phạm của Ban và đã yêu cầu Công ty dừng hoạt động nạo vét, đổ thải.

Trước sự việc trên, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thị xã Nghi Sơn, Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các Khu công nghiệp khẩn trương kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm của Công ty Công Thanh.

Đoàn công tác Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) do Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng dẫn đầu vừa đến thăm Dự án Tổ hợp hóa dầu Long Sơn (xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu).

Cát lậu tại dự án hóa dầu long sơn năm 2024
Người lao động LSP trong giờ làm việc.

Lãnh đạo Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) cho biết, tính đến thời điểm hiện tại Dự án Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đã đạt tiến độ 98,5%, dự kiến sẽ đưa sản phẩm ra thị trường vào cuối quý 4/2023.

LSP là tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên tại Việt Nam, gồm nhà máy olefins quy mô thế giới, nhà máy polyolefin công nghệ đẳng cấp thế giới, cụm cảng – bồn bể chuyên dụng và nhà máy tiện ích trung tâm. Dự án có quy mô 464 ha, tổng vốn đầu tư hơn 5 tỷ USD.

Cát lậu tại dự án hóa dầu long sơn năm 2024
Ông Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Petrovietnam phát biểu tại buổi làm việc

Tổ hợp Hóa dầu LSP sẽ sản xuất các sản phẩm hóa dầu đa dạng, bao gồm các chất nhựa thiết yếu như polyethene (PE), polypropylene (PP) với tổng công suất 1,4 triệu tấn/năm, giúp thay thế các sản phẩm polyyolefin nhập khẩu cũng như tăng khả năng cạnh tranh cho các nhà sản xuất hạ nguồn tại thị trường nội địa.

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đánh giá cao nỗ lực LSP trong việc bảo đảm tiến độ xây dựng mặc dù trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh…

Với tư cách là một trong những nhà đồng sáng lập Dự án Tổ hợp hóa dầu Long Sơn, Petrovietnam mong muốn có nhiều cơ hội hợp tác phát triển cùng LSP trong tương lai.