Chlorinated là gì

Chlorine là hợp chất hóa học được ứng dụng rộng rãi trong ngành nuôi trồng thủy sản, xử lý nước sinh hoạt, nước bể bơi và ngành dệt nhuộm. Nếu sử dụng Chlorine ở mức hợp lý giúp mang lại nhiều công dụng hữu ích, tuy nhiên nếu sử dụng quá mức cho phép có thể gây hại đến sức khỏe con người và môi trường. Vậy Chlorine là gì? Tác dụng của Chlorine là gì mà lại được ứng dụng phổ biến đến vậy? Cần lưu ý gì trong quá trình sử dụng để Chlorine mang lại tác dụng hiệu quả nhất? Những thông tin hữu ích mà The One Cleantech cung cấp trong bài viết dưới đây có thể sẽ giúp cho bạn giải đáp được chi tiết những thắc mắc trên.

Mục lục

  • 1 Chlorine là gì?
    • 1.1 Đặc điểm của Chlorine
    • 1.2 Cơ chế hoạt động của Chlorine
  • 2 Công dụng của Chlorine trong nuôi trồng thủy sản
    • 2.1 Loại Chlorine nào được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản?
    • 2.2 Tác hại khi sử dụng Chlorine quá nhiều trong nuôi trồng thủy sản?
  • 3 Lưu ý khi sử dụng Chlorine trong nuôi trồng thủy sản

Chlorine là gì?

Trước khi tìm hiểu tác dụng của Chlorine là gì, chúng ta hãy cùng định nghĩa về loại hợp chất này. Chlorine là dạng hợp chất hóa học của Clo, có tác dụng sát khuẩn cực mạnh nên chúng thường được sử dụng để khử trùng dung dịch và tẩy trắng. Ở Việt Nam, loại hợp chất này được ứng dụng phổ biến trong việc khử trùng nước nuôi trồng thủy sản, xử lý nước thải sinh hoạt, nước bể bơi, tẩy trắng giấy, vải vóc,…

Chlorine ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp

Đặc điểm của Chlorine

Chlorine là hợp chất dễ tan trong nước, có màu trắng, mùi hắc đặc trưng và có tính oxi hóa cực mạnh. Chlorine là hợp chất hóa học gồm Cl2, NaOCl và Ca[OCl]2. Trong tự nhiên, chúng tồn tại ở 4 dạng khác nhau gồm Cl2 [100% Clo], Calcium Hypochlorite Ca[OCl]2 [65% Clo], Natri Hypochlorite NaOCl và Clo dioxit ClO2. Một số dạng khác nằm trong các thành phần hữu cơ như Cloramin B, Cloramin T,…

Cơ chế hoạt động của Chlorine

Khí Cl2, NaOCl, Ca[OCl]2 là các chất có tính oxi hóa cực mạnh, khi hòa tan vào nước tạo ra rất nhiều Axit Hypochlorous [HOCl] và các ion Hypochlorite [OCl-]. Sau đó, Axit Hypochlorous [HOCl] tiếp tục ion hóa để tạo ra ion Hypochlorite [OCl-]. Khi đó HOCl và các ion Hypochlorite [OCl-] sẽ tác động trực tiếp lên màng tế bào và thẩm thấu vào bên trong làm thay đổi cấu trúc phân tử. Do vậy, tế bào của vi khuẩn không hoạt động nữa và vi sinh vật chết. Vì vậy, mà Chlorine có tác dụng hữu ích để diệt vi khuẩn và các mầm bệnh gây hại trong nuôi trồng thủy sản.

Công dụng của Chlorine trong nuôi trồng thủy sản

Hiện nay, Chlorine được ứng dụng nhiều trong ngành nuôi trồng thủy sản. Cụ thể:

– Chlorine dùng để tẩy trùng ao, hồ và các trang thiết bị phục vụ cho nuôi trồng thủy sản.

– Diệt vi khuẩn, tảo, nấm, các ký sinh trùng trong môi trường nước.

– Oxy hóa các sinh vật sống hữu cơ và mầm bệnh trong ao nuôi.

Tác dụng của Chlorine trong nuôi trồng thủy sản

Loại Chlorine nào được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản?

Trong nuôi trồng thủy sản, có 2 dạng Chlorine thường được sử dụng phổ biến là Calcium Hypochlorite Ca[OCl]2 [65% clo] và Natri Hypochlorite NaOCl. Thông thường, Calcium Hypochlorite được sử dụng phổ biến hơn bởi vì khi loại Chlorine này hòa tan trong môi trường nước tạo nên 2 phân tử HOCl và ion hóa thành 2 ion [OCl-]. Khi đó, cả HOCl và ion [OCl-] sẽ cùng tác động trực tiếp lên màng tế bào của sinh vật sống và làm thay đổi cấu trúc phân tử của sinh vật.

Tác hại khi sử dụng Chlorine quá nhiều trong nuôi trồng thủy sản?

Sai lầm lớn nhất khi sử dụng Chlorine trong ao nuôi tôm, cá dẫn đến hiệu quả không cao là việc sử dụng Chlorine trực tiếp để khử trùng nước và loại bỏ chất hữu cơ. Hơn hết, điều này còn có thể gây độc cho các sinh vật nuôi dưới ao, hồ khi liều lượng Clo còn lại quá nhiều. Trong điều kiện ao nuôi luôn có hàm lượng Amoniac, khi sử dụng Chlorine hòa tan trong nước thì lượng Amoniac này sẽ phản ứng với Chlorine tạo ra các Monochloramine, Di-Chloramine, Tri-Chloramine và lượng lớn khí Nitơ có khả năng khử trùng thấp hơn so với HOCl và [OCl-].

Ngoài ra, lượng lớn Hydro Sunfua trong nước sẽ làm lượng Chlorine bị hao hụt và ảnh hưởng đến tác dụng khử trùng của ao nuôi. Vì vậy mà các hộ nuôi tôm, cá cần tính toán chính xác lượng Chlorine sử dụng để khử trùng nước thích hợp, qua đó mang lại hiệu quả cao mà không làm ảnh hưởng đến sinh vật nuôi.

Lưu ý khi sử dụng Chlorine trong nuôi trồng thủy sản

Một số lưu ý khi sử dụng Chlorine trong nuôi trồng thủy sản

– Nên sử dụng Chlorine để xử lý nguồn nước cấp trong ao lắng và ao nuôi chưa có tôm cá vì lượng Clo quá dư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các loài sinh vật như cá, tôm,…

– Khi đã sử dụng Chlorine thì không nên sử dụng các hóa chất khác để diệt khuẩn như: Formalin, BCK,…

– Trước khi sử dụng Clo, không nên bón vôi vì sẽ làm giảm tác dụng khi độ pH cao [pH trên 8].

– Nên lưu ý về liều lượng khi dùng Chlorine để tránh gây hại cho thủy sản, vì nếu dùng nhiều có thể để dư lượng khí Clo gây ngộ độc cho thủy sản. Liều lượng Chlorine dùng để khử trùng đáy là 50 – 100g/m3, khử trùng nước 20 – 30g/m3. Lưu ý là liều lượng này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào lượng chất hữu cơ có trong nguồn nước và độ pH của nước.

Chlorine có trọng gì?

Chlorine một chất hóa học tác dụng oxy hóa và sát khuẩn cực mạnh. Do vậy nó được dùng khá phổ biến trong đời sống với mục đích khử trùng và tẩy trắng. Ở Việt Nam, chlorine được dùng phổ biến trong thủy sản, dệt nhuộm, xử lý nước cấp và nước thải, nước bể bơi.

Chlorine là đơn chất gì?

Chlor [hay Chlorine, theo Danh pháp IUPAC] nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Cl và số nguyên tử bằng 17, thường tồn tại ở phân tử dạng 2 nguyên tử [Cl2]. Nguyên tố này một halogen, nằm ở ô số 17, thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn.

Nước clorin là gì?

Chlorine là dạng hợp chất hóa học của Clo, có tác dụng sát khuẩn cực mạnh nên chúng thường được sử dụng để khử trùng dung dịch và tẩy trắng. Ở Việt Nam, loại hợp chất này được ứng dụng phổ biến trong việc khử trùng nước nuôi trồng thủy sản, xử lý nước thải sinh hoạt, nước bể bơi, tẩy trắng giấy, vải vóc,…

Chlorine tác dụng với nước tạo ra gì?

Clo tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp của các chất Cl dư, axit HCl, HClO còn được gọi là nước Clo. Mặt khác, Clo tác dụng với nước là phản ứng thuận nghịch bởi HClO là chất oxi hóa cực mạnh, nó có thể oxi hóa HCl tạo thành Cl2 và H2O . Các muối axit hipoclorơ thì được gọi là các hipoclorit.

Chủ Đề