Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

Dạy học theo hướng nghiên cứu bài học là phương pháp giảng dạy tiến bộ, khoa học và hiệu quả, đã và đang dần được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ mang đến những thông tin chi tiết hơn, cũng như cách thức sinh hoạt chuyên môn về phương pháp này cho đội ngũ giáo viên các trường.

Sinh hoạt chuyên môn dạy học theo hướng nghiên cứu bài học: Giới thiệu sơ lược

Nghiên cứu bài học là thuật ngữ chỉ một phương pháp nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên có nguồn gốc từ Nhật Bản. Khái niệm này đề cập đến việc nghiên cứu và cải thiện chất lượng dạy học thông qua các nội dung bài học cụ thể, trong đó học sinh là trọng tâm. Từ đó, thầy cô có thể thay đổi cách truyền đạt, hướng dẫn học sinh sao cho hiệu quả nhất.

Quá trình nghiên cứu và đổi mới dạy học theo hướng nghiên cứu bài học thường dựa trên các câu hỏi như:

  • Học sinh tiếp thu và học hỏi như thế nào?
  • Học sinh có đang gặp phải vấn đề hay khó khăn gì trong việc học hay không?
  • Nội dung dạy học hiện tại có phù hợp và tạo được hứng thú học tập cho học sinh hay không?
  • Kết quả học tập hiện tại của học sinh ra sao, có tiến bộ so với trước hay không?
  • Nội dung dạy học hiện tại có cần điều chỉnh không? Nếu có thì điều chỉnh những gì và như thế nào?

Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

Việc thực hiện giảng dạy định hướng nghiên cứu bài học có những lợi ích thiết thực sau đây:

  • Nghiên cứu bài học là mô hình giúp người dạy học phát triển chuyên môn và năng lực, giúp giáo viên thấu hiểu học sinh và truyền tải bài học hiệu quả hơn.
  • Nghiên cứu bài học lấy học sinh làm trung tâm, tất cả đều nhằm mục đích giúp các em củng cố, đào sâu kiến thức và nâng cao kỹ năng mềm;
  • Hoạt động này cũng giúp các giáo viên trong tổ bộ môn tăng cường hoạt động hợp tác, giúp đỡ nhau cùng phát triển.

3 bước tổ chức sinh hoạt chuyên môn “Dạy học theo hướng nghiên cứu bài học” cho giáo viên

Để tổ chức một buổi chuyên đề sinh hoạt cho giáo viên về phương pháp dạy học theo hướng nghiên cứu bài học, chúng ta sẽ tiến hành theo quy trình 3 bước, bao gồm: Chuẩn bị bài giảng minh họa, tổ chức dự giờ và dạy minh họa, cuối cùng là trao đổi, thảo luận về buổi học vừa tổ chức. 

Bước 1: Chuẩn bị nội dung dạy học theo hướng nghiên cứu bài học minh họa

Ở bước đầu tiên này, giáo viên cần xác định mục tiêu hướng đến là kiến thức và kỹ năng mà học sinh sẽ có được từ phương pháp dạy học theo hướng nghiên cứu bài học. Mục tiêu cụ thể sẽ khác nhau theo chuẩn riêng của từng bộ môn. Từ mục tiêu đặt ra, các giáo viên thuộc tổ bộ môn của trường sẽ cùng nhau đào sâu chi tiết về nội dung bài học, phương pháp và phương tiện giảng dạy, cách tổ chức giảng dạy theo năng lực của học sinh, cách giúp học sinh trau dồi kỹ năng và hướng dẫn các em ứng dụng những gì đã học vào thực tế. Đồng thời, giáo viên cũng cần dự tính trước những khó khăn cũng như thách thức mà học sinh có thể phải đối mặt khi tham gia các hoạt động học tập thử nghiệm này, kèm theo giải pháp xử lý. 

Bài giảng minh họa theo phương pháp mới không nên phụ thuộc quá nhiều vào nội dung có sẵn trong sách giáo khoa, mà nên có thêm sự sáng tạo, linh hoạt và mang tính ứng dụng cao. Bài giảng nên gần gũi với học sinh, kích thích sự chú ý và hào hứng tìm hiểu của các em.

Bước 2: Tổ chức buổi dự giờ minh họa phương pháp dạy học theo hướng nghiên cứu bài học

Đây được xem là bước quan trọng nhất trong quy trình nghiên cứu và sinh hoạt chuyên môn về một phương pháp dạy học. Đầu tiên, về việc dạy minh họa, giáo viên chỉ tiến hành dạy học theo giáo án đã chuẩn bị sẵn mà không có sự tập dượt từ trước. Không gian lớp học cần được bố trí sao cho giáo viên dự giờ có thể quan sát được hoạt động học tập của cả lớp. Các hoạt động diễn ra trong tiết học minh họa phải đảm bảo không vượt quá thời lượng của một tiết học thông thường. 

Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

Trong buổi dự giờ, sẽ có sự tham gia của Ban giám hiệu và giáo viên trường. Người dự giờ sẽ tập trung quan sát và ghi nhận lại hoạt động, biểu hiện của học sinh trong buổi học nhưng đảm bảo không ảnh hưởng đến các em. Sự quan sát này sẽ giúp người dự giờ đánh giá được học sinh có chăm chú hay không, có hứng thú với bài học không và có hiểu bài hay không. Trong buổi học, học sinh có đóng góp xây dựng bài không. Ngoài ra, đội ngũ dự giờ còn chú ý đến cả những học sinh thụ động, không phát biểu hoặc có biểu hiện chưa hiểu bài; từ đó nghiên cứu lại vấn đề các em đang gặp phải là gì để tìm ra phương án cải thiện phù hợp.

Việc thường xuyên tổ chức dạy minh họa và dự giờ sẽ giúp giáo viên trực tiếp đứng lớp được thực hành dạy học theo hướng nghiên cứu bài học nhiều hơn, từ đó phát hiện ra những điểm cần cải thiện. Ngoài ra, sự quan sát và góp ý của người dự giờ cũng sẽ giúp ích cho việc phát triển phương pháp giảng dạy của thầy cô đứng lớp.

Bước 3: Thảo luận về tiết dạy học theo hướng nghiên cứu bài học vừa tổ chức và rút kinh nghiệm

Sau khi tổ chức thành công bài giảng minh họa, các giáo viên sẽ cùng nhau thảo luận về tiết học đó. Một số vấn đề gợi ý được nêu ra trong buổi họp bao gồm:

  • Đâu là những điều mà giáo viên rút ra được sau buổi dạy minh họa?
  • Đâu là những điểm tốt mà thầy và trò đã gặt hái được sau buổi học?
  • Đâu là những vấn đề, hạn chế vẫn còn tồn đọng?
  • Với những học sinh có biểu hiện đặc biệt, ví dụ tỏ ra không hiểu, không chú ý, thụ động trong tiết học, cần tìm hiểu xem nguyên nhân là gì.
  • Học sinh có phản ứng tích cực với nội dung và cách dạy mới hay không?
  • Các học sinh học kém có nhận được sự chú ý và quan tâm từ phía giáo viên trong buổi học hay không?

Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

Để buổi sinh hoạt chuyên diễn ra trong bầu không khí cởi mở, không áp lực, giáo viên chủ trì cần tích cực lắng nghe và đưa ra các góp ý khéo léo nhằm dẫn dắt buổi thảo luận đi đúng hướng và đạt được kết quả như mong muốn. Các giáo viên bộ môn khi đưa ra góp ý cần dựa trên mục tiêu của bài học và hạn chế áp đặt các quan điểm, ý kiến mang tính phiến diện, cá nhân. Sau khi kết thúc thảo luận, giáo viên có thể cùng nhau đưa ra các biện pháp cải thiện cho buổi học lần sau. 

Nhìn chung, phương pháp dạy học theo hướng nghiên cứu bài học nếu được nghiên cứu và tiến hành bài bản, từ đó đưa vào ứng dụng trong dạy học hằng ngày, sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả giáo viên và học sinh. Giáo viên sẽ được nâng cao năng lực chuyên môn, còn học sinh sẽ được tham gia các tiết học hấp dẫn và chất lượng hơn.

Chuyên đềSINH HOẠT CHUYÊN MÔNTHEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌCSINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌCSinh hoạt CM truyền thốngSinh hoạt CM DỰA TRÊN PHÂN TÍCH HĐHT của HSSINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌCI. Quan niệm sinh hoạt chuyên theo nghiên cứu bài học* Thế nào là sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học?- Là hoạt động chuyên môn nhưng ở đó GV tập trung phân tíchcác vấn đề liên quan đến người học (học sinh).- Không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại GV mànhằm khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quảnhư mong muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơhội cho HS được tham gia vào quá trình học tập; giúp GV có khả năngchủ động điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy sao cho phù hợp vớitừng đối tượng HS.Vậy vấn đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài họcThực tế là việc dự giờ và đánh giá tiết dạy của GV thông qua quan sát HS.SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN PHÂN TÍCH HĐ HT của HSII. Các bước tiến hành sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài họcSHCMTHEO NGHIÊN CỨUBÀI HỌCSINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌCII. Các bước tiến hành sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học1- Bước 1. Xây dựng kế hoạch bài học.a) - Nhóm trưởng cần xác định mục tiêu kiến thức và kĩ năng mà HS cần đạtđược khi tiến hành nghiên cứu. Đề xuất với thành viên trong tổ (nhóm) CM.GV trong tổ (nhóm) sẽ thảo luận chi tiết, cụ thể chọn bài học, thời gian tiếnhành bài dạy, lớp thực hiện bài dạy minh họa, GV thực hiện dạy minh họa.b) - GV trong tổ (nhóm) thảo luận xây dựng giáo án cho bài học minh họa.+ Cần xác định mục tiêu, phương pháp trong bài học.+ Đặt câu hỏi xem đây là loại bài học gì?+ Cách giới thiệu bài học như thế nào?+ Sử dụng các PP và phương tiện dạy học thế nào cho đạt hiệu quả cao?+ Nội dung bài học chia ra những đơn vị kiến thức nào?+ Dự kiến tổ chức hoạt động dạy học nào tương ứng?+ Dự kiến tích hợp nội dung giáo dục nào là phù hợp?+ Dự kiến cách suy nghĩ, khả năng tiếp nhận của HS vào bài học, các tìnhhuống dạy học xảy ra, dự kiễn cách kết thúc bài học.SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌCII. Các bước tiến hành sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bàihọc1- Bước 1. Xây dựng kế hoạch bài học.Tóm lại: Sau khi kết thúc cuộc thảo luận, GV thực hiện dạyminh họa sẽ nghiên cứu, phát triển … các ý kiến góp ý của tổ CM(nhóm). GV thực hiện hoàn thiện GA dạy minh họa và chuẩn bị điềukiện tốt nhất cho tiết dạy.SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌCII. Cácbước tiến hành sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bàihọc2- Bước 2. Tiến hành bài học và dự giờ- Sau khi hoàn thành xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết, GV sẽ dạyminh hoạ bài học nghiên cứu ở một lớp đã chuẩn bị trước.- Các yêu cầu cụ thể của giờ dạy minh họa như sau:+ Chuẩn bị lớp dạy minh hoạ, bố trí lớp có đủ chỗ ngồi quan sát thuận lợicho người dự.+ Điều chỉnh số lượng người dự ở mức vừa phải, không quá đông.+ Việc dự giờ cần đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học của học sinh,không gây khó khăn cho người dạy minh hoạ.SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌCQuan sát việc dạy và học của GV - HSSINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌCII. Các bước tiến hành sinh hoạt chuyên môn theo nghiênnghiên bài học2- Bước 2. Tiến hành bài học và dự giờSƠ ĐỒ LỚP DẠY MINH HỌAVị trí quan sát của GV dựVị trí quan sát của GV dựVị trí quan sát của GV dựHọc sinhHọc sinhHọc sinhHọc sinhHọc sinhHọc sinhHọc sinhHọc sinhVị trí quan sát của GV dựBẢNGSINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌCHọc sinh có được học không? Vì sao? Em nào?SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌCII. Các bước tiến hành sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứubài học2- Bước 2. Tiến hành bài học và dự giờ- GV dạy và dự cần quan sát học sinh học, cách phản ứng của họcsinh trong giờ học, cách làm việc nhóm HS, những sai lầm học sinh mắcphải, thái độ tình cảm của học sinh... Quan sát tất cả đối tượng học sinh,không được “bỏ rơi” một HS nào.- GV dự từ bỏ thói quen đánh giá giờ qua hoạt động của GV dạy,người dự cần học tập, hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy. Đặtmình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc họccủa HS để tìm cách giải quyết.SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌCII. Các bước tiến hành sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học3- Bước 3. Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu.Tạo điều kiện cho GV dạy chia sẻ cảm nhận, bày tỏ những cái tâm đắc, hoặcnhững điều chưa hài lòng về tiết dạy. Suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến của GV về bàihọc sau khi dự giờ. Các ý kiến đưa ra nhiều hay ít, tinh tế và sâu sắc hay hời hợt vànông cạn sẽ quyết định hiệu quả học tập, phát triển năng lực của tất cả GV tham giavào sinh hoạt CM theo NCBH.- Người dự tập trung quan sát việc học của HS, đưa ra minh chứng về nhữnggì họ nhìn thấy được về cách học, suy nghĩ, giải quyết vấn đề của HS trên lớp học, đểrút kinh nghiệm, bổ sung, đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả.- Mọi người phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau khi thảo luận, khôngnên quan tâm đến các tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy.- Không nên phê phán đồng nghiệp. Tuyệt đối không xếp loại giờ dạy minhhoạ trong sinh hoạt theo nghiên cứu bài học. Bởi giờ dạy là sản phẩm chung củamọi người khi tham gia sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.- Lấy hành vi học tập của HS làm trung tâm thảo luận.- Tổ trưởng không nên áp đặt, tạo cơ hội cho GV trong tổ phát biểu, có sự dẫndắt để GV trong tổ cùng thảo luận.SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌCThay đổi cách thực hiện sinh hoạt chuyên mônSINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌCII. Các bước tiến hành sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học4- Bước 4. Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày- Sau khi thảo luận về tiết dạy đầu tiên, tất cả GV cùng suy ngẫmxem có tiếp tục thực hiện NCBH này nữa không? Nếu bài học nghiêncứu vẫn chưa hoàn thiện thì cần tiếp tục nghiên cứu để tiến hành dạy ởcác lớp sau cho hoàn thiện hơn.- Cuối cùng các GV viết bài báo cáo vạch ra những gì họ được họcliên quan đến chủ đề nghiên cứu và mục tiêu của họ trong giảng dạy.SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌCTrước đây dự giờ thường:• Đánh giá việc dạy• Không thực sự biết quan sát cái gì và quan sátnhư thế nào• Không biết ý nghĩa của những việc xảy raHiện nay:• Chỉ ra những khó khăn điển hình của HS tronghọc tập• Dần dần giúp tôi tìm ra cách dạy• Khiến tôi nhận ra cách thiết kế một bài họcSINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌCII. Các bước tiến hành sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài họcTóm lại:SHCMTHEO NGHIÊN CỨUBÀI HỌCSINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌCIII. Tổ chức thực hiện SHCM theo nghiên cứu bài học1- Điều kiện để thực hiện nghiên cứu bài học- Nhóm GV hợp tác xây dựng giáo án.- Tiết học minh hoạ là tiết học như bình thường hàng ngày.- Phát giáo án của tiết học cho giáo viên dự giờ.- Vị trí GV dự giờ có thể quan sát được nét mặt, thái độ của học sinh.- Các giáo viên cần học cách quan sát.- Nêu lại những ấn tượng của mình khi quan sát học sinh học.- Chỉ ra thực tế và có bằng chứng (quay video, chụp ảnh)- Không đánh giá giờ dạy của GV.- Sự ủng hộ từ phía lãnh đạo.SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌCIII. Tổ chức thực hiện SHCM theo nghiên cứu bài học2- Tổ chức thực hiện SHCM theo nghiên cứu bài học*Giai đoạn thứ nhất: Hình thành cách dự giờ, suy ngẫm, xây dựngquan hệ đồng nghiệp mới.Trong giai đoạn này, sinh hoạt CM cần tập trung thực hiện các mụctiêu sau:- Luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của HS trong giờhọc, có khả năng phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh việc dạyphù hợp, việc học của HS.- Làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ và cảm nhận của GV về HStrong từng hoàn cảnh khác nhau.- Hình thành thói quen lắng nghe lẫn nhau; rèn luyện cách chia sẻ ýkiến, từ đó hoàn thành mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác vàhọc tập lẫn nhau.SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌCIII. Tổ chức thực hiện SHCM theo nghiên cứu bài học2- Tổ chức thực hiện SHCM theo nghiên cứu bài họcGiai đoạn thứ hai: Tập trung phân tích các nguyên nhân, các mốiquan hệ trong giờ học và tìm biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng cácbài học.- Đi sâu nghiên cứu, phân tích các phương án dạy học đáp ứng tốithiểu việc học của học sinh, các mối quan hệ trong lớp học, các kĩ năngcần thiết để nâng cao chất lượng việc học của HS.- Tăng cường, vận dụng, thử nghiệm những ý tưởng sáng tạo khidạy minh hoạ, lấy học sinh làm trung tâm đều được vận dụng, trải nghiệmtrong SHCM.- SHCM nên tổ chức càng nhiều lần càng tốt.SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌCIV. Sự khác nhau giữa sinh hoạt CM truyền thốngvới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài họcSinh hoạt CM truyền thốngSinh hoạt CM theo nghiên cứubài học1. Mục đích- Đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêuchí từ các văn bản chỉ đạo của cấptrên.- Người dự tập trung quan sát các hoạtđộng của GV để rút kinh nghiệm.- Thống nhất cách dạy các dạng bài đểtất cả GV trong từng khối thực hiện.1. Mục đích- Không đánh giá xếp loại giờ dạy theotiêu chí, quy định.- Người dự giờ tập trung phân tích cáchoạt động của HS để rút kinh nghiệm.- Tạo cơ hội cho GV phát triển nănglực chuyên môn, tiềm năng sáng tạocủa mình.SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌCIV. Sự khác nhau giữa sinh hoạt CM truyền thống với sinh hoạtchuyên môn theo nghiên cứu bài họcSinh hoạt CM truyền thốngSinh hoạt chuyên môn theonghiên cứu bài học2. Thiết kế bài dạy minh hoạ- Bài dạy minh hoạ được phân côngcho một GV thiết kế; được chuẩn bị,thiết kế theo đúng mẫu quy định.- Nội dung bài học được thiết kế theosát nội dung SGV, SGK, không linhhoạt xem có phù hợp với từng đốitượng HS không.- Thiếu sự sáng tạo trong việc sử dụngcác phương pháp, kĩ thuật dạy học.2. Thiết kế bài dạy minh hoạ- Bài dạy minh hoạ được các GV trongtổ thiết kế. Chủ động linh hoạt khôngphụ thuộc máy móc vào quy trình, cácbước dạy học trong SGK, SGV.- Các hoạt động trong thiết kế bài họccần đảm bảo được mục tiêu bài học,tạo cơ hội cho tất cả HS được tham giabài học.SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌCIV. Sự khác nhau giữa sinh hoạt CM truyền thốngvới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài họcSinh hoạt CM truyền thống3. Dạy minh hoạ, dự giờ* Người dạy minh hoạ- GV dạy hết các nội dung kiến thứctrong bài học, bất luận nội dung kiếnthức đó có phù hợp với HS không.- GV áp đặt dạy học một chiều, máymóc: hỏi – đáp hoặc đọc – chép hoặcgiải thích bằng lời.- GV thực hiện đúng thời gian dự địnhcho mỗi hoạt động. Câu hỏi đặt rathường yêu cầu HS trả lời theo đúng đápán dự kiến trong giáo án (mang tính trìnhdiễn).Sinh hoạt chuyên môn theonghiên cứu bài học3. Dạy minh hoạ, dự giờ* Người dạy minh hoạ- Có thể là một GV tự nguyện hoặcmột người được nhóm thiết kế lựachọn.- Thay mặt nhóm thiết kế thể hiệncác ý tưởng đã thiết kế trong bàihọc.- Quan tâm đến những khó khăncủa HS.- Kết quả giờ học là kết quả chungcủa cả nhóm.SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌCIV. Sự khác nhau giữa sinh hoạt CM truyền thống với sinh hoạtchuyên môn theo nghiên cứu bài họcSinh hoạt CM truyền thốngSinh hoạt chuyên môn theonghiên cứu bài học* Người dự giờ- Thường ngồi ở cuối lớp học quan sátngười dạy như thế nào, ít chú ý đếnnhững biểu hiện thái độ, tâm lí, hoạt độngcủa HS.* Người dự giờ- Đứng ở vị trí thuận lợi để quansát, ghi chép, sử dụng các kĩ thuật,chụp ảnh, quay phim…những hànhvi, tâm lí, thái độ của HS để có dữliệu phân tích việc học tập của HS..SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌCSinh hoạt CM truyền thốngSinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứubài học4. Thảo luận giờ dạy minh hoạ- Các ý kiến nhận xét sau giờ họcnhằm mục đích đánh giá, xếp loạiGV.- Những ý kiến thảo luận, góp ýthường không đưa ra được giảipháp để cải thiện giờ dạy. GV dạytrở thành mục tiêu bị phân tích, mổxẻ các thiếu sót.- Không khí các buổi SHCM nặngnề, căng thẳng, quan hệ giữa cácGV thiếu thân thiện.- Cuối buổi thảo luận người chủ trìtổng kết, thống nhất cách dạychung cho các khối.4. Thảo luận giờ dạy minh hoạ- Người dạy chia sẻ mục tiêu bài học, những ýtưởng mới, những cảm nhận của mình qua giờhọc.- Người dự đưa ra các ý kiến nhận xét, góp ý vềgiờ học theo tinh thần trao đổi, chia sẻ, lắng nghemang tính xây dựng; tập trung vào phân tích cáchoạt động của HS và tìm ra các nguyên nhân.- Không đánh giá, xếp loại người dạy mà coi đólà bài học chung để mỗi GV tự rút kinh nghiệm.- Người chủ trì tôn trọng và lắng nghe tất cả ýkiến của GV, không áp đặt ý kiến của mình hoặccủa một nhóm người. Tóm tắt các vấn đề thảoluận và đưa ra các biện pháp hỗ trợ HS.SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌCIV. Sự khác nhau giữa sinh hoạt CM truyền thống với sinh hoạtchuyên môn theo nghiên cứu bài họcSinh hoạt CM truyền thốngSinh hoạt chuyên môn theonghiên cứu bài học5. Kết quả*Đối với HS- Kết quả học tập của HS ít đượccải thiện.- Quan hệ giữa các HS trong giờhọc thiếu thân thiện, có sự phânbiệt giữa HSG với HS yếu kém5. Kết quả*Đối với HS- Kết quả của HS được cải thiện.- HS tự tin hơn, tham gia tích cực vàocác hoạt động học, không có học sinhnào bị “bỏ quên”.- Quan hệ giữa các học sinh trở nênthân thiện, gần gũi về khoảng cáchkiến thức.