Chạy xe như thế nào để đúng phần đường năm 2024

Tùng Anh AUTO xin gửi tới độc giả và các bác tài biết viết “Thế Nào Là Lỗi Đi Sai Phần Đường Quy Định”

Show

    Từ trước đến nay, mỗi khi phương tiện giao thông trên đường chẳng may đè lên vạch liền kẻ phân chia 2 chiều di chuyển ngược nhau đều hay bị cảnh sát giao thông bắt phạt với lỗi “đi sai phần đường, làn đường quy định”. CSGT bắt như vậy là sai luật. Lỗi đó chỉ là lỗi “đè vạch liền” mà thôi.

    Có thể bạn quan tâm:

    Tùng Anh AUTO xin minh hoạ qua từng câu chữ của luật để chứng minh điều trên. Trước mắt xin minh hoạ “không hề có lỗi đi sai phần đường” khi phương tiện di chuyển trên làn xe của chiều ngược lại.

    Luật có định nghĩa Phần đường quy định cho xe cơ giới “qua lại” bao gồm cả 2 chiều di chuyển. Theo quy định của luật, trên 1 mặt đường không hề tồn tại 2 phần đường khác nhau, riêng rẽ dành cho xe cơ giới di chuyển theo 2 hướng khác nhau.

    Phần đường được Luật gtđb định nghĩa thế nào?

    1- Trích luật

    1:

    Chạy xe như thế nào để đúng phần đường năm 2024

    Hình minh họa sô 1

    Nhận xét từ Trích luật

    1:

    1- Phần đường là diện tích mặt đường nói chung dành cho xe chạy, tính từ mép đường xe chạy bên phải (thuộc hướng xuôi chiều) sang hết mép đường xe chạy bên trái (của hướng ngược lại) nơi xe dùng để lưu thông qua lại (qua lại = cho cả 2 chiều)

    2- Trích luật

    2:

    Chạy xe như thế nào để đúng phần đường năm 2024

    Hình minh họa số 2

    Nhận xét từ Trích luật

    2:

    2- Dải phân cách gắn giữa đường không chia mặt đường thành hai “phần đường” cho 2 chiều xe chạy riêng biệt.

    Dải phân cách giữa chỉ chia mặt đường thành 2 chiều xe chạy riêng biệt.

    —> Phần đường không phải là một hoặc các làn đường của chỉ một hướng di chuyển.

    3- Luật không quy định chia mặt đường cho 2 chiều xe chạy ra thành 2 phần đường khác nhau.

    4- Luật có chia ra “phần đường dành cho xe cơ giới” (*1) và “phần đường dành cho xe thô sơ” (*2), được phân cách bởi Dải phân cách.

    3- Trích luật

    3:

    Chạy xe như thế nào để đúng phần đường năm 2024

    Hình minh họa số 3

    Nhận xét từ Trích luật

    3:

    5- Luật cũng nêu rõ có “phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ”, được phân cách bằng dải phân cách hoặc vạch sơn dọc liền; có “phần đường dành cho người đi bộ qua đường” (vạch 1.14).

    Kết luận:

    1- Luật gtđb định nghĩa phần đường như sau: Phần đường xe chạy là phần bề mặt của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại, tức là cho cả 2 hướng đi.

    2- Làn đường, hoặc các làn đường thuộc chiều xe chạy ngược lại không được gọi là “phần đường”.

    3- Luật gtđb quy định có 2 loại phần đường như sau: “phần đường dành cho xe cơ giới” (*1) và “phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ” (*2)

    4- Theo ngôn từ của luật, chỉ xảy ra lỗi “đi sai phần đường” khi xe cơ giới đi vào phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ, và ngược lại, khi xe thô sơ, người đi bộ và người dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.

    Nguồn: otofun.net

    Để được trao đổi kinh nghiệm lái xe cũng như có những trải nghiệm thú vị khác và đặc biệt có thể tìm hiểu thêm về khóa học lái xe ô tô B1 số tự động và học lái xe tại Cầu Giấy xin liên hệ trực tiếp với trung tâm qua:

    “Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn”

    Việc sử dụng làn đường được Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:

    “Điều 13. Sử dụng làn đường

    1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

    2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

    3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.”

    Theo đó, khi đi chuyển trên đường, các phương tiện tham gia giao thông phải đi đúng phần đường, làn đường của mình. Trường hợp đi sai làn thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật

    Quy định về làn đường trên quốc lộ 1A hiện nay Quốc lộ 1A hay còn gọi là quốc lộ 1, đây là một con đường huyết mạch quan trọng nhất của Việt Nam. Điểm bắt đầu (km0) là tại cửa khẩu Hữu Nghị tỉnh Lạng Sơn và điểm kết thúc tại km 2360 thuộc thị trấn Năm Căn tỉnh Cà Mau.

    Quốc lộ 1A có điểm đầu là cửa khẩu Hữu Nghị Lạng Sơn và điểm cuối tại Cà Mau

    Quốc lộ 1A nối liền 4 thành phố lớn là Hà Nội – Đà Nẵng – TP HCM – Cần Thơ nên được gọi là tuyến, đi qua tổng cộng 31 tỉnh thành với các điểm nút chính như sau :

    Cửa khẩu Hữu Nghị (km 0)

    Lạng Sơn (km 16)

    Bắc Giang (km 119)

    Bắc Ninh (km 139)

    Hà Nội (km 170)

    Phủ Lý (km 229, tỉnh Hà Nam)

    Ninh Bình (km 263)

    Tam Điệp (km 280)

    Thanh Hóa (km 323)

    Vinh (km 461, tỉnh Nghệ An)

    Hà Tĩnh (km 510)

    Đồng Hới (km 658, tỉnh Quảng Bình)

    Đông Hà (km 750, tỉnh Quảng Trị)

    Huế (km 824, tỉnh Thừa Thiên-Huế)

    Đà Nẵng (km 929)

    Tam Kỳ (km 991, tỉnh Quảng Nam)

    Quảng Ngãi (km 1054, tỉnh Quảng Ngãi)

    Quy Nhơn (km 1232, tỉnh Bình Định)

    Tuy Hòa (km 1329, tỉnh Phú Yên)

    Nha Trang (km 1450, tỉnh Khánh Hòa)

    Cam Ranh (km 1482, tỉnh Khánh Hòa)

    Phan Rang – Tháp Chàm (km 1528, tỉnh Ninh Thuận)

    Phan Thiết (km 1701, tỉnh Bình Thuận)

    Long Khánh (km 1819, tỉnh Đồng Nai)

    Biên Hòa (km 1867, tỉnh Đồng Nai)

    Bình Dương (km 1879)

    TP Hồ Chí Minh (km 1889)

    Tân An (km 1924, tỉnh Long An)

    Mỹ Tho (km 1954, tỉnh Tiền Giang)

    Vĩnh Long (km 2029, tỉnh Vĩnh Long)

    Cần Thơ (km 2068)

    Ngã Bảy (km 2096, tỉnh Hậu Giang)

    Sóc Trăng (km 2119, tỉnh Sóc Trăng)

    Bạc Liêu (km 2176, tỉnh Bạc Liêu)

    Cà Mau (km 2236, tỉnh Cà Mau)

    Nằm rất gần với quốc lộ 1A huyết mạch là tuyến đường cao tốc Bắc Nam cũng nối thông giữa 2 miền Bắc Nam. Tuy nhiên đường cao tốc Bắc Nam chỉ nối từ Hà Nội đến Cần Thơ với tổng chiều dài 1.900km

    Tổng chiều dài của Quốc lộ 1A dài 2.301,34 km; Mặt đường rộng 26 m; Thảm bê tông nhựa; Trên toàn tuyến có 874 cầu lớn nhỏ, tải trọng 25-30 tấn.

    Các làn trên quốc lộ một 1A được quy định như sau:

    – (1) Làn dành cho ôtô con và xe khách dưới hoặc bằng 30 chỗ.

    – (2) Làn dành cho xe khách trên 30 chỗ và ôtô tải.

    – (3) Làn dành cho xe 2-3 bánh.

    Quốc lộ 1A nhìn chung còn nhỏ hẹp, lòng đường mỗi chiều rộng 8m, gồm ba làn xe. Trong tình hình đó, ngành giao thông vận tải đã sử dụng vạch đứt quãng làm ranh giới giữa làn (1) và làn (2), nghĩa là các loại xe ở hai làn đường này tạm thời có thể đè lên vạch đứt quãng để vượt nhau. Thế nhưng, ranh giới giữa làn (2) và làn (3) là vạch liên tục, nghĩa là các loại xe 2-3 bánh khi vượt nhau không được phép đè lên vạch liên tục này. Tuy nhiên làn (3) chỉ rộng 2m nên xe hai bánh vượt nhau đã khó huống gì xe ba bánh.

    Hầu hết chiều dài quốc lộ 1A sát lề không có vạch cấm dừng đỗ nên các loại ôtô, thậm chí cả xe container, có quyền dừng đỗ, hậu quả là chẳng những choán hết làn đường của xe 2-3 bánh mà có khi các xe này còn lấn sang làn (2) một phần. Tương tự đối với các trạm dừng đỗ xe buýt được đánh dấu bằng các vạch chéo màu vàng nằm rải rác trên quốc lộ 1A.

    Chạy xe như thế nào để đúng phần đường năm 2024

    Tốc độ cho phép đi trên quốc lộ 1A là bao nhiêu?

    Theo quy định mới của Bộ GTVT, tốc độ tối đa trên QL 1A sẽ được nâng lên 90 km/h; đường đô thị nâng lên tối đa 60 km/h.

    Nhánh rẽ ra/vào cao tốc không được cắm biển dưới 50 km/h.

    Đối với khu vực ngoài đô thị, với tuyến đường có dải phân cách giữa hoặc đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên, tốc độ tối đa cho phép là 90 km/h đối với xe con, ô tô chở người dưới 30 chỗ (trừ xe buýt) và ô tô tải dưới 3,5 tấn.

    Xe khách trên 30 chỗ và xe tải trên 3,5 tấn được lưu thông với tốc độ 80 km/h.

    Với đường hai chiều không dải phân cách, đường một chiều có một làn xe cơ giới, tốc độ được giữ nguyên như quy định trước đây với tốc độ tối đa cho xe chở người dưới 30 chỗ và xe tải dưới 3,5 tấn là 80 km/h.

    Với mô tô (ở phạm vi ngoài đô thị), tốc độ tối đa trên đường có dải phân cách hoặc đường một chiều có từ hai làn xe trở lên được lưu thông tối đa 70 km/h.

    Với đường không có dải phân cách hoặc đường một chiều có một làn xe cơ giới, tốc độ tối đa của mô tô là 60 km/h. Riêng với xe gắn máy và xe máy điện, tốc độ tối đa không được quá 40 km/h trên mọi tuyến đường.

    Trong đô thị, tốc độ lưu thông trên đường đôi có giải phân cách hoặc đường một chiều có hai làn xe cơ giới là 60 km/h. Quy định này áp dụng cho các loại xe cơ giới (trừ xe máy chuyên dùng, xe gắn máy, xe máy điện).

    Như vậy, với Quốc lộ 1A, các đoạn qua đô thị, phương tiện được lưu thông tối đa 60 km/h.

    Quy định làn đường trên quốc lộ 1A

    Quy định làn đường trên quốc lộ 1A

    Đi sai làn đường trên quốc lộ 1A phạt bao nhiêu tiền?

    Đối với phương tiện đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều)

    – Xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô

    Phạt tiền từ 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng.

    Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng. (điểm đ, khoản 5 Điều 5, điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019, điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

    – Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện)

    Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng. (điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019)

    – Máy kéo, xe máy chuyên dùngPhạt tiền từ 400.000 đồng – 600.000 đồng.Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng. (điểm a khoản 7 Điều 7, điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019)