Chính sách bán chịu 3 15 net 60

Định giá chiết khấu ‘’’ Định giá chiết khấu’’’ thường được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình quản trị doanh nghiệp, nhất là quản trị marketing, bán hàng, quản trị chiến lược.

Các loại hình định giá chiết khấuSửa đổi

  1. ’’’Chiết khấu tiền mặt’’’: Chiết khấu tiền mặt là sự giảm giá cho những người mua nào thanh toán sớm. Một ví dụ tiêu biểu: Nếu người bán ghi là "2/10 net 30" có nghĩa việc thanh toán được kéo dài trong vòng 30 ngày, nhưng người mua có thể được lợi 2% trên giá nếu thanh toán hóa đơn trong vòng 10 ngày. Những chiết khấu này khá phổ biến và phục vụ cho mục đích cải thiện tính thanh khoản của người bán và làm bớt phí tổn thu nợ cũng như lượng nợ khó đòi.
  2. ’’’Chiết khấu số lượng’’’: là sự giảm giá cho những người mua nhiều. Chiết khấu này phải được áp dụng cho mọi khách hàng nhằm khích lệ họ mua nhiều nhờ đó giảm được nhiều phí tổn và tăng được tổng lợi nhuận của công ty.
  3. ’’’Chiết khấu chức năng’’’: còn được gọi là chiết khấu thương mại được nhà sản xuất dành cho các thành viên trong kênh phân phối nhằm kích thích họ hoàn thành tốt các công việc của họ.
  4. ’’’Chiết khấu theo mùa’’’: là sự giảm giá cho các khách hàng mua hàng hay dịch vụ vào mùa vắng khách. Ví dụ các khách sạn vùng biển giảm giá phòng vào mùa đông lạnh.

Tham khảoSửa đổi

  • Cẩm nang quản trị doanh nghiệp, VSDC, VCCI, 2004

Chú thíchSửa đổi

Đề bài như sau: Công ty X đang xem xét lại chính sách bán chịu, điều kiện bán hàng hiện nay của công ty là 2/10 - net 30 & giả sử 100% doanh thu đều bán chịu Công ty đang xem xét chuyển đổi chính sách bán chịu mới với điều kiện 3/10 - net 30 và 2/20 -net 60 và các kết quả dự kiến của chính sách bán chịu mới như sau: Chỉ tiêu 2/10 –net 30 3/10 –net 30 2/20 –net 60 Doanh thu 500 500 600 Định phí 50 50 50 Biến phí 355 355 426 %doanh thu hưởng chiết khấu 30% 55% 95% Kỳ thu tiền bình quân(ngày) 35 28 12 Nợ khó đòi(%doanh thu) 3% 2% 4% Chi phí quản lý &thu hồi nợ(%doanh thu) 0.2% 0.2% 0.5% Nếu chi phí sử dụng vốn là 10% và thuế suất thuế thu nhập của công ty là 40% thì công ty có nên thay đổi chính sách tín dụng không bài 2: Đề bài nè: Doanh thu trong năm của công ty ABC là 1.800triệu và chính sách bán chịu là "2/10 net 40".Tuy nhiên chỉ có 25% doanh thu được người mua thanh toán sớm trong 10 ngày để hưởng chiết khấu, 70% doanh thu được thanh toán sau 40 ngày, và 5% doanh thu còn lại người mua thanh toán lên đến 50 ngày. Hãy xác định kỳ thu tiền bình quân của doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Doanh thu thuần của doanh nghiệp là bao nhiêu?

MAI EM NỘP RỒI MỌI NGƯỜI ƠI! EM CẢM ƠN NHIỀU!

Chính sách bán chịu 3 15 net 60

      I.                        Khái niệm:

1.  Khoản phải thu: (accounts receivable or receivables) là số tiền khách hàng nợ công ty do mua chịu hàng hoá hoặc dịch vụ

2.  Để kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc xem xét hai vấn đề:

-       Các chi phí liên quan đến khoản phải thu.

-       Phần doanh thu tăng thêm do bán chịu hàng hoá

3.  Đồng thời, kiểm soát khoản phải thu là sự đánh đổi giữa lợi nhuận, chi phívà rủi ro.

- Nếu doanh ngiệp không áp dụng chính sách bán chịu -> mất đi cơ hội bán hàng -> mất lợi nhuận.

- Nếu doanh nghiệp bán chịu quá nhiều:

§  Chi phí liên quan đến khoản phải thu tăng

§  Phát sinh nợ khó đòi ->rủi ro.

   II.                        Yếu tố ảnh hưởng đến khoản phải thu:

1.     Tình hình nền kinh tế:

2.     Giá cả, chất lượng sản phẩm:

3.     Chính sách bán chịu của công ty.

=>Trong đó chính sách bán chịu của công ty có ảnh hưởng mạnh nhất đến khoản phải thu

* Chính sách bán chịu bao gồm:

a.   Tiêu chuẩn bán chịu

b.  Điều khoản bán chịu

c.   Rủi ro bán chịu

d.  Chính sách và qui trình thu nợ

a.     Quyết định tiêu chuẩn bán chịu:

   - Là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của KH để được công ty chấp nhận bán chịu hàng hoá hoặc dịch vụ.

- Vấn đề đặt ra là: Khi nào nên nới lỏng và khi nào nên thu hẹo tiêu chuẩn bán chịu?

- Ví dụ minh hoạ:

·        Tóm tắt:

Giá bán : 10$

Chi phí khả biến : 8$

Doanh thu : 2.400.000$

Nếu: nới lỏng chính sách bán chịu:

Doanh thu tăng 25%

Chi phí cơ hội của khoản phải thu: 20%

Kỳ thu tiền bình quân mới: 2 tháng

·        Giải:

1.     Lợi nhuận tăng thêm:

Doanh thu tăng thêm 25% = doanh thu * 25%

2.400.000 * 25% = 600.000($)

Số lượng hàng bán thêm = doanh thu tăng thêm / giá bán

 600.000/10 = 60.000($)

Lợi nhuận tăng thêm = số lượng hàng bán thêm / lãi gộp

600.000*(10-8) = 120.000($)

2.     Chi phí tăng thêm:

Vòng quay khoản phải thu = 12/2 = 6 (vòng)

Doanh thu tăng 600.000, vòng quay khoản phải thu: 6 vòng

ð Khoản phải thu tăng thêm: 600.000/6 = 100.000$/1 vòng

Khoản đầu tư tương ứng cho khoản phải thu tăng thêm:

100.000 * (8/10) = 80.000$ (tính theo giá vốn)

Chi phí tăng thêm = Khoản đầu tư * chi phí cơ hội

80.000 * 20% = 16.000$

Lợi nhuận tăng thêm là 120.000$ trong khi chi phí tăng thêm la 16.000$ => nên áp dụng chính sách nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu

b.     Quyết định điều khoản bán chịu (credit terms):

- Điều khoản bán chịu xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời gian quy định.

- 2/10 net 30: khách hàng sẽ được hưởng 2% chiết khấu nếu thanh toán trong 10 ngày kể tử ngày mua hàng, nếu không lấy chiết khấu khách hàng phải thanh toán trong kì hạn 20 ngày.

b.1Thay đổi thời hạn bán chịu:

- Chúng ta cũng tiếp tục xem xét sự đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí đầu tư vào các khoản phải thu.

Chính sách bán chịu 3 15 net 60
        Ví dụ: Lấy lại ví dụ trên: bổ sung thêm giả thiết là: công ty thay đổi thời hạn bán chịu “ net 30” thành “ net 60” sự thay đổi đưa đến kết quả là  kì thu tiền bình quân tăng từ 1 tháng lên thành 2 tháng.

Giải:

·        Lợi nhuận tăng thêm:

- Doanh thu tăng thêm 600.000$ nên số lượng hàng bán tăng lên:

600.000/10=60.000 đơn vị sản phẩm.

- Lãi gộp: 10-8=2$

- Lợi nhuận tăng thêm: lãi gộp * số lượng = 60.000*2=120.000$ (A)

·        Chi phí tăng thêm:

- Vòng quay các khoản phải thu 12/2=6 vòng.

- Khoản phải thu tăng thêm là: 600.000/6=100.000$

- Số lượng sản phẩm tăng thêm: doanh thu tăng thêm/đơn giá

=100.000/10=10.000 đơn vị.

- Chi phí đầu tư cho khoản phải tư tăng thêm: 8*10.000=80.000$. (1)

- Kì thu tiền ban đầu 1 tháng nên: vòng quay khoản phải thu=12/1=12 vòng

- Doanh thu 2.4 triệu $ tạo ra khoản phải thu là 2.4/12=200.000$

- Trong khi đó với kì thu tiền 2 tháng thì các khoản phải thu là

2.4/6=400.000$

-Thay đổi thời hạn bán chịu làm cho các khoản phải thu tăng thêm là

400.000-200.000=200.000$

-Khoản phải thu ban đầu đòi hỏi vốn đầu tư (chi phí khả biến) là

8*200.000=160.000$ (2)

-Tổng vốn đầu tư tăng thêm: (1)+(2)= 160.000+80.000=240.000$.

- Chi phí cơ hội do đầu tư các khoản phải thu tăng thêm là:

240.000*20%= 48.000$ (B)

·        Ra quyết định:

-Lợi nhuận tăng thêm: (A)-(B)120.000-48.000=72.000$. do đó doanh nghiệp nên áp dụng chính sách mở rộng bán chịu.

b.2Thay đổi tỉ lệ chiết khấu:

-Là tỷ lệ % của doanh thu hoặc giá bán được khấu trừ nấu người mua trả tiền trong thời hạn chiết khấu

         Ví dụ:lấy lại nội dung bài tập 1, kì thu tiền bình quân ban đầu là 1 tháng, công ty đang áp dụng chính sách bán chịu “ net 45”, nếu công ty thay đổi chính sách bán chịu là 2/10 net 45” thì vòng quay các khoản phải thu giảm còn 0.5 tháng, ước tính có 60% khách hàng lấy chiết khấu.

·        Lợi nhuận giảm:

(Doanh thu * số lượng khách hàng lấy chiết khấu * tỷ lệ chiết khấu)

=2.4*0.6*0.02=28.800$ (A)

·        Chi phí giảm:

- Kì thu tiền bình quân ban đầu 1 tháng nên vòng quay các khoản phải thu là:12/1=12 vòng.

- Khoản phải thu trước khi thay đổi tỷ lệ chiết khấu (doanh thu bán hàng/vòng quay các khoản phải thu): 2.4/12=200.000$. (1)

- Kì thu tiền mới khi tăng tỷ lệ chiết khấu là 0.5 tháng nên vòng quay các khoản phải thu là 12/0.5=24 vòng.

- Khoản phải thu sau thay đổi tỷ lệ chiết khấu là: 2.4/24=100.000$.(2)

- Khoản phải thu được cắt giảm là: (1) – (2)= 200.000-100.000=100.000$.

- Chi phí cơ hội đầu do đầu tư các khoản phải thu là: 100.000*20%=20.000$ (B).

·        Ra quyết định: ta thấy lợi nhuận tăng thêm = -28.800+20.000=-8.800$ do đó công ty không nên thay đổi tỷ lệ chiết khấu trong tình huống này vì nó sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty.

c.       

d.     Ảnh hưởng của rủi ro bán chịu ( credit risk )

Giả sử công ty đang xem xét chính sách tiêu chuẩn bán chịu hiện tại, tạo cho công ty doanh thu hàng năm là 2,4 triệu $ và 2 chính sách tiêu chuẩn bán chịu khác là A và B. Công ty kì vọng các chính sách này đưa đến kết quả như được trình bày trong bảng dưới đây.

Chính sách

Hiện tại

A

B

Nhu cầu doanh thu bán chịu

2.400.000$

3.000.000$

3.300.000$

Doanh thu tăng thêm

600.000

300.000

Tổn thất do nợ không thể thu hồi

·        Doanh thu gốc

·        Doanh thu tăng thêm

2%

10%

18%

Kỳ thu tiền bình quân

·        Doanh thu gốc

·        Doanh thu tăng thêm

1 tháng

2 tháng

3 tháng

·        Giải:

Chỉ tiêu

Chính sách A

Chính sách B

ž  Doanh thu tăng thêm

600.000$

300.000$

ž  Lợi nhuận tăng thêm do tăng doanh thu (Doanh thu tăng thêm x lãi gộp)

600.000 x 0.2 = 120.000$

300.000 x 0.2 = 60.000$

ž  Khoản phải thu tăng thêm (Doanh thu tăng thêm/Vòng quay khoản phải thu mới)

600.000/ 12/ 2 = 100.000$

300.000/ 12/ 3 = 75.000$

ž  Đầu tư khoản phải thu tăng thêm (Khoản phải thu tăng thêm x Giá vốn)

100.000 x 0.8 = 80.000$

75.000 x 0.8 = 60.000$

ž  Chi phí cơ hội do đầu tư thêm vào khoản phải thu (20%)

80.000 x 0.2 = 16.000$

60.000 x 0.2 = 12.000$

ž  Tổn thất do nợ không thể thu hồi (Doanh thu tăng thêm x Tỷ lệ nợ không thể thu hồi)

600.000 x 0.1 = 60.000$

300.000 x 0.18 = 54.000$

ž  Tổng thiệt hại ( dòng 6 + 7)

76.000$

66.000$

ž  Lợi nhuận tăng thêm sau khi trừ thiệt hại : (3) – (8)

44.000$

(6.000$)

Bảng phân tích trên cho thấy chính sách A tốt hơn chính sách B. Công ty nên dừng lại ở việc áp dụng chính sách A thay vì tiếp tục mở rộng đến chính sách B

III.                        Phân tích tín dụng

-      Doanh nghiệp không được phân biệt đối xử về giá đối với khách hàng khác nhau.

-      Tuy nhiên: có thể ưu đãi cho khách hàng mua nhiều hoặc mua dài hạn.

-      Nên han chế bán chịu cho khách hàng có mức tín nhiệm đáng ngờ, tự bảo vệ mình.

-      Một số phương pháp để phân tích khả năng tín dụng của khách hàng như sau:

ž  Thanh toán nhanh chóng trong thời gian vừa qua hay không.

ž  Thuê công ty tư vấn về tín dụng Dun and Bradstreet, 9 triệu khách hàng, kinh nghiệm của khách hàng trước với doanh nghiệp cần nghiên cứu.

ž  Nhờ ngân hàng của mình liên hệ với ngân hàng của khách hàng: xem số dư tài khoản, khả năng tín dụng, uy tín tín dụng.

ž  So sánh giá trái phiếu ( cùng kì hạn, cùng lãi xuất).

1.     Phân tích chỉ số tài chính: công ty có thể tiến hành phân tích tỷ số tài chính của khách hàng để chính xác cho việc phân tích uy tín tín dụng của khách hàng.

2.     Cho điểm tài chính:

ž  Khảo sát khả năng tín dụng của khách hàng thông qua việc cho khách hàng trả lời một số câu hỏi.

3.     Xây dựng các chỉ số rủi ro tốt hơn:

ž  Hệ thống cho điểm tín dụng bằng cách cộng các xác suất riêng lẻ không tính đến tác động giữa các yếu tố với nhau.

ž  Ví dụ: liên hệ giữa mức thu nhập và tình trạng gia đình của bạn.

Phương trình ngăn cách có dạng Y=-2X+60.

-                Phương trình trên chia mặt phẳng thành hai ,miền giá trị một miền là Z1 2X+Y>60 miền Z2: 2X+Y<60, ở miền Z1 thì khả năng trả nợ của khách hàng cao hơn miền Z2.

Các điểm X tượng trưng cho khả năng trả được nợ, điểm O tượng trưng cho khả năng không trả nợ được của khách hàng

-                Phương trình này có một số giả định cơ bản:

ž   Số lượng các nhóm  rời rạc và được định nghĩa trước.

ž   Biến độc lập có phân phối chuẩn, tương quan giữa các biến độc lập thấp hoặc không cao.

ž   Ma trận hiệp phương sai của các nhóm là như nhau.

Hàm phân biệt là tuyến tính

ž  Ta có công thức phân tích MDA như sau:

Z=3.3( )+ 1.0 (  ) + 0.6 (  ) +1.4 ( )+ 1.2 ( )

-           Phương trình đã giúp nhận biết các doanh nghiệp phá sản và doanh nghiệp không phá sản, trong các doanh nghiệp phá sản có 94% doanh nghiệp có điểm sốdưới Z, trong các doanh nghiệp không  phá sản có 97% doanh nghiệp có điểm số cao hơn Z.

-           Các doanh nghiệp có chỉ số Z lớn thường có rủi ro trả nợ thấp hơn.

-COST

Khách hàng không trả tiền (1-p)

REV - COST

Khách hàng trả tiền p


Ø Khi cấp tín dụng thì lợi nhuận của doanh nghiệp là:

p x PV(REV-COST) – (1-p) x PV(COST)

Ví dụ: công ty ABC, từ những vụ thanh toán đúng kì hạn thì công ty thu về 15 trđ, và chịu chi phí là 10trđ, xác suất thu nợ của công ty là 75%. Xác định lợi nhuận của công ty.

ž  p x PV(REV-COST) – (1-p) x PV(COST)

= 0.75 x 5 – 0.25 x 10=1.25 (trđ).

-     Xác định xác xuất để công ty hòa vốn?

Ta có: X x 5 – (1-X)10=0

ó 15X=10óX=2/3.

Như vậy bất cứ khi nào xác suất thu nợ lớn hơn 2/3 thì doanh nghiệp nên cấp tín dụng.

ž     Khi nào nên xem xét về khả năng chi trả của khách hàng để ra quyết định:

Nghiên cứu mẫu sau:

Loại khách hàng

Số lượng khách hàng

Xác suất không thanh toán

Số khách hàng dự kiến không thanh toán

Thanh toán nhanh

950

0.06

57

Thanh toán chậm

50

0.4

20

Tổng cộng

1.000

0.077

77

Bán hàng cho một khách hàng thanh toán chậm thì mức lợi nhuận là:

ž  p x PV(REV-COST) – (1-p) x PV(COST)

= 0.6 x 5 – 0.4 x 10= -1 trđ

- Giả sử doanh nghiệp tốn 400.000đ cho việc kiểm tra khách hàng là người trả nhanh hay trả chậm thì lợi ích của việc này là:

Lợi ích của việc  kiểm tra tín dụng  =

Xác suất xác định được một người  chậm thanh toán         x

Lợi ích đạt được từ việc không cấp tín dụng           -  

Chi phí kiểm tra tín dụng

= 0.05 x 1 – 0.4= -0.35 (trđ)

Trong trường hợp này không nên kiểm tra đơn hàng.

Giả sử: một khách hàng đặt 10 sản phẩm cùng lúc thì việc kiểm tra khả năng thanh toán có nên không?

=0.05 x 1 x10 – 0.4=0.1 (trđ)

Như vậy doanh nghiệp nên kiểm tra khả năng thanh toán của khách hàng khi số lượng đơn hàng lớn và khả năng trả nợ của khách hàng không đáng tin cậy.

v Các quyết định đơn tái đặt hàng:

-      Lợi nhuận dự kiến từ đơn đặt hàng đầu tiên

p x PV(REV-COST) – (1-p) x PV(COST)

= 0.6 x 5 – 0.4 x 10= -1 trđ

-      Công ty từ chối không cấp tín dụng.

-      Đây là quyết định đúng nếu không có cơ hội tái đặt hàng, tuy nhiên nếu khách hàng trả tiền thì doanh nghiệp sẽ có được một đơn đặt hàng tiếp vào năm tới và mức lợi nhuận dự kiến là:

P2 x PV(REV2-COST2) – (1-p2) x PV(COST2)

-      Giả sử năm đầu khách hàng trả tiền đùng kì thì doanh nghiệp chắc chắn rằng 80% khách hàng này sẽ trả tiền một lần nữa.

- Khi đó lợi nhuận dự kiến là:

0.8 x 5 – 0.2 x 10= 2 (trđ)

- Đây mới là lúc quyết định có nên cấp tín dụng hay không, nếu cấp tín dụng vào lúc này thì doanh nghiệp sẽ nhận được lợi nhuận và đơn đặt hàng vào năm tới.

Tổng lợi

nhuận dự kiến  =

Lợi nhuận dự kiến từ đơn đặt hàng đầu tiên  +

Xác suất của việc thanh

 toán hóa đơn tái đặt hàng     x

PV(lợi  nhuận dự kiến năm tới từ hóa đơn tái đặt hàng)

-      Với lãi xuất là 0.1 ta có:

= -1+ 0.6 x PV(2)= -1 +  =0.09 (trđ)

-      Ở đây có sự bù trừ trong đơn đặt hàng đầu tiên, doanh nghiệp cấp tín dụng ở năm đầu có thể chịu lỗ nhưng nếu được trả tiền thì sẽ bù đắp các khoản  lỗ năm trước và có một đơn đặt hàng dài hạn.

IV.                        PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU NỢ

1.     Các công cụ tín dụng thương mại

a.     Lệnh phiếu

-      Là một giấy hứa trả nợ, cam kết thanh toán của người mua. Lệnh phiếu do người mua, người nhập khẩu kí phát.

b.     Hối phiếu

-      Là một giấy đòi nợ, là một mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do người bán, người xuất khẩu để đòi tiền người mua, và ra lện cho người này phải trả một số tiền nhất định khi nhận được hối phiếu trong một thời gian xác định.

c.      Tín dụng thư không huỷ ngang(được sử dụng chủ yếu trong giao dịch thương mại quốc tế có giá trị lớn)

-      Đảm bảo mức độ chắc chắn hơn trong việc thanh toán (XNK)

2.     Bao thanh toán

a.     Khái niệm BTT theo tổ chức BTT quốc tế FCI (Factors Chain International):

Theo tổ chức BTT quốc tế, hợp đồng BTT là một hợp đồng theo đó người bán có thể hoặc sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu cho một đơn vị BTT, có thể với mục đích nhận tài trợ thương mại hoặc không, để nhận được ít nhất một trong các chức năng sau:

-            Theo dõi sổ sách các khoản phải thu.

-            Thu hộ các khoản phải thu.

-            Bảo hiểm rủi ro nợ xấu.

b.     Lợi thế của BTT so với các loại hình thanh toán khác:

ü Lợi thế về thanh toán:

– Người bán thông qua việc bán lại các khoản phải thu cho đơn vị BTT đã làm giảm đi rất nhiều việc theo dõi, thu hồi các khoản phải thu. Đơn vị BTT sẽ thực hiện tất cả các nhiệm vụ cho người bán như: theo dõi những khoản phải thu đến hạn, thực hiện kiểm tra giám sát khả năng thanh toán của người mua hàng…

– Đối với mua bán ngoại thương, khi thực hiện BTT quốc tế đơn vị BTT XK phải tạo mối quan hệ với đơn vị BTT NK. Chính điều này đảm bảo cho khoản phải thu của nhà xuất khẩu sẽ được thanh toán đúng hạn thông qua đơn vị BTT NK. Đây là tính ưu việt của BTT so với các loại hình thanh toán khác, nó làm giảm nhẹ gánh nặng về khả năng thu hồi tiền cho người bán.

– Theo các nhà chuyên môn, đối với các nhà XK Việt Nam, việc thiếu thông tin về thị trường và bên mua, đặc biệt khả năng thu hồi nợ nhanh là những trở ngại rất lớn khi phải quyết định bán hàng theo điều kiện trả chậm cho khách hàng nước ngoài. Đồng thời hiện nay, trước áp lực cạnh tranh trên thịtrường quốc tế, bên mua hàng ngày càng đòi hỏi các phương thức thanh toán thuận lợi hơn so với phương thức thanh toán truyền thống (L/C, nhờ thu). Do vậy, BTT trở thành một công cụ rất hiệu quả giúp doanh nghiệp XK có thểáp dụng phương thức bán hàng trả chậm mà vẫn an toàn. 

ü  Lợi thế về tài chính:

– BTT giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có tài sản thế chấp vẫn có thể vay vốn từ ngân hàng, đồng thời giúp họ tăng hạn mức tín dụng rất nhanh, có lợi cho sự phát triền. Về phía mình, ngân hàng hoàn toàn yên tâm khi biết nguồn vốn của mình đang được sử dụng như thế nào.

– Ngoài ra, vốn lưu động hạn chế cũng là một khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp XK , đặc biệt khi họ bán hàng trả chậm. Vì vậy, khi sử dụng dịch vụ BTT, các doanh nghiệp sẽ được ứng trước một số tiền của khoản phải thu để tiếp tục quay vòng vốn lưu động và kinh doanh hiệu quả hơn.

- Quyết định có sử dụng dịch vụ bao thanh toán hay không liên quan đến việc so sánh giữa việc thu hồi nguyên giá một khoản phải thu trong tương lai có kèm rủi ro và tốn kém chi phí với việc thu ngay ở hiện tại một số tiền bằng nguyên giá khoản phải thu trừ đi chi phí bao thanh toán.